Bản Mô Tả Công Việc Nhân Viên Tín Dụng Dành Cho ứng Viên Quan Tâm
Có thể bạn quan tâm
1. Giới hiệu khái quát về vị trí nhân viên tín dụng
Nhân viên tín dụng là người trực tiếp làm việc với khách hàng về các nghiệp vụ tín dụng của ngân hàng, đây chính là vị trí đóng vai trò chủ chốt và không thể nào thiêu trong các ngân hàng hiện nay.
Ở nước ta, nhiều ngân hàng đã không ngừng đổi mới mô hình kinh doanh vì vậy nhân viên tín dụng cũng sẽ phải thay đổi để thích nghi với hoàn cảnh thực tế đó. Tuy nhiên nhiệm vụ chính của họ vẫn là bám sát tất cả những nghiệp vụ tư vấn, tín dụng và quản lý nguồn khách hàng hiện tại.
Hãy cùng tôi đi tìm hiểu chi tiết và cụ thể về vị trí nhân viên tín dụng xem hàng ngày họ phải thực hiện những công việc gì qua phần dưới đây nhé.
Xem thêm: Có phải bạn đang muốn biết lương nhân viên tín dụng là bao nhiêu?
2. Mô tả công việc nhân viên tín dụng ngân hàng đầy đủ và chi tiết nhất
Nhân viên tín dụng được hiểu là nhân viên tín dụng ngân hàng, chuyên viên quan hệ khách hàng. Những tên gọi này khác nhau nhưng thực chất chúng có cùng một nhiệm vụ, hãy xem những nhiệm vụ cụ thể mà tôi sẽ nêu ngay sau đây:
Tiếp thị và tìm kiếm khách hàng tiềm năng
Tiếp thị và tìm kiếm khách hàng là nhiệm vụ quan trọng của nhân viên tín dụng ngân hàng giúp ngân hàng tăng doanh số. Với những khách hàng chưa biết hoặc chưa hiểu rõ về những dịch vụ tín dụng của ngân hàng thì nhân viên tín dụng sẽ có trách nhiệm tư vấn và giải thích rõ để họ nắm bắt được chính xác thông tin về những dịch vụ mà họ có nhu cầu.
Nhân viên tín dụng sẽ khoanh vùng và lên danh sách những đối tượng là khách hàng tiềm năng để đưa ra những dịch vụ phù hợp và liên hệ để tư vấn và giới thiệu dịch vụ. Thường thì đối với khách hàng doanh nghiệp họ sẽ sử dụng dịch vụ vay vốn còn với khách hàng cá nhân thì họ lại ưa chuộng dịch vụ gửi tiết kiệm,...
Nói chung dựa vào từng đối tượng khác nhau mà nhân viên tín dụng sẽ giới thiệu và tư vấn những dịch vụ khác nhau miễn sao phù hợp với nhu cầu của họ nhất, việc tư vấn dúng nhu càu sẽ giúp bạn đạt được hiệu quả cao hơn rất nhiều.
Tiếp cận và tư vấn dịch vụ cho khách hàng
Việc làm nhân viên tư vấn tín dụng
Sau khi đã có danh sách khách hàng tiềm năng, nhiệm vụ tiếp theo của nhân viên tín dụng đó là tiến hành tiếp cận và giới thiệu cho khách hàng của mình. Lúc này nhân viên tín dụng cần phải khéo léo vận dụng nhưng kỹ năng như là giao tiếp, thuyết phục và quan trọng nhất đó là tạo dựng được niềm tin của khách hàng để họ có thể yên tâm sử dụng dịch vụ của ngân hàng.
Ở bước này hãy thu thập tất cả những mong muốn và nhu cầu của khách hàng sau đó chọn lọc thông tin quan trọng và lựa chọn những dịch vụ phù hợp nhất để tư vấn cho khác hàng của mình. Nên nhớ càng tư vấn chuẩn với nhu cầu của khách hàng thì khả năng khách hàng lựa chọn sử dụng dịch vụ càng cao.
Thẩm định các thông tin liên quan đến khách hàng
Chỉ tiêu và doanh số đương nhiên là rất quan trọng nhưng không phải vì thế mà bạn cho vay một cách “lơ là”. Có nghĩa là dù bạn rất muốn có khách hàng sử dụng dịch vụ của mình nhưng không phải vì vậy mà bạn bỏ qua các khâu quan trọng như là thẩm định thông tin của khách hàng.
Việc thẩm định thông tin về mọi mặt liên quan đến khách hàng vay vốn ngân hàng sẽ giúp bạn và ngân hàng giảm thiểu rủi ro. Bạn cần phải thẩm định tất cả những thông tin mà khách hàng đưa ra xem có đúng sự thật hay không, từ đó cần nhắc về nguồn vốn cho vay có phù hợp hay không.
