Bạn Nghĩ Thuốc Lá điện Tử Là Không độc Hại? BẠN ĐÃ LẦM TO RỒI!

MEDINET
  • TT Y TẾ QUẬN 11
  • TRẠM Y TẾ
    Trạm Y tế Phường 1Trạm Y tế Phường 2
    Trạm Y tế Phường 3Trạm Y tế Phường 4
    Trạm Y tế Phường 5Trạm Y tế Phường 6
    Trạm Y tế Phường 7Trạm Y tế Phường 8
    Trạm Y tế Phường 9Trạm Y tế Phường 10
    Trạm Y tế Phường 11Trạm Y tế Phường 12
    Trạm Y tế Phường 13Trạm Y tế Phường 14
    Trạm Y tế Phường 15Trạm Y tế Phường 16
Trang thông tin điện tử TRẠM Y TẾ PHƯỜNG 4 - QUẬN 11 Toggle navigation Thứ tư, ngày 18/12/2024 | TRẠM Y TẾ PHƯỜNG 4 THÔNG BÁO TYT TỔ CHỨC TIÊM NGỪA DỊCH VỤ TẤT CẢ CÁC BUỔI SÁNG THỨ 2 ĐẾN THỨ 6 PHỤ HUYNH ĐƯA TRẺ ĐẾN TIÊM NGỪA KHI ĐẾN HẸN

Dịch vụ y tế

Cập nhật : 8:36 19/1/2021 Lượt xem : 21430

Bạn nghĩ thuốc lá điện tử là không độc hại? BẠN ĐÃ LẦM TO RỒI!

Đa phần thuốc lá điện tử có chứa nicotine, là chất gây nghiện cao, độc hại, gây bệnh tim mạch, hô hấp, tiêu hóa, ngộ độc và gây ung thư. Trong dung dịch thuốc lá điện tử còn có: glycerin, propylene glycol và hương liệu (có trên 15.500 các loại hương liệu). Propylene glycol (mặc dù được coi là an toàn trong thực phẩm nhưng không phải để hít) có thể tạo thành propylene oxide, một chất gây ung thư khi được đun nóng và hóa hơi. Glycerin/Glycerin gốc thực vật: khi được đun nóng và hóa hơi, tạo thành acrolein, gây kích ứng đường hô hấp trên. Bên cạnh đó, có khoảng 15.500 loại hương liệu được sử dụng trong các sản phẩm thuốc lá điện tử, trong đó, rất nhiều loại hương liệu được cho là các chất độc và chưa được đánh giá toàn diện về mức độ gây hại đối với sức khỏe.

Thuốc lá điện tử có thực sự an toàn?

Thuốc lá điện tử

Nhiều người tin rằng thuốc lá điện tử là sản phẩm thay thế an toàn cho thuốc lá truyền thống. Nhưng các báo cáo gần đây tại Hoa Kỳ về việc sử dụng thuốc lá điện tử đang là mối nguy hiểm lớn đối với sức khỏe cộng đồng. FDA cảnh báo, chỉ tính từ 2011 đến 2015 đã tăng 900% học sinh tại Mỹ sử dụng thuốc lá điện tử, đây là con số thực sự đáng báo động. Vậy thực sự thì hút thuốc lá điện tử có độc hại không?

1. Thuốc lá điện tử hoạt động như thế nào?

Thuốc lá điện tử (tên tiếng Anh là Electronic cigarettes) là thiết bị chạy bằng pin dùng để làm nóng dung dịch lỏng (thường chứa nicotine), biến dùng dịch này thành hơi để người hút có thể hít vào phổi. Thuốc lá điện tử có rất nhiều tên gọi khác nhau như vape, thuốc lá vaporizer hay hệ thống phân phối nicotine điện tử (Electronic Nicotine Delivery Systems).

Một số thuốc lá điện tử nhìn bề ngoài có hình dáng giống với thuốc lá điếu truyền thống hay xì gà. Những loại khác trông giống như bút hoặc ổ đĩa flash hoặc có những thiết kế hoàn toàn khác lạ. Thuốc lá điện tử có thể dùng một lần hoặc bơm dung dịch bổ sung để tiếp tục sử dụng. Hầu hết các thiết bị này đều sử dụng buồng chứa tinh dầu (cartridge), nếu dùng một lần được gọi là kén nhỏ chứa nicotine hoặc nếu có thể bơm lại để chứa tinh dầu (e-juice hay e-liquid). Tinh dầu này là chất lỏng thường chứa nicotine, hương liệu, propylene glycol và glycerin thực vật.

Độ mạnh của thuốc lá điện tử được xác định bởi hàm lượng nicotine có trong tinh dầu và được biểu thị bằng miligam trên mililit hoặc theo phần trăm. Tuy nhiên, các nghiên cứu gần đây cho thấy mối lo ngại về nhãn sản phẩm của thuốc lá điện tử không phải lúc nào cũng cung cấp thông tin chính xác về hàm lượng nicotine có trong tinh dầu. Một kén nhỏ chứa 5% muối nicotine có thể có tới 30 đến 50 miligam nicotine, lượng nicotine này tương đương với từ một đến ba bao thuốc lá điếu.

Thuốc lá điện tử
Thuốc lá điện tử có nhiều kiểu hình khác nhau, có loại giống điếu thuốc lá thông thường có loại lại giống như chiếc bút

2. Thuốc lá điện tử có hại không?

Gần đây, