Bạn Làm Gì Khi Tiền Mặt Tồn Quá Nhiều Trên BCTC? - Tin Tức Kế Toán

Khoa hoc ke toan tong hopKhoa hoc ke toan thueDich vu ke toan tron goi

Tin tức kế toán Thường khi góp vốn kinh doanh đa số là số không thực, nên lượng tồn tiền ảo lên cao vậy hệ lụy nó là gì?

–Doanh nghiệp còn tồn quỹ tiền mặt nhiều có bị ảnh hưởng gì khi quyết toán thanh tra thuế hay không?

–Doanh nghiệp có bị phạt không?

>> Lớp học Kế Toán thuế – Cập nhật thông tin mới nhất

Xem thêm:

>> Tiền lương của Giám đốc công ty TNHH MTV, DNTN có được cho vào chi phí? >> Cách chuyển lỗ trên HTKK theo thông tư mới nhất  

*Vấn đề 01: Thời hạn góp vốn:

+Từ 2014 trở về trước áp dụng Luật doanh nghiệp số 60/2005/QH11 ngày 29 tháng 11 năm 2005 thời hạn góp vốn đủ theo đăng ký là 36 tháng = 03 năm

+Từ 2015 trở đi áp dụng Luật doanh nghiệp mới nhất số 68/2014/QH13 bao gồm một số điểm sửa đổi, bổ sung của Luật doanh nghiệp 2005. Luật doanh nghiệp 2014 có hiệu lực từ 01 tháng 07 năm 2015 thời hạn góp vốn đủ theo đăng ký là 3 tháng = 90 ngày

*Vấn đề 02: vốn góp bị thiếu quá thời hạn thì phạt như sau:

Căn cứ: Nghị định 155/2013/NĐ-CP quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực kế hoạch và đầu tư (có hiệu lực 01/01/2014)

Điều 23. Vi phạm các quy định về thành lập doanh nghiệp

1. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau: a) Tiếp tục hoạt động khi đã kết thúc thời hạn hoạt động ghi trong Điều lệ mà không được gia hạn; b) Không góp đúng hạn số vốn đã đăng ký.

2. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với hành vi không góp đủ số vốn như đã đăng ký.

*Kể từ ngày 15/07/2016 Được thay thế bằng: Nghị định 50/2016/NĐ-CP quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực kế hoạch và đầu tư, theo đó, Nghị định quy định hành vi vi phạm hành chính, hình thức xử phạt, mức phạt, thẩm quyền xử phạt, vi phạm hành chính trong lĩnh vực kế hoạch và đầu tư,…

Điều 28. Vi phạm các quy định về thành lập doanh nghiệp

3. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với hành vi không đăng ký thay đổi với cơ quan đăng ký kinh doanh khi không góp đủ vốn Điều lệ như đã đăng ký.

*Chi phí lãi vay

– Công ty góp vốn điều lệ đầy đủ: vậy việc đi vay ngân hàng hoặc vay của các tổ chức tín dụng, vay cá nhân thì sẽ bị bị ảnh hưởng gì khi quyết toán thuế? – Chi phí lãi vay có được tính là chi phí hợp lý hợp lệ?

*Căn cứ:

– Điều 6 Thông tư số 78/2014/TT-BTC ngày 18/6/2014 của Bộ Tài chính hướng dẫn về các khoản chi được trừ và không được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế – Điểm 4 Thông tư 96/2015/ TT-BTC sửa đổi, bổ sung Điểm 2.31 Khoản 2 Điều 6 Thông tư 78/2014/TT-BTC quy định những khoản chi không được trừ

*Theo đó: chi phí lãi vay chia làm 3 trường hợp

+Góp vốn điều lệ thiếu so với giấy phép kinh doanh và điều lệ của công ty: khi đi vay có phát sinh chi phí lãi vay phải trả cho: các tổ chức tín dụng hoặc cá nhân, tổ chức khác cho vay – Góp vốn điều lệ thiếu : Vay = VĐL thiếu thì toàn bộ 635 ko là chi phí hợp lý – Góp vốn điều lệ thiếu : Vay < VĐL thiếu thì toàn bộ 635 ko là chi phí hợp lý – Góp vốn điều lệ thiếu : Vay > VĐL thiếu thì xuất toán phần giá trị 635 tương ứng phần VĐL bị thiếu , phần vay vượt vẫn là chi phí hợp lý

+Góp vốn điều lệ đầy đủ so với giấy phép kinh doanh và điều lệ của công ty: khi đi vay có phát sinh chi phí lãi vay phải trả cho: các tổ chức tín dụng hoặc cá nhân, tổ chức khác cho vay

– Nếu lượng tiền mặt và tiền gửi còn nhiều => chi phí 635 cũng không được tính là chi phí hợp lý, nếu hồ sơ giải trình không hợp lý: như không có dự án đầu tư, không có hồ sơ chứng minh doanh nghiệp sẽ dùng lượng tiền mặt lớn trong tương lai gần….

– Nếu lượng tiền mặt và tiền gửi còn nhiều: cho dù đã đã hạch toán phân tác các khoản tiền này vào TK 141,138… => chi phí 635 cũng không được tính là chi phí hợp lý, nếu hồ sơ giải trình không hợp lý

*Do đó: Nếu tiền mặt, tiền gửi tồn nhiều trên sổ sách mà đi vay cá nhân hoặc ngân hàng để mua văn phòng, xe ô tô, hay khác….thì chi phí lãi vay 635 sẽ bị bóc không được tính là chi phí hợp lý trừ khi có dự án đầu tư có nhu cầu vốn lưu động cao

*Kết luận: Qua khảo sát và tiếp các đoàn thanh tra thuế cục, chi cục nhận xét chung là góp vốn điều lệ bị thiếu hay tồn nhiều thì chi phí lãi vay cũng không được chấp nhận là chi phí hợp lý.

