Bạn Là Kiểu đầy Tớ Nào? - Tâm Lý Học Tội Phạm
Có thể bạn quan tâm
Carl Jung, một nhà tâm lý học quan trọng tiếp bước Freud, từng có một câu nói nổi tiếng: “Ý chí tự do là tự do lựa chọn điều bạn phải làm.”
Người Mỹ luôn tha thiết tin vào khái niệm cá nhân nói chung và tự do cá nhân nói riêng. Những thông điệp này đã hằn sâu và phổ biến rộng rãi trong văn hóa của chúng ta, trong những bài hát, những mẩu quảng cáo và những bộ phim. Từ ca khúc “I Did it My Way” của Frank Sinatra đến bộ phim Rambo to the Lone Ranger, chúng ta luôn tán dương những cá nhân anh hùng.
Chỉ có một vấn đề duy nhất với tinh thần này: không phải nơi nào nó cũng đúng và ấn tượng như cái cách nó tạo một nền văn hóa “tôi có thể” trong đổi mới, doanh nhân, các công ty khởi nghiệp hay sáng tạo , nó không giải thích một thực tế là chúng ta không đơn độc, rằng chúng ta không thể tồn tại một mình, và rằng mọi thứ chúng ta làm và không làm đều có một ảnh hưởng to lớn lên bản thân chúng ta và những người xung quanh. Cá nhân cần cộng đồng, và chỉ làm việc gì đó “theo cách của tôi” mà không trở thành một phần của một tổng thể lớn hơn là công thức cho sự trống rỗng và đau khổ.
Tôn giáo trên khắp thế giới luôn hiểu và rao giảng sự thật này, rằng chúng ta không thể chỉ biết lo cho bản thân, mà còn phải chăm sóc những người bệnh tật, người nghèo và người yếu thế trong cộng đồng của mình.
Một lần nữa, ở nước Mỹ chúng ta không thích bị người khác nói mình phải làm gì, nên tôi đã mạo hiểm viết ra những câu này, rằng ai đó sẽ nghĩ là tôi đang giảng đạo cho họ, như thể bản thân điều này là một tội lỗi.
Nếu đúng là tôi đang rao giảng thì sao? Điều gì vốn đã sai trong khái niệm rằng ai đó có thể nói cho ta biết điều ta phải học, hay điều ta cần lờ đi trong lúc nguy hiểm là gì?
Tôi muốn giới thiệu ở đây vài điều tôi mới học được về sự khác nhau giữa nô lệ Canaan và nô lệ Do Thái cổ, được mô tả trong sách Lêvi. Trước tiên, từ “slave” (nô lệ) trong tiếng Do Thái cổ là hoán vị của từ “servant” (người hầu) và do đó thứ được mô tả trong sách Lêvi không tương đồng với hình ảnh về chế độ nô lệ Mỹ trong tâm trí chúng ta. Nó giống như một dạng nô lệ có giao kèo. Song mục đích ở đây là tôi muốn tập trung vào thái độ của từng loại nô lệ, và sự diễn giải thần bí cho khác biệt giữa hai loại.
Nô lệ Canaan là kiểu nô lệ làm những việc được chủ nhân sai bảo ở bên ngoài, nhưng bên trong luôn khao khát tự do. Có một sự mâu thuẫn ngầm sâu sắc giữa hành vi bên ngoài và cảm giác bên trong, do đó cũng có sự chia rẽ và bất mãn dai dẳng.
Mặt khác, nô lệ Do Thái cổ là người nhận ra vị trí thấp kém hơn của mình và không mong muốn gì hơn ngoài sự thành công và hạnh phúc cho chủ nhân. Vì anh ta hay cô ta không được tự do từ bỏ thân phận nô lệ của mình nên đó là một tuyên bố sẵn sàng được chấp nhận. Ở mức độ thấp hơn, họ vui sướng khi làm những việc được sai bảo. Còn ở mức độ cao nhất, họ đang trải nghiệm niềm vui đích thực khi làm điều gì đó đem lại thành công cho chủ nhân.
Bây giờ thì mọi thứ có vẻ xa vời và bạn đang tự hỏi tôi sẽ đi tới đâu với tất cả những thứ này. Hãy để tôi thử mang điều này đến với thế kỷ 21. Hãy hình dung một người mà bạn biết hoặc ngưỡng mộ, hay thậm chí là thần tượng – chẳng hạn như ngôi sao nhạc pop Beyonce, nói với bạn rằng cô ấy cần bạn mở 1000 chiếc ghế gập để phục vụ cho buổi hòa nhạc của mình. Bạn sẽ làm chứ? Bạn sẽ phàn nàn hay vui sướng tham gia, khi biết rằng việc này dành cho Beyonce và có mục đích lớn lao? Và nếu buổi hòa nhạc thành công vang dội, bạn có hạnh phúc không khi biết mình là một phần đem lại thành quả này?
