Bạn Nên Làm Gì Khi Bị Thiếu Kẽm? - Hello Bacsi
Có thể bạn quan tâm
Nếu cơ thể thiếu kẽm có thể xuất hiện các dấu hiệu như rụng tóc, tiêu chảy, ăn không ngon miệng… bạn cần tìm cách bổ sung kẽm để tránh gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe.
Kẽm là khoáng chất mà cơ thể bạn sử dụng chống lại các tình trạng nhiễm trùng và giúp sản xuất tế bào. Nếu chế độ ăn uống của bạn không chứa đủ kẽm, bạn có thể gặp các tác dụng phụ như rụng tóc, thiếu tỉnh táo, giảm cảm giác vị giác và khứu giác… Dưới đây, bạn hãy cùng Hello Bacsi tìm hiểu bạn nên làm gì khi bị thiếu kẽm nhé!
Kẽm đóng vai trò quan trọng trong cơ thể bao gồm:
- Giúp các tế bào phân chia
- Duy trì khứu giác và vị giác
- Thúc đẩy chữa lành vết thương
- Tăng cường chức năng miễn dịch
Kẽm giúp hỗ trợ sự tăng trưởng và phát triển của cơ thể. Vì vậy, đây là một khoáng chất thiết yếu cho phụ nữ mang thai cũng như trẻ em đang phát triển.
Dấu hiệu bạn thiếu kẽm
Kẽm được cơ thể bạn sử dụng trong sản xuất tế bào và chức năng miễn dịch, là một phần thiết yếu của sự tăng trưởng, phát triển tình dục và sinh sản. Khi bạn thiếu kẽm, cơ thể không thể tạo ra các tế bào mới, khỏe mạnh. Điều này dẫn đến các triệu chứng như:
- Rụng tóc
- Tiêu chảy
- Thiếu tỉnh táo
- Ăn không ngon
- Chậm tăng trưởng
- Giảm cân bất thường
- Vết thương khó lành
- Tổn thương mắt và da
- Giảm khứu giác và vị giác
- Chức năng hệ thống miễn dịch kém
Tình trạng thiếu kẽm là nguyên nhân khiến cánh đàn ông bị chứng bất lực và suy sinh dục, do cơ thể không sản xuất đủ testosterone.
Nguyên nhân bị thiếu kẽm
Mặc dù bác sĩ có thể yêu cầu xét nghiệm máu hoặc xét nghiệm nước tiểu để kiểm tra nồng độ kẽm, nhưng điều này không cho kết quả chính xác, do kẽm chỉ xuất hiện với một lượng nhỏ trong các tế bào của cơ thể. Khi chẩn đoán thiếu kẽm, bác sĩ sẽ cần có đầy đủ tiền sử sức khỏe, chế độ ăn uống. Nếu một người không nạp đủ calo hàng ngày hoặc ăn đủ loại thực phẩm khác nhau, điều này có thể là nguyên nhân cơ bản gây ra vấn đề thiếu kẽm.
Có ba nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng thiếu kẽm bao gồm:
- Cơ thể hấp thụ kém
- Người mắc bệnh mãn tính
- Chế độ ăn uống không đầy đủ
Một bài báo trên tạp chí Khoa học báo cáo công bố, có khoảng 1.1 tỷ người trên toàn thế giới gặp phải tình trạng thiếu kẽm do chế độ ăn uống không đầy đủ.
Những người mắc các bệnh mãn tính sau đây có thể bị thiếu kẽm:
- Ung thư
- Bệnh celiac
- Bệnh Crohn
- Nghiện rượu
- Viêm đại tràng
- Bệnh tuyến tụy
- Bệnh tiểu đường
- Bệnh gan mãn tính
- Tiêu chảy mãn tính
- Bệnh thận mãn tính
- Bệnh hồng cầu hình liềm
Những người ăn chay thường có lượng kẽm thấp vì cơ thể hấp thụ kẽm trong thịt hiệu quả hơn rau củ. Các loại đậu, hạt và các sản phẩm thực phẩm ngũ cốc cao mặc dù là lựa chọn thực phẩm tốt cho sức khỏe, nhưng các loại thực phẩm này cũng có thể làm giảm khả năng hấp thụ kẽm của cơ thể do có chất phytates. Những chất này liên kết với kẽm khiến cơ thể khó hấp thụ hơn.
Người lớn tuổi dễ có nguy cơ bị thiếu kẽm do khó ăn, bên cạnh đó việc uống một số loại thuốc có thể làm giải phóng kẽm ra khỏi cơ thể như thuốc lợi tiểu thiazide. Ngoài ra còn một tình trạng rối loạn y tế hiếm gặp gọi là viêm da đầu chi ruột, cũng ảnh hưởng đến khả năng hấp thụ kẽm của cơ thể.
Cách xử lý khi bạn thiếu kẽm
Để xử lý các vấn đề khi bạn gặp phải tình trạng thiếu kẽm, bạn có thể áp dụng ba cách bao gồm điều chỉnh thực đơn ăn uống, sử dụng thực phẩm chức năng và thăm khám bác sĩ khi cần.
1. Điều chỉnh thực đơn ăn uống
Cách điều trị lâu dài cho tình trạng thiếu kẽm bắt đầu bằng việc thay đổi chế độ ăn uống của bạn. Để bắt đầu, bạn hãy cân nhắc việc ăn nhiều hơn những thực phẩm như thịt đỏ, mầm lúa mì, động vật có vỏ, ngũ cốc…
Nếu bạn là người ăn chay, bạn có thể lựa chọn một số thực phẩm bổ sung kẽm như đậu hầm, hạt điều, đậu Hà Lan và hạnh nhân.