Chú ý: khi Cuối năm khi quyết toán thuế TNDN năm Nhập giá giá trị chi phí lãi vay không được tính vào chi phí hợp lý vào chỉ tiêu [B4]= ? chi phí lãi vay tương ứng phần vốn góp bị thiếu , hoặc tồn nhiều mà vẫn đi vay phát sinh chi phí lãi vay làm tăng thu nhập tính thuế

*Với thuế:

= > Nếu kế toán tự xác định xuất toán chi phí khi quyết toán thì việc để tiền tồn nhiều hay ít thì không còn là vấn đề quan tâm nữa, vì đã xuất toán tự xác định đó là chi phí không hợp lý, đã tự xác định nó là thu nhập tính thuế, lúc này kế toán đã xác định chi phí đi vay 635 này chỉ là chi phí kế toán, không phải là chi phí hợp lý khi tính thuế TNDN

–Do đó nếu doanh nghiệp tồn tiền mặt nhiều mà không đi vay ngân hàng hay tổ chức doanh nghiệp hoặc tín dụng khác hoặc nếu kế toán tự xuất toán chi phí lãi vay thì không ảnh hưởng gì đến quyết toán thuế, thanh tra thuế sau này

–Do đó nếu cảm thấy chi phí lãi vay này là chi phí rủi ro cao và tiềm tàng khi thanh quyết toán thuế sau này thì các bạn tốt nhất tự xuất toán để không lo về sau

–Nếu lượng tiền mặt tồn nhiều thi cũng không sao kế toán cứ nên để vậy không cần vẽ rắn thêm chân, vẽ hưu vẽ vượn như: cho vay, cho mượn…đối với doanh nghiệp tư nhân sử dụng vốn tự có tự quản thì việc sử dụng tiền của mình sao cho hiệu quả là quyền của doanh nghiệp, chỉ có doanh nghiệp sử dụng vốn ngân sách nhà nước thì mới bắt buộc phải giải trình Kiểm toán hoặc bộ tài chính, cục hoặc khác…

–Việc tiền mặt tiền gửi tồn nhiều cơ quan thuế cũng không thể bắt bẻ phạt doanh nghiệp nên các bạn kế toán nếu thấy tồn nhiều thì cũng không quá hoảng hốt tìm đủ mọi lý do để làm giảm lượng tiền xuống

* Xử lý hạch toán vốn góp

Cách 1: xem là vốn ảo thu 1 lần cho đủ hết số vốn góp theo trên giấy phép Nợ TK 111/ Có TK 411

Ưu điểm: phản ánh sổ sách vốn góp đủ, nhưng không phản ánh đúng thực tế cho công tác quản trị, không bị phạt do góp vốn thiếu

Nhược điểm: Nếu tiền mặt, tiền gửi tồn nhiều trên sổ sách mà đi vay mua xe, hay khác….thì chi phí lãi vay 635 sẽ bị bóc không được tính là chi phí hợp lý trừ khi có dự án đầu tư có nhu cầu vốn lưu động cao

Cách 2: theo dõi theo vốn góp thực tế

– Phản án vốn góp đủ theo giấy phép Nợ TK 111/ Có TK 411

– Phần còn thiếu: sẽ làm ảo cho cổ đông mượn lại, sếp mượn lại Nợ TK 1388/ Có TK 111

– Và khi các thành viên góp vốn vào: hạch toán thu lại tiền cho mượn Nợ TK 1111.112/ Có TK 1388

Xem thêm:

>> Tiền lương của Giám đốc công ty TNHH MTV, DNTN có được cho vào chi phí? >> Cách chuyển lỗ trên HTKK theo thông tư mới nhất

Dich vu ke toan tron goi so 1

? Chuyên trang kế toán:    www.tintucketoan.com

? Fanpage: Tin Tức Kế Toán:    https://www.facebook.com/tintucketoan

? Hoặc tổng đài giải đáp của Kế Toán Hà Nội 1900 6246

▶ THÔNG TIN THAM KHẢO:

Sau khi tham khảo Bạn làm gì khi tiền mặt tồn quá nhiều trên BCTC?, quý khách cần xem thêm về Khóa học kế toán thực hành trên chứng từ thực tế và các Dịch vụ kế toán vui lòng xem ở đây:

⏩  Khóa học kế toán thực tế 

⏩  Dịch vụ Kế toán thuế trọn gói

⏩  Dịch vụ Hoàn thuế GTGT

⏩  Dịch vụ Quyết toán thuế

⏩  Dịch vụ Rà soát sổ sách, Báo cáo tài chính

Bài viết liên quan

  • Sơ đồ kế toán mua tài sản cố định là quyền sử dụng đất cùng nhà cửa, vkt
  • Giá dịch vụ làm báo cáo thuế tại Sóc Sơn chuyên nghiệp
  • Cách hạch toán mua hàng nhập kho phát hiện thiếu so với hóa đơn mua hàng
  • Dịch vụ làm báo cáo thuế tại Từ Sơn Bắc Ninh Giá rẻ Uy tín
  • Nghị định 157/2018/NĐ-CP Mức lương tối thiểu vùng 2019
  • Cách hạch toán cổ phiếu quỹ – Tài khoản 419 theo Thông tư 133
  • Dạy thi chứng chỉ kế toán trưởng online tại Vĩnh Phúc uy tín
  • Báo giá dịch vụ kế toán thuế tại Tây Hồ Hà Nội ưu đãi
  • Hệ thống 26 chuẩn mực kế toán Việt Nam
  • Trung tâm đào tạo kế toán online chuyên nghiệp uy tín

Từ khóa » Chi Phí Lãi Vay Khi Tiền Mặt Tồn Quỹ Nhiều