Khâu thẩm định này rất quan trọng trong quá trình cho vay vốn bởi vì bạn cần xác định được nhu cầu cần vay vốn để chuẩn đoán về khả năng sinh lời và trả lãi ra sao, nếu khả thi thì mới tiếp tục thực hiện các bước tiếp theo.
Hướng dẫn và hỗ trợ khách hàng làm thủ tục cần thiết
Sau khi đã duyệt xong hồ sơ vay vốn của khách hàng cũng như thẩm định xong những thông tin liên quan, nhân viên tín dụng sẽ là người hướng dẫn và cũng là người hỗ trợ khách hàng của mình về các thủ tục vay vốn sao cho vừa đơn giản lại vừa không tốn thời gian.
Nhân viên tư vấn tín dụng sẽ chuẩn bị toàn bộ các giấy tờ càn thiết đến dịch vụ tín dụng mà khách hàng yêu cầu trong đó tất cả những những điều khoản thoả thuận giữa hai bên cần phải được thể hiện rõ trong bản hợp đồng giao dịch giữa hai bên để tránh những tranh cãi, kiện tụng sau này gây ảnh hưởng đến uy tín của ngân hàng.
Theo dõi và giám sát hiệu quả sử dụng nguồn vốn vay
Trong quá trình giải ngân, nhân viên tín dụng vẫn sẽ phải theo dõi sát sao việc sử dụng vốn của khách hàng để đảm bảo rằng khách hàng vẫn đang trong tình trạng có thể thanh toán nợ.
Nhiệm vụ này cần thực hiện hết sức cẩn thận, ngoài việc dựa vào giấy tờ mà khách hàng đưa ra thì nhân viên tín dụng cũng cần phải quan sát tình hình thực tế và đưa ra nhận định của mình về tình trạng của khách hàng. Nếu phát hiện ra điều bất thường cần phải xử lý ngay bằng cách thông báo cho khách hàng và báo cáo lên cấp trên để đưa ra phương án giải quyết tốt nhất.
Hoàn tất hợp đồng theo kỳ hạn
Sau khi khách hàng thanh toán hết khoản nợ bao gồm cả gốc lẫn lãi thì nhân viên tín dụng sẽ có trách nhiệm quyết toán hợp đồng và xoá bỏ giao dịch vay vốn đối với khách hàng, giải quyết tài sản thế chấp theo đúng hợp đồng thoả thuận. Nếu cảm thấy có dấu hiệu bất thường từ phí khách hàng chẳng hạn như là không thanh toán đúng kỳ hạn hoặc có nguy cơ xảy ra nợ xấu thì cần phải thực hiện các biện pháp chuyển đổi nhóm nợ thậm chí khởi kiện đối với trường hợp đặc biệt.
Xem thêm: Việc làm nhân viên hỗ trợ tín dụng tại đây!
3. Những yêu cầu cần thiết đối với nhân viên tín dụng bạn cần biết
Để hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao, nhân viên tín dụng ngân hàng sẽ cân phải đảm bảo những điều kiện sau đây:
Tốt nghiệp bằng cao đẳng trở lên đối với chuyên ngành ngân hàng, kinh tế quốc tế, quản trị kinh doanh,... Có đầy đủ kiến thức và am hiểu về ngân hàng và các nghiệp vụ tại ngân hàng để tư vấn cho khách hàng của mình.
Việc làm chuyên viên tín dụng
Ngoài ra, nếu bạn sở hữu kinh nghiệm với vị trí tương tự thì cơ hội của bạn sẽ mở rộng hơn bởi vì các nhà tuyển dụng thường rất ưu tiên những ứng viên có kinh nghiệm thực tế.
Nó chung bằng cấp và kinh nghiệm đều là yếu tố quan trọng cần thiết để bạn bắt đầu vị trí nhân viên tín dụng, nếu đảm bảo được cả hai yếu tố này thì rất có thể bạn sẽ nhanh chóng tìm được việc làm mới cho mình đấy.
4. Yếu tố làm nên thành công nếu muôn trở thành nhà tín dụng giỏi
Ngoài yêu cầu về bằng cấp và kinh nghiệm, một nhân viên tín dụng muốn trở nên thành công hơn trong sự nghiệp của mình thì bạn cần phải sở hữu một số kỹ năng qua trọng khác nữa, bạn có tò mò về chúng không? Hãy cùng đón xem phần dưới đây để làm rõ điều này nhé:
Giao tiếp là yếu tố chủ chốt
Một nhân viên tín dụng hay chuyên viên quan hệ khách hàng chủ yếu làm việc với rất nhiều người vì vậy giao tiếp là công cụ không thể thiếu đối với họ.
Nếu bạn là một nhân viên tín dụng, bằng việc sử dụng nghệ thuật giao tiếp của mình thì công việc của bạn sẽ suôn sẻ hơn rất nhiều và có thể bạn sẽ có được nhiều mối quan hệ thân thiết với khách hàng, điều đó rất có lợi cho công việc của bạn. Chính vì sự quan trọng như vậy bạn cần phải thường xuyên rèn luyện và trau dồi thêm kỹ năng này để phục vụ cho công việc của mình, chắc chắn bạn sẽ phải sử dụng rất nhiều đến nó.
Là người năng động, nhiệt huyết
Về bản chất thì nhân viên tín dụng giống như một nhân viên kinh doanh vậy, họ sẽ phải tìm kiếm khách hàng để tư vấn về dịch vụ ngân hàng của mình.
Với tính chất đặc thù này nên rất cần những người có đủ đam mê, nhiệt huyết và tận tâm với nghề thì mới có thể gắn bó lâu dài với ngân hàng và giúp ngân hàng ngày càng lớn mạnh.
Cũng chính vì công việc chứa quá nhiều thử thách nên nếu ai không quyết tâm, không cố gắng với nó thì chắc chắn sẽ không thu lại được kết quả tốt đẹp.
Cẩn thận không bao giờ là thừa
Cẩn thận là đức tính phù hợp với người hoạt động gắn liền với tiền như nhân viên tín dụng, hầu hết taasrt cả các dịch vụ đều là liên quan đến tiền bạc nên bạn cần phải thận trọng một cách tuyệt đối.
Cho dù là một chi tiết hay hành động nhỏ nhất thì bạn cũng nên xem xét và kiểm tra thật kỹ bởi vì biết đâu nó lại gây ra ảnh hưởng lớn và gây thiệt hại cho ngân hàng.
Hãy cẩn thận với cả những con số, chúng khiến chúng ta rất dễ nhầm lẫn và chỉ cần sơ suất một chút thôi có thể bạn sẽ phải đền bù cả hàng chục triệu chứ chẳng đùa.
Nói chung nên thận trọng với tất cả những hành vi mình thực hiện và quản lý để hoàn thành nhiệm vụ một cách xuất sắc nhất.
Chịu được áp lực công việc
Không chỉ gắn liền với tiền mà nhân viên tín dụng còn gắn liền với cả doanh số. Mỗi ngày bạn sẽ phải thực hiện công việc theo chỉ tiêu mà ngân hàng đưa ra vì vậy đây luôn là áp lực lớn nhất khiến nhiều ứng viên không thể trụ lại công ty trong thời gian dài.
Đây là nhiệm vụ tuy khó khăn nhưng nó lại giúp cho bạn trở nên năng động và thể hiện rõ nhất năng lực của mình trong công việc, nếu vượt qua được điều này tôi tín chắc rằng bạn sẽ là ứng cử viên sáng giá trong mắt nhà quản lý và cơ hội thăng tiến rất cao đấy.
Việc làm nhân viên thẩm định tín dụng
5. Chế độ và quyền lợi được hưởng vị trí nhân viên tín dụng bạn đã biết?
Khi bạn được nhận vào làm việc với vị trí nhân viên tín dụng chính thức tại một ngân hàng, đương nhiên bạn sẽ được hưởng đầy đủ quyền lợi và chế độ mà ngân hàng đó áp dụng cho toàn bộ nhân viên của họ, trong đó bao gồm những lợi ích sau:
- Được tham gia đầy đủ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế và bảo hiểm thất nghiệp theo quy định của Nhà nước đề ra.
- Được hưởng chế độ nghỉ lễ, nghỉ phép hàng năm theo luật Nhà nước quy định.
- Các khoản tiền thưởng như thưởng năng suất, thưởng lương tháng thứ 13, thưởng các ngày lễ,... sẽ được ngân hàng chi trả đầy đủ.
- Được đi du lịch mỗi năm một lần do ngân hàng tổ chức.
Xem thêm: Click ngay để tham khảo việc làm nhân viên tín dụng hấp dẫn
6. Thu nhập nhân viên tín dụng
Vì là công việc liên quan đến doanh số nên tổng thu nhập của nhân viên kinh doanh sẽ bao gồm lương cơ bản và lương hoa hồng.
Do yếu tố hoa hồng sẽ chiếm phần lớn hơn và sẽ thay đổi theo năng lực của bạn vì vậy thu nhập sẽ không ổn định ở một mức nhất định.
