Ban Hành Quy định Chống Dịch Mới, Tạm Dừng Chỉ Thị 15, 16, 19 - PLO
Có thể bạn quan tâm
Tối 12-10, Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam thay mặt Chính phủ đã ký Nghị quyết 128 ban hành quy định tạm thời “thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch COVID-19” (gọi tắt là quy định).
Quy định này được áp dụng thống nhất trong toàn quốc
Nghị quyết nêu rõ khi áp dụng quy định này, tạm thời sẽ không áp dụng các quy định tại khoản 1 Điều 1 Nghị quyết 86/NQ-CP ngày 6-8-2021 của Chính phủ và các chỉ thị 15, 16 và 19. Trường hợp cần thiết phải áp dụng các biện pháp phòng chống dịch trên quy mô toàn tỉnh, TP trực thuộc trung ương cao hơn các biện pháp tại quy định này thì chủ tịch UBND cấp tỉnh báo cáo Bộ Y tế, Thủ tướng Chính phủ.
Tiêm vaccine phòng COVID-19 mũi 2 cho người dân quận 3, TP.HCM. Ảnh: HOÀNG GIANG
Phân loại bốn cấp độ dịch
Quy định phân loại bốn cấp độ dịch COVID-19, gồm: Cấp 1 là nguy cơ thấp (bình thường mới) tương ứng với màu xanh, cấp 2 là nguy cơ trung bình tương ứng với màu vàng, cấp 3 là nguy cơ cao tương ứng với màu cam, cấp 4 là nguy cơ rất cao tương ứng với màu đỏ.
Cấp độ dịch được phân loại dựa trên ba tiêu chí, gồm tỉ lệ ca mắc mới tại cộng đồng/số dân/thời gian, độ bao phủ vaccine (lưu ý nhóm tuổi có nguy cơ cao, tỉ lệ tiêm mũi thứ nhất, tỉ lệ tiêm đủ liều) và khả năng thu dung, điều trị của các tuyến (lưu ý xác định rõ khả năng thu dung, điều trị hiện có và kế hoạch bổ sung).
Phạm vi đánh giá cấp độ dịch được chia nhỏ quy mô cấp xã. Quy định còn khuyến khích đánh giá từ phạm vi, quy mô nhỏ nhất có thể (dưới cấp xã) nhằm đảm bảo linh hoạt, hiệu quả.
Quy định nêu rõ Bộ Y tế là cơ quan hướng dẫn các tiêu chí, phương pháp đánh giá và xác định cấp độ dịch. Căn cứ vào hướng dẫn của Bộ Y tế, UBND tỉnh/TP quyết định chuyển đổi cấp độ dịch. Trong trường hợp nâng cấp độ dịch thì phải thông báo trước tối thiểu 48 giờ cho người dân, tổ chức, doanh nghiệp biết, có sự chuẩn bị trước khi áp dụng.
Đặc biệt, ngoài các biện pháp được nêu trong quy định, các tỉnh/TP có thể linh hoạt áp dụng các biện pháp bổ sung cụ thể nhưng không trái với quy định của trung ương, không gây ách tắc lưu thông hàng hóa, sản xuất, kinh doanh và đi lại, sinh hoạt của nhân dân.
Trường hợp các quy định, hướng dẫn của trung ương không phù hợp, khả thi, các địa phương cần kịp thời báo cáo cơ quan ban hành quy định, hướng dẫn. Cơ quan ban hành quy định, hướng dẫn phải có chỉ đạo ngay để tháo gỡ vướng mắc, đồng thời nghiên cứu sửa đổi quy định, hướng dẫn.
Chỉ hạn chế đi lại nếu dịch ở cấp độ 4
Theo quy định, ở cấp độ 1, 2 và 3, việc đi lại của người dân đến từ các địa bàn có cấp độ dịch khác nhau sẽ không bị hạn chế, riêng ở cấp độ 3 thì cần tuân thủ điều kiện về tiêm chủng, xét nghiệm theo hướng dẫn của Bộ Y tế.
Nếu dịch ở cấp độ 4, việc đi lại sẽ bị hạn chế, người dân cần tuân thủ các điều kiện về tiêm chủng, xét nghiệm, cách ly theo hướng dẫn của Bộ Y tế. Trường hợp Bộ Y tế hướng dẫn cách ly tại nhà nhưng địa phương có địa điểm cách ly tập trung đảm bảo an toàn và được cá nhân người thuộc diện cách ly đồng ý thì có thể tổ chức cách ly tập trung thay vì cách ly tại nhà.
Đáng chú ý, ở cả bốn cấp độ dịch, việc điều trị tại nhà đối với người nhiễm COVID-19 đều được áp dụng. Việc điều trị được thực hiện theo hướng dẫn của Bộ Y tế và quyết định của chính quyền địa phương phù hợp với điều kiện thu dung, điều trị tại địa phương và điều kiện ăn ở, sinh hoạt, nguyện vọng của người bị nhiễm.
Cũng theo quy định, việc lưu thông, vận chuyển hàng hóa nội tỉnh hoặc liên tỉnh được phép hoạt động ở cả bốn cấp độ dịch. Riêng cấp độ 4, trong trường hợp cần thiết, UBND cấp tỉnh có thể quy định về số lượng người vận chuyển hàng bằng xe máy sử dụng công nghệ cùng tham gia lưu thông trong một thời điểm.
Đối với vận tải hành khách công cộng đường bộ, đường thủy nội địa, hàng hải (đảm bảo phòng chống dịch COVID-19), được phép hoạt động bình thường ở cấp độ 1; cấp độ 2 vẫn được hoạt động nhưng kèm theo điều kiện; cấp độ 3 và 4 thì dừng hoạt động hoặc hoạt động hạn chế và có điều kiện.
Ngoài ra, ở cấp độ 1, 2 và 3, các cơ sở kinh doanh dịch vụ bao gồm trung tâm thương mại, siêu thị, cửa hàng tiện ích, chợ đầu mối, nhà hàng, quán ăn, chợ truyền thống được hoạt động nếu đảm bảo các biện pháp phòng chống dịch. Khi dịch ở cấp độ 4, các hoạt động này sẽ phải hạn chế.
Riêng cơ sở kinh doanh các dịch vụ có nguy cơ lây nhiễm cao như vũ trường, karaoke, massage, quán bar, Internet, trò chơi điện tử, làm tóc (bao gồm cắt tóc), làm đẹp… sẽ được hoạt động ở cấp độ 1, ngừng hoạt động hoặc hoạt động hạn chế ở cấp độ 2 và 3, bắt buộc ngừng hoạt động ở cấp độ 4.•
Năm mục tiêu của nghị quyết - Bảo vệ tối đa sức khỏe, tính mạng của người dân. - Hạn chế đến mức thấp nhất các ca mắc, ca chuyển bệnh nặng, tử vong do COVID-19. - Khôi phục và phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm an ninh trật tự, an toàn xã hội trong điều kiện thích ứng an toàn. - Các địa phương có dịch bắt đầu lộ trình thích ứng an toàn. - Kiên trì thực hiện mục tiêu kép, phấn đấu đưa cả nước chuyển sang trạng thái bình thường mới trong năm 2021. |
Từ khóa » Gỡ Bỏ Chỉ Thị 15 16 19
-
Tạm Thời Không áp Dụng Chỉ Thị 15, 16, 19 Về Phòng, Chống Dịch
-
Các Chỉ Thị 15, 16, 19 Không Còn Phù Hợp, Cần Thay Bằng Văn Bản ...
-
Chính Phủ Ra Nghị Quyết Mới, Tạm Thời Không áp Dụng Chỉ Thị 15, 16, 19
-
Tạm Ngừng áp Dụng Các Chỉ Thị 15, 16 Và 19 Trên Toàn Quốc - VOV
-
Các Tỉnh, Thành Phố Tạm Thời Không được áp Dụng Chỉ Thị 15, 16, 19
-
Những địa Phương Nào Tiếp Tục Siết Chặt Thực Hiện Chỉ Thị 16 để ...
-
Dừng Thực Hiện Chỉ Thị 15,16, Hết Cát Cứ, Cục Bộ - Tiền Phong
-
Chính Phủ Ban Hành Quy định Tạm Thời 'Thích ứng An Toàn, Linh Hoạt ...
-
Sự Khác Biệt Giữa Chỉ Thị 15, Chỉ Thị 16 Và Chỉ Thị 19 Của Thủ Tướng
-
Tạm Thời Không áp Dụng Chỉ Thị 15, 16, 19 Trên Phạm Vi Toàn Quốc
-
Chủ Tịch VCCI đề Nghị Xem Xét Bỏ Chỉ Thị 15, 16, 19 - PLO
-
16 - 19 Của Thủ Tướng Chính Phủ Về Phòng Chống COVID-19
-
Hà Nội Thực Hiện Chỉ Thị 15, Cho Phép Hoạt động Nhiều Dịch Vụ
-
Chủ Tịch Nước: Không Thể Vội Bỏ Các Chỉ Thị 15, 16, 19...