Bản Mô Tả Công Việc Trợ Giảng đầy đủ Và Chi Tiết Cho ứng Viên
Có thể bạn quan tâm
1. Nhu cầu tìm việc làm và tuyển dụng trợ giảng hiện nay
Trợ giảng là một công việc không mới song hiện nay nó lại khá thịnh hành bởi lẽ một nguyên nhân là có càng ngày càng nhiều hơn các trung tâm giáo dục, cơ sở đào tạo, trường học, … Nhu cầu học của học viên không chỉ dừng lại ở những môn học phổ thông, môn học đại cương mà còn bao gồm cả những kiến thức chuyên ngành, chuyên môn, nghiệp vụ nghề. Từ đó tất thảy mọc lên các trung tâm đào tạo, lớp bồi dưỡng để đáp ứng nhu cầu.
Khi đã có các lớp học, trung tâm đào tạo này, bắt buộc phải có được một đội ngũ giáo viên, giảng viên và trợ giảng để có thể phục vụ và cung cấp tri thức và kỹ năng hoàn thiện nhất đến cho học viên. Trong đó, trợ giảng đóng vai trò cực kỳ gần gũi hơn đối với việc dạy và hướng dẫn việc học của học viên. Vậy nên các trung tâm và cơ sở đào tạo này phải tuyển dụng ứng viên cho vị trí này.
Song song với đó, trợ giảng cũng là một kiểu việc làm phù hợp với đại đa số đối tượng có trình độ chuyên môn, không giới hạn ở độ tuổi hay giới tính, cho nên nhiều bạn sinh viên cho dù không làm trong mảng giáo dục cũng có thể đáp ứng được công việc này. Nhờ vậy mà nhu cầu tìm việc trợ giảng cũng ngang ngửa với nhu cầu tuyển dụng vị trí này, từ đó cung ứng lẫn nhau bằng các nhiệm vụ công việc của trợ giảng.
Xem thêm: Lương trợ giảng có cao không? Cùng timviec365.vn tìm hiểu nhé!
2. Mô tả các công việc chính của trợ giảng
2.1. Quản lý lớp học
Đối với trợ giảng, công việc chính đầu tiên được nhắc đến đó chính là quản lý lớp học. Nhìn chung, nhiệm vụ quản lý lớp học thường chỉ có ở các trung tâm đào tạo tư nhân chứ hiếm khi xuất hiện ở trường học chính quy. Bởi lẽ các bạn sẽ thay mặt cho trung tâm để điểm danh, giám sát việc tham gia học tập và trả bài của học viên. Bạn sẽ phải nắm được tổng sĩ số lớp học, mỗi ngày có bao nhiêu học viên đi học, bao nhiêu học vắng mặt, tình hình học tập và làm bài tập của từng học viên ra sao. Đây sẽ là một trong những căn cứ để bạn và giảng viên chính có thể đánh giá xếp loại sau tốt nghiệp và cấp chứng chỉ cho từng học viên sau này. Đồng thời, trợ giảng cũng sẽ được phát hoặc gửi cho các file theo dõi quản lý lớp học, mỗi ngày bạn phải điền đủ các file này để quản lý của trung tâm có thể theo sát được.
2.2. Chuẩn bị tài liệu, powerpoint theo giáo án của giảng viên chính
Nhiệm vụ thứ hai của một trợ giảng đó là chuẩn bị tài liệu, giáo trình theo giáo án đã soạn sẵn của giảng viên chính hoặc kế hoạch giảng dạy của trung tâm. Trước mỗi buổi học khoảng vài ngày, giảng viên sẽ gửi cho trợ giảng của mình giáo án cũng như các tài liệu cần photo. Sau đó, trợ giảng sẽ phải xây dựng lên các kịch bản giảng dạy, thiết kế Powerpoint và chuẩn bị đầy đủ các loại tài liệu, đề cương để phục vụ cho việc học và tiếp thu bài giảng dễ dàng cho học viên. Ngoài ra trong nhiệm vụ này, trợ giảng cũng sẽ đóng góp thêm các ý tưởng, sáng kiến vào giáo án cho giảng viên chính để giúp cho bài giảng thêm sinh động và hấp dẫn hơn. Trợ giảng và giảng viên trao đổi công việc với nhau thông qua các phương tiện liên lạc hoặc gặp mặt trực tiếp tại trung tâm theo yêu cầu làm việc của giảng viên và trung tâm.
Việc làm trợ giảng
2.3. Hỗ trợ giảng dạy trên lớp cùng giảng viên
Công việc chính thứ ba của trợ giảng cũng là hình ảnh mà học viên hay bắt gặp nhất đó là hỗ trợ giảng dạy trên lớp. Nếu như giảng viên định hướng mục tiêu bài học, và hệ thống các kiến thức trong bài giảng thì trợ giảng sẽ là người triển khai các mục nhỏ hơn trong đó. Điều này giống như việc giảng viên là người chỉ đạo và trợ giảng là người thực thi. Tuy nhiên ở một vài môi trường đào tạo khác thì trợ giảng chỉ có một nhiệm vụ duy nhất là hỗ trợ công tác giảng bài cho giảng viên chính thông qua các hoạt động như: bấm slide, viết bảng, phiên dịch, hướng dẫn học viên thực hành, … Hoặc trợ giảng cũng sẽ trực tiếp đứng lớp trong một khoảng thời gian ngắn của buổi học để thực hiện các phần mở rộng thêm cho bài giảng. Đây cũng một nhiệm vụ để trung tâm có thể đánh giá năng lực sư phạm của của mỗi người trợ giảng.
2.4. Chữa bài tập, giải đáp thắc mắc của học sinh
Thứ tư trong công việc của trợ giảng còn bao gồm việc chữa bài tập và giải đáp thắc mắc của học sinh về các vấn đề về kiến thức và lớp học. Sau mỗi buổi học, giảng viên sẽ thường giao các bài tập về nhà cho học viên để học viên có thể luyện tập kiến thức mới. Đương nhiên nó khiến học viên gặp một số khó khăn nhất định. Lúc này trợ giảng đóng vai trò là người theo dõi tình hình học tập của mỗi học viên sẽ phải hướng dẫn giải quyết và gỡ rối bài tập cho học viên. Công việc này có thể thực hiện thông qua các phương tiện liên lạc, group lớp, nơi mà học viên sẽ đặt ra các câu hỏi, thắc mắc trên đó để trợ giảng có thể giải đáp một cách tận tình. Buổi học tiếp theo, vào đầu giờ trợ giảng lại tiếp tục với nhiệm vụ kiểm tra bài tập và chữa bài về nhà cho học viên.
Việc làm trợ giảng tiếng anh
2.5. Kèm cặp thêm cho các học sinh yếu kém sau giờ học
Cuối cùng, trợ giảng còn có nhiệm vụ kèm cặp thêm cho các học sinh yếu kém ngoài giờ học. Mặc dù đây không phải là một công việc chính có mặt trong tất cả mô tả công việc trợ giảng ở các môi trường, song đặc biệt ở các trung tâm tiếng Anh hay trung tâm dạy nghề hiện nay, đây là nhiệm vụ bắt buộc. Bởi lẽ nó là một trong những định hướng về cung cấp dịch vụ giáo dục khiến thu hút học viên theo học ở trung tâm hơn. Trợ giảng sẽ thường xuyên quan tâm và hỏi han sự tiếp thu bài giảng trên lớp từ đó nắm được học lực và khả năng tiếp thu của từng học viên. Sau đó, kết hợp với việc khảo sát về nhu cầu cải thiện của học viên, trợ giảng sẽ có kế hoạch hướng dẫn hay cung cấp tài liệu ngoài giờ học để đảm bảo được kết quả đầu ra có thể đạt được ngưỡng kỳ vọng của học viên và cam kết của trung tâm.
Mô tả công việc trợ giảng.doc
3. Các tiêu chí tuyển dụng đối với trợ giảng
Khi tuyển dụng trợ giảng, mỗi trung tâm và cơ sở đào tạo sẽ có những yêu cầu riêng. Tuy nhiên nhìn chung, các tiêu chí thường có sau đây:
Về trình độ: Ứng viên phải có bằng cấp, chứng chỉ hay kết quả được ghi nhận về chuyên môn mà mình sẽ tham gia giảng dạy. Chẳng hạn với trợ giảng tiếng Anh thì yêu cầu về trình độ của ứng viên có thể sẽ phải có chứng chỉ Ielts trên 6.5.
Về kiến thức và kỹ năng: Ứng viên phải có đầy đủ vốn kiến thức về môn học, chuyên môn tham gia giảng dạy. Ví dụ trợ giảng IT phải có kiến thức về ngôn ngữ lập trình, về tin học, … Hay trợ giảng thiết kế phải có kiến thức về phối màu, thành thạo các kỹ năng sử dụng photoshop và các phần mềm design khác. Bên cạnh các kiến thức nền cơ bản thì mỗi trợ giảng cũng cần có thêm những kỹ năng về sư phạm, điều hành và quản lý lớp học để đảm bảo được nhiệm vụ chính đề ra trong công việc. Tiếp đó, kỹ năng giao tiếp cũng là một yêu cầu thiết yếu đối với ứng viên trợ giảng trong việc tiếp cận và trò chuyện cùng với học viên của mình.