Thông thường, ở vị trí này các bạn sẽ nhận được mức lương trung bình dao động từ 10 - 15 triệu đồng một tháng và bạn còn có thể đạt được con số lớn hơn nếu bạn có khả năng “bán hàng”.
Việc làm nhân viên tín dụng ngân hàng
7. Hồ sơ ứng tuyển nhân viên tín dụng bao gồm những gì?
Trước khi đi xin việc, bạn cần phải chuẩn bị một bộ hồ sơ với đầy đủ các giấy tờ có liên quan bao gồm như sau:
- Sơ yếu lý lịch có ảnh đóng dấu giáp lai của cơ quan có thẩm quyền.
- Chứng minh nhân dân, sổ hộ khẩu phô tô đóng dấu giáp lai.
- Bản sao giấy khai sinh do cơ quan có thẩm quyền địa phương cấp.
- Bằng tốt nghiệp cao đẳng, đại học và các tín chỉ có liên quan.
8. Bạn có thể ứng tuyển vị tri nhân viên tín dụng bằng cách nào?
Hiện nay vị trí nhân viên tín dụng đang rất “HOT” và được ưa chuộng bởi nhiều đối tượng ứng viên khác nhau trong đó chủ yếu là các bạn trẻ. Và việc làm này đang được tuyển dụng rất nhiều trên trang web timviec365.vn với rất nhiều nhà tuyển dụng uy tín và chất lượng hàng đầu cả nước.
Bạn là một ứng viên quan tâm và muốn tìm kiếm cho mình vị trí nhân viên tín dụng ngân hàng? Vậy còn chờ gì nữa hay truy cập ngay vào website này để được hỗ trợ tìm việc nhanh chóng và hiệu quả nhất. Thao tác vô cùng đơn giản đó là đăng nhập vào trang chủ theo địa chỉ trên, sau đó nhập nội dung công việc “nhân viên tín dụng” và chờ kết quả hiện ra. Với sự đơn giản này tôi tin ứng viên dù là ở độ tuổi nào cũng sẽ dễ dàng tìm được việc làm mình mong muốn.
Việc làm nhanh
Trên đây là những chia sẻ về bản mô tả công việc nhân viên tín dụng tại ngân hàng, qua bài vết này hy vọng các bạn sẽ có kiến thức sâu hơn về vị trí công việc ngành ngân hàng này và sẽ trang bi cho mình sự hiểu biết nhất định trước khi xin việc. Hãy truy cập timviec365.vn thường xuyên để cập nhật những thông tin việc việc làm mới nhất từ các nhà tuyển dụng uy tín nhất, mong rằng sẽ gặp lại các bạn ở những bài viết sau, chúc các bạn thành công!
Các bạn có thể tham khảo bản mô tả công việc nhân viên tín dụng theo File mẫu dưới đây:
ban-mo-ta-cong-viec-nhan-vien-tin-dung-moi-nhat.docx
Từ khóa » Việc Làm Tín Dụng Là Gì
-
Những Nhiệm Vụ Chính Của 1 Nhân Viên Tín Dụng Ngân Hàng - TheBank
-
Nhân Viên Tín Dụng Là Gì? Công Việc & Một Số Rủi Ro Khi Làm Tín ...
-
Mô Tả Công Việc Nhân Viên Tín Dụng Ngân Hàng Và Thông Tin Cần Biết
-
Nhân Viên Tín Dụng Ngân Hàng – Bản Mô Tả Công Việc Chi Tiết - TopCV
-
BẢN MÔ TẢ CÔNG VIỆC NHÂN VIÊN TÍN DỤNG NGÂN HÀNG
-
Nhân Viên Tư Vấn Tín Dụng Là Gì? Một Số Rủi Ro Thường Gặp Trong Công ...
-
Nhân Viên Tín Dụng Là Ai? Cơ Hội Việc Làm Của Nhân Viên Tín ... - 123Job
-
Nhân Viên Tín Dụng Ngân Hàng Là Gì? Lương Có Cao Không?
-
Nhân Viên Tín Dụng Ngân Hàng Làm Gì Trong Một Ngày? - Onlinebank
-
Khám Phá Từ A đến Z Vai Trò, Công Việc Nhân Viên Tư Vấn Tín Dụng
-
Kỹ Năng Cần Thiết Của Nhân Viên Tín Dụng - Wiki Phununet
-
Tín Dụng Ngân Hàng Là Gì
-
Hỗ Trợ Tín Dụng Là Gì? Có Nên Làm Nhân Viên Hỗ Trợ Tín Dụng?
-
Mô Tả Công Việc Của Nhân Viên Tín Dụng - Joboko