Các loại thực phẩm bổ sung kẽm không những giúp bạn cải thiện sức khỏe mà còn mang đến cho bạn nhiều lợi ích sau đây:
- Trị mụn trứng cá
- Cải thiện tim mạch
- Cải thiện hệ miễn dịch
- Kiểm soát đường huyết
- Ngăn ngừa thoái hóa điểm vàng
Bạn có thể tìm hiểu thêm: Thực phẩm bổ sung kẽm tốt cho sức khỏe như thế nào/em>
2. Bổ sung thực phẩm chức năng
Bạn có thể điều trị tình trạng thiếu kẽm bằng cách sử dụng thực phẩm chức năng chứa kẽm. Các thực phẩm bổ sung kẽm chứa hàm lượng kẽm nguyên tố khác nhau được bán tại các nhà thuốc và được dán nhãn bao gồm kẽm gluconate, kẽm sulfate, kẽm acetate… Kẽm cũng được tìm thấy trong chất bổ sung vitamin tổng hợp, một số loại thuốc cảm, tuy nhiên bạn không nên uống nếu bạn không mắc bệnh cảm.
Nếu bạn sử dụng thực phẩm chức năng để điều trị tình trạng thiếu kẽm, bạn hãy cẩn thận vì kẽm có thể tương tác với một số loại thuốc kháng sinh, thuốc viêm khớp và thuốc lợi tiểu.
Bạn nên dùng bao nhiêu kẽm mỗi ngày tùy thuộc vào loại, vì mỗi thực phẩm bổ sung kẽm có chứa một lượng kẽm nguyên tố khác nhau. Ví dụ 220 mg kẽm sulfat tương đương khoảng 50 mg kẽm nguyên tố, 70mg kẽm gluconate chứa khoảng 10mg. Đối với người lớn, liều lượng khuyến cáo hàng ngày thường là 15 – 30mg kẽm nguyên tố. Liều cao hơn được sử dụng để điều trị một số bệnh bao gồm mụn trứng cá, tiêu chảy và nhiễm trùng đường hô hấp.
3. Đi khám bác sĩ
Trong hầu hết các trường hợp, tình trạng thiếu kẽm thường không gây nguy hiểm. Nếu bạn đang mang thai hoặc cho con bú và nghi ngờ thiếu kẽm, bạn cần điều trị ngay lập tức vì kẽm rất cần thiết cho sự phát triển tế bào trong thai kỳ. Nếu bạn nghi ngờ thiếu kẽm và bị tiêu chảy kéo dài trong vài ngày, bạn nên gọi bác sĩ. Kẽm là khoáng chất giúp đường ruột chống lại nhiễm trùng, nếu bạn bị thiếu kẽm, tình trạng nhiễm trùng có thể trở nên nghiêm trọng hơn.
Bạn hãy đi khám bác sĩ ngay nếu bạn gặp những vấn đề sức khỏe do thiếu kẽm như ngất xỉu, cảm thấy chóng mặt hoặc buồn nôn, đau đầu đột ngột.
Để điều trị tình trạng thiếu kẽm, nhiều người đã sử dụng quá nhiều thực phẩm bổ sung kẽm, điều này có thể gây ra các triệu chứng từ buồn nôn, nôn đến suy giảm chức năng hệ thống miễn dịch. Vì thế, liều dùng bổ sung kẽm tốt nhất là bạn không nên dùng quá 40mg kẽm mỗi ngày nhé!
Hoàng Trí HELLOBACSI
[embed-health-tool-bmr]
Từ khóa » Thiếu Kẽm Có Tác Hại Gì
-
Thiếu Kẽm Gây Bệnh Gì Và Dấu Hiệu Nhận Biết Tình Trạng Thiếu Kẽm
-
Thiếu Kẽm Gây Bệnh Gì? Khi Nào Nên Bổ Sung Kẽm? | Vinmec
-
Dấu Hiệu Cảnh Báo Cơ Thể Thiếu Kẽm | Vinmec
-
Thiếu Kẽm Sẽ Bị Gì: Những điều Nguy Hại Dễ Xảy Ra Nhất
-
Thiếu Kẽm Có Nguy Cơ Gây Bệnh Gì? Ăn Gì để Bổ Sung Kẽm Tốt Nhất?
-
Thiếu Kẽm Gây Hại Gì? Những Ai Cần Bổ Sung Kẽm? - Báo Thanh Niên
-
Kẽm Có Tác Dụng Gì Với Sức Khỏe Con Người?
-
Tác Hại Của Thiếu Kẽm - Siêu Thị Y Tế
-
Một Số Dấu Hiệu Cảnh Báo Cơ Thể Thiếu Kẽm
-
Tác Hại Khi Thiếu Kẽm đối Với Trẻ Nhỏ
-
Dấu Hiệu Nhận Biết Và Cách điều Trị Thiếu Kẽm - Suckhoe123
-
Thiếu Kẽm Gây Ra Bệnh Gì? Nguyên Nhân Và Cách Bổ Sung Kẽm ...
-
Tác Hại Khi Thiếu Kẽm đối Với Trẻ Nhỏ
-
Dấu Hiệu Thừa Kẽm ở Trẻ Và Liều Lượng Khuyên Dùng - Sức Khỏe