Về phẩm chất, tác phong: đối với vị trí trợ giảng đòi hỏi các bạn phải có được tính kiên nhẫn, khả năng kiềm chế cảm xúc, sự nhanh nhẹn, hoạt bát, nhiệt tình và luôn vui vẻ, hòa đồng thân thiện với cả học viên lẫn nhân viên của cơ sở đào tạo.
Việc làm Giáo dục - Đào tạo tại Hà Nội
4. Mức lương và quyền lợi của trợ giảng
Hiện nay, trợ giảng là một công việc có một mức lương tương đối tốt, đặc biệt là trợ giảng tại các trung tâm đào tạo quốc tế. Trung bình hiện nay lương cứng của trợ giảng được trả theo hợp đồng có thể ở ngưỡng là 7.000.000đ/1 tháng. Ngoài ra cơ chế tính lương của trợ giảng cũng được tính theo số lượng buổi dạy, bình quân mỗi buổi dạy, trợ giảng có thể nhận được từ 200.000đ - 300.000đ. So với công việc giảng viên thì mức lương của trợ giảng sẽ có phần khiêm tốn hơn, song những gì mà một trợ giảng có thể nhận sau đó nhiều hơn giá trị về vật chất rất nhiều.
Đó là các quyền lợi như:
- Trợ giảng sẽ được tạo cơ hội học tập và nâng cao nghiệp vụ, chuyên môn của mình miễn phí bởi sự hướng dẫn của giảng viên chính và chính sách bồi dưỡng trợ giảng của trung tâm.
- Trợ giảng cũng sẽ được làm việc trong một môi trường mô phạm, văn minh, có hỗ trợ các thiết bị dạy học, máy móc, phòng ốc điều hòa, cơ sở vật chất đầy đủ.
- Trợ giảng kết quả làm việc tích cực sẽ được cân nhắc để tập huấn thành giảng viên chính thức và có được mức lương cao hơn
- Trợ giảng sẽ được các chế độ đãi ngộ theo quy định của trung tâm như đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp, hỗ trợ ăn trưa, xăng xe, …
Để có thể bắt đầu tìm việc làm trợ giảng dành cho mình, các bạn có thể truy cập website timviec365.vn. Bằng thao tác gõ tìm kiếm “việc làm trợ giảng”, các bạn sẽ tìm được những cơ hội việc làm phù hợp nhất với mình thông qua các tin tuyển dụng vị trí trợ giảng của rất nhiều công ty và trung tâm trên toàn quốc hiện nay.
Việc làm
Hy vọng rằng với những chia sẻ trên, các bạn đã bỏ túi được cho mình những kinh nghiệm tìm việc hấp dẫn. Và thông qua bản mô tả công việc trợ giảng này các bạn cũng có được sự chuẩn bị tốt hơn cho hành trình tìm việc của mình!
Từ khóa » Trợ Giảng Là Gì
-
Trợ Giảng Là Gì? Vai Trò, Nhiệm Vụ, Mô Tả Công Việc Trợ Giảng
-
Trợ Giảng Là Gì? - Luật Hoàng Phi
-
Trợ Giảng Là Gì? Kỹ Năng Cần Thiết để Trở Thành Trợ Giảng
-
Trợ Giảng Tiếng Anh Là Gì? Cần Làm Những Gì? Có Khó Không? - Glints
-
Trợ Giảng - Thay đổi Công Việc Tại TPHCM
-
[PDF] Về Việc Ban Hành Quy Chế Về Trợ Giảng Của Trường Đại Học Sài Gòn
-
Tìm Hiểu Về Công Việc Trợ Giảng - Những Lợi ích Và Khó Khăn
-
Trợ Giảng Là Gì? Mô Tả Công Việc Trợ Giảng Hiện Nay
-
Lần đầu Tiên, Trong Trường đại Học Chính Thức Có Chức Danh Trợ Giảng
-
Trợ Giảng: Câu Hỏi Phỏng Vấn Thường Gặp - VietnamWorks
-
Trợ Giảng Online Là Làm Gì? Kinh Nghiệm Xin Việc - Joboko
-
Trợ Giảng Tiếng Anh: Điều Kiện để Làm Teaching Assistant
-
Trợ Giảng Tiếng Anh Là Gì ? Trách Nhiệm Của Trợ Giảng - Thiệp Nhân Ái
-
Trách Nhiệm Của Một Trợ Giảng Là Gì? - Tài Nguyên 2022