Băn Khoăn Của Mẹ: Bao Lâu Sữa Về Một Lần?
Có thể bạn quan tâm
1. Sau khi sinh bao lâu sữa mẹ về
Sữa mẹ là nguồn dinh dưỡng “vàng” đối với bé yêu. Vậy nên, bất kỳ bà mẹ cũng quan tâm sau khi sinh bao lâu thì sữa mẹ về?
Sự thật là ở những tháng cuối của thai kỳ thì cơ thể của mẹ đã “chuẩn bị” thật kỹ càng để đón chờ thiên thần của mình chào đời, trong đó có cả dòng sữa ngọt ngào. Dòng sữa đầu tiên dành cho bé được gọi là sữa non.
Sữa non có màu vàng, ngoài những chất dinh dưỡng mà bé cần thì kháng thể là ưu điểm nổi bật cần nhắc đến. Khi trào đời, bé sẽ đối mặt với nhiều nguy cơ nhiễm khuẩn, nhiễm trùng, vậy nên sữa non giúp củng cố hệ miễn dịch còn non yếu của bé.
Sữa non được tiết ra trong 3 – 5 ngày sau cuộc vượt cạn khó khăn. Ban đầu sữa non có màu vàng đậm, đặc quánh, sau đó nó trở nên loãng hơn, màu nhạt dần. Những ngày sau đó sữa mẹ thay đổi mạnh mẽ hơn để phù hợp với nhu cầu lúc này của bé.
Sữa chuyển sang màu trắng, bầu ngực của mẹ cũng trở nên săn chắc hơn – dấu hiệu của lượng sữa về ngày càng nhiều hơn. Sữa “trưởng thành” loãng hơn sữa non, nhưng nhìn chung thành phần chứa nhiều protein, chất béo, carbohydrate… và đặc biệt sức đề kháng là thứ luôn tồn tại trong sữa mẹ.
Mẹ đã có sữa ngay sau sinh?
Các yếu tố “trì hoãn” sữa non về ngay sau sinh
Sữa mẹ về sớm luôn là điều mong muốn của nhiều mẹ. Tuy nhiên những yếu tố sau đây sẽ “cản đường” khiến sữa mẹ về muộn hơn.
- Lần đầu tiên làm mẹ: nếu đây là lần đầu tiên làm mẹ thì mẹ có thể “thiệt thòi” hơn, bởi sữa sẽ về chậm hơn so với các mẹ sinh nở lần thứ 2.
- Sức khỏe của mẹ : Những bệnh lý của mẹ cũng ảnh hưởng đến sự “khởi động” của tuyến sữa ở mẹ. Bao gồm: tiểu đường tuýp 1, hội chứng buồng trứng đa nang, u nang buồng chứng…
- Những vấn đề ở đầu vú mẹ:
- Vú kém phát triển
- Phẫu thuật tuyến vú
- Chấn thương ở tuyến vú
- Những bất thường ở tuyến vú như núm vú quá to, không có núm vú…
- Thuốc mẹ đang sử dụng: có một số thuốc ảnh hưởng đến khả năng tiết sữa ở mẹ, đặc biệt ở thời điểm bắt đầu tiết sữa. Một số thuốc cần được kể đến: kháng sinh, thuốc giảm đau, testosterone, estrogen, progestin…
- Mẹ mất máu quá nhiều trong cuộc vượt cạn.
- Mẹ sinh mổ.
- Nhau thai còn sót trong tử cung: làm nồng độ hormone progesterol trong cơ thể mẹ cao, khiến cơ thể chưa thể sản xuất prolactin – hormone điều hòa khả năng tiết sữa của mẹ. Chính vì vậy mẹ vẫn chưa thể có sữa cho bé bú nếu chưa loại bỏ toàn bộ nhau thai.
- Mẹ sinh non: khi sinh non tuyến sữa của mẹ sẽ chưa có đủ thời gian chuẩn bị để hoàn thiện hệ thống. Tuy nhiên, nếu mẹ cho bé đúng cách thì có thể cải thiện được lượng sữa mẹ tiết ra đấy.
- Tác động từ bé yêu: giữa mẹ và con luôn có một sợ dây gắn kết vô hình, nhưng sự tiếp xúc da kề da, động tác bú mẹ không phải là “vô hình”, bởi nó truyền xung động cảm giác từ tuyến vú lên não nhằm tăng sản xuất prolactin từ đó tăng tiết sữa mẹ.