Nếu câu trả lời cho những câu hỏi trên là “có” thì bạn là một nô lệ Do Thái cổ trong tình huống này, hoạt động ở một mức độ cao nhất có thể. Nhưng sẽ ra sao nếu bạn không biết người đó hay hiểu được bản chất của mục đích việc làm đó? Đây là tình huống thường xảy ra nhất. Ta rất dễ được truyền động lực làm điều đúng đắn khi ta có thể nhìn thấy rõ lý do vì sao phải làm. Nhưng thông thường ta phải làm những điều mà ta chỉ nhìn được một phần của bức tranh, và ta không thấy được kết quả của nó. Ta không hiểu vì sao mình phải chen chúc trong đoàn xe kẹt cứng mỗi ngày, vì sao không ai tình nguyện làm bảo mẫu, vì sao ta phải rửa nhiều bát đĩa hơn trong những buổi gặp mặt gia đình.
Dĩ nhiên có những trường hợp bất công thực sự và tôi không cho rằng chúng ta cứ chấp nhận một cách mù quáng những gì đến với mình. Điều tôi muốn nói ở đây là những điều ta biết mình phải làm, hãy cố gắng làm nó với một thái độ không chỉ là chấp nhận, mà còn là niềm vui. Cuộc sống này có ý nghĩa dù cho ta không nhìn thấy nó, và trở thành nô lệ Do Thái là bước đi đầu tiên hướng đến việc hiểu được toàn bộ ý nghĩa này, vì lợi ích của bản thân và cộng đồng. Hãy cứ vờ như Beyonce cần bạn bị kẹt xe vì cô ấy đang ở trong xe của bạn và cần thời gian luyện tập ca khúc của mình, hãy trở thành bảo mẫu một lần nữa vì cặp song sinh của cô ấy có thể được giáo dục tốt nhất, hay rửa cả chồng bát đĩa để cô ấy có thể chợp mắt một lát. Hoặc thay vì Beyonce, hãy thay bằng “Mẹ thiên nhiên”, “Cuộc đời” hay kể cả “Chúa” là lý do để bạn đảm nhận công việc một cách vui sướng.
Ảnh: Wikimedia Commons/Public Domain
Dịch: Hoàng Dung
Nguồn: https://www.psychologytoday.com/intl/blog/putting-psyche-back-psychotherapy/201907/what-kind-servant-are-you?fbclid=IwAR0I7jscS4bge3OdEMZTtKHAANz6JEefCbs9MM_u2CINVX4Fy60KpICsXqY
Từ khóa » đầy Tớ Khá Là Gì
-
'đầy Tớ' Là Gì?, Từ điển Tiếng Việt
-
Từ điển Tiếng Việt "đầy Tớ" - Là Gì? - Vtudien
-
đày Tớ - Từ điển Hàn Việt
-
"đầy Tớ" Là Gì? Nghĩa Của Từ đầy Tớ Trong Tiếng Việt. Từ điển Việt-Việt
-
Vợ Chồng Mệnh Gì Lấy Nhau Thì đại Cát?
-
Đầy Tớ Là Gì, Nghĩa Của Từ Đầy Tớ | Từ điển Việt - Việt
-
Từ đầy Tớ Là Gì - Tra Cứu Từ điển Tiếng Việt
-
Lãnh đạo Kiểu đầy Tớ - Mindset
-
25 Kinh Nghiệm Truyền đời Về Tuổi Vợ Chồng Giàu Sang Phú Quý
-
Người Lãnh đạo Và Người đầy Tớ
-
Công Bộc Của Dân – Wikipedia Tiếng Việt
-
Mệnh Lệnh Của Trái Tim: “Đảng Là đầy Tớ Của Dân” | Tạp Chí Tuyên Giáo
-
Học Và Làm Theo Bác để Trở Thành Người đầy Tớ Của Dân
-
Quan điểm Của Hồ Chí Minh Về “Người Lãnh đạo, Người đày Tớ” Thật ...
-
Người đầy Tớ Bằng Tiếng Anh - Glosbe
-
Chủ Và Tớ - Tuổi Trẻ Online