Bé sinh non có thể sẽ “thiệt thòi” hơn vì sữa mẹ về chậm
2. Bao lâu sữa mẹ về một lần? Ăn xong bao lâu sữa mẹ về?
Mặc dù bé đã ra đời nhưng giữa cơ thể mẹ và con vẫn có sợi dây kết nối. Ngay cả “chu kỳ” sữa về cũng rất “khớp” với nhu cầu ăn của bé.
Sẽ mất khoảng 1 -2 ngày sau sinh để cơ thể mẹ quen và thành thục với quá trình tiết sữa. Ngay từ ngày thứ 2 hoặc chậm nhất là ngày thứ 5 thì sữa mẹ đã về đều đặn hơn.
Thông thường mỗi ngày “nhà máy” sản xuất sữa trong mẹ sẽ hoạt động 8 – 12 lần/ ngày kể cả ban đêm. Tức là trung bình sau 3 giờ là bầu sữa của mẹ lại căng tràn. Mẹ có thấy phù hợp với cữ bú của bé trong ngày không?
Thực đơn hàng ngày của mẹ sẽ đóng góp dinh dưỡng một phần tạo nên sữa mẹ tốt. Vậy nên mẹ rất nóng lòng muốn biết sau khi ăn bao lâu thì thức ăn “chuyển thành” sữa?
Thông thường khi mẹ ăn một loại thức ăn nào đó thì trung bình mất khoảng 4 – 6 giờ để dinh dưỡng đến được sữa mẹ. Tuy nhiên, thời gian này cũng dao động giữa các loại thức ăn khác nhau. Những thức ăn lỏng như cháo, sữa nóng… sẽ giúp mẹ “gọi” sữa về nhanh hơn.
>>> Xem thêm: Hành trình khó khăn mang tên "nuôi con bằng sữa mẹ" có thể gặp những rắc rối nhỏ. Cùng trang bị những kiến thức cần thiết để không bỡ ngỡ khi phải đối mặt với nó nhé:
- Chuyên gia giải đáp: Sữa mẹ khi nào hết chất?
- Hốt hoảng khi thấy trong sữa mẹ có máu: có nguy hiểm không?
- Đừng bỏ qua: Cách nhận biết sữa mẹ hỏng?
Mẹ có biết: ăn xong bao lâu sữa về?
3. Mỗi lần sữa mẹ về được bao nhiêu ml?
Ngay cả trước khi sinh em bé, ở những tháng cuối của thai kỳ thì mẹ đã sẵn sàng sữa non dành cho con, tuy nhiên lúc này lượng sữa non vẫn còn rất là ít, khi đã “hiểu” được nhu cầu của con thì lượng sữa bắt đầu tăng lên.
Trong những ngày đầu mới sinh, 10 ml là lượng sữa mỗi bên bầu ngực tiết ra trong khoảng từ 20 đến 30 phút, tuy ít nhưng lại phù hợp với dạ dày của bé lúc này. Sữa non tiết ra ban đầu tương đối đặc và sánh nên trước khi cho bé bú mẹ nên dùng khăn nhúng vào nước ấm để vệ sinh cũng như mát xa bầu sữa của mình.
Lượng sữa trung bình mà mẹ tiết ra ở cả 2 bầu sữa mẹ dao động từ 80 – 180ml, tuy nhiên lượng sữa này phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố:
- Cơ địa của mẹ.
- Nhu cầu của bé vào từng thời kỳ khác nhau.
- Chế độ dinh dưỡng của mẹ.
- Lượng nước mẹ uống hàng ngày.
Mỗi lần sữa mẹ về được bao nhiêu ml?
4. Cần làm gì khi sữa mẹ về chậm?
Sữa mẹ về “chậm” là điều không ai mong muốn, tuy nhiên mẹ không cần lo lắng quá. Vì lo lắng stress có thể càng làm sữa mẹ về chậm hơn.
Ngoài ra, các chuyên gia hướng dẫn mẹ có thể áp dụng các biện pháp sau để gọi sữa về nhanh hơn.
- Cho bé bú càng sớm càng tốt sau khi sinh ra.
- Tích cực cho bé bú, càng nhiều càng tốt.
- Mát xa bầu ngực bằng tay hoặc bằng khăn ấm.
- Uống nhiều nước ấm.
- Áp dụng chế độ ăn uống khoa học, không kiêng khem quá mức.
- Nghỉ ngơi hợp lý để lấy lại sức khỏe sau cuộc vượt cạn khó khăn.
- Dùng các sản phẩm “kích” sữa có nguồn gốc rõ ràng, hiệu quả được nhiều chuyên gia công nhận.
Trên thị trường có nhiều sản phẩm lợi sữa cho mẹ. Nhưng mẹ hãy “tỉnh táo”, nên chọn lựa một sản phẩm vừa hiệu quả và an toàn để đồng hành cùng với mẹ ngay từ khi sinh con (dù sinh thường hay sinh mổ)
Đấy cũng là lý do tại sao ÍCH MẪU LỢI NHI lại được nhiều bà mẹ lựa chọn!
Thành phần trong ÍCH MẪU LỢI NHI được tuyển chọn như sau
- Hoài Sơn có tác dụng kiện tỳ vị giúp mẹ ăn ngon, hấp thu tốt.
- Hương Phụ phối hợp với Diệp Hạ Châu tác động hiệp đồng tại gan, giúp chuyển hóa năng lượng từ cơ thể mẹ vào sữa, giúp sữa giàu dinh dưỡng, đảm bảo nguồn sữa tốt, chất lượng, đặc hơn, thơm và sánh hơn.
Ưu điểm 1: Hỗ trợ tăng tiết sữa, tăng lượng sữa mẹ
- Sau 5-7 ngày: Nhờ thành phần Shatavari giúp tăng 3,5 lần hóc môn tạo sữa => Số lượng sữa mẹ tăng rõ rệt, mẹ cảm thấy ngực căng tức, sữa xuống dần, lượng sữa tiết ra nhiều hơn, thơm hơn. Mẹ vắt sữa ra mỗi cữ đủ/thừa cho bé bú.
- Sau 10 – 15 ngày: Chất lượng sữa mẹ tăng, sữa đặc (đục) sánh, bé bú no lâu hơn, tăng cân đều.
- Sau 30 ngày: Mẹ ăn ngon, ngủ ngon (nhờ thành phần Hoài Sơn kiện tỳ vị và thành phần Hương Phụ và Diệp Hạ Châu giúp mẹ tăng chuyển hóa năng lượng vào sữa.
=> Lượng sữa mẹ duy trì ổn định, sữa mẹ ĐẶC, SÁNH, NHIỀU CHẤT DINH DƯỠNG hơn.
Ưu điểm 2: Giúp mẹ nhanh lấy lại vóc dáng sau sinh, bé bú no bụ bẫm phổng phao
- Sau 60 ngày: cơ thể mẹ có đủ thời gian để hấp thu chất dinh dưỡng từ thức ăn và chuyển hóa năng lượng vào sữa, giảm bớt lượng mỡ thừa => mẹ nhanh lấy lại vóc dáng thon gọn sau sinh.
Nuôi con bằng sữa mẹ mang lại nhiều lợi ích to lớn, nhưng lấy lại vóc dạng "thắt đáy lưng ong" cũng là mong muốn của nhiều mẹ. Hiểu được mong muốn của mẹ, ÍCH MẪU LỢI NHI mang trong mình trọng tránh to lớn với mẹ và với con. Rất nhiều mẹ đã thử và thành công, mẹ đã thử chưa?
Từ khóa » Thức ăn Tồn Tại Trong Sữa Mẹ Bao Lâu
-
Thức ăn Chuyển Hóa Thành Sữa Mẹ Như Thế Nào? | Vinmec
-
Cơ Chế Tiết Sữa - Sữa Mẹ được Tạo Ra Từ đâu? Mẹ ăn Bao Lâu Thì Tiết ...
-
Các Câu Hỏi Thường Gặp Khi Nuôi Con Bằng Sữa Mẹ
-
Thức ăn Chuyển Hóa Thành Sữa Mẹ Như Thế Nào? | Bé Yêu
-
5 điều Nhất định Phải Biết Về Sữa Mẹ Sau 6 Tháng
-
Mẹ Dung Nạp Thực Phẩm Gì để Có Sữa Chất Lượng? - Báo Tuổi Trẻ
-
THỨC ĂN CỦA MẸ CÓ ẢNH HƯỞNG ĐẾN CHẤT LƯỢNG SỮA VÀ ...
-
Không Cho Con Bú Bao Lâu Thì Mất Sữa? - Nhà Thuốc Long Châu
-
Các Sai Lầm Thường Gặp Khi Hâm, Bảo Quản, Trữ đông, Rã đông Sữa Mẹ
-
Một Số Thông Tin Thú Vị Về Sữa Mẹ - Nestle
-
Các Yếu Tố Làm Giảm Tiết Sữa Mẹ - 5 Nguyên Nhân Hàng đầu
-
Hướng Dẫn Nuôi Con Bằng Sữa Mẹ Mùa COVID-19
-
Nuôi Con Bằng Sữa Mẹ - Khoa Nhi - Phiên Bản Dành Cho Chuyên Gia
-
Trẻ Bú Sữa Mẹ Trong Thời Gian Dài Có Thể Bị Thiếu Sắt — Tiếng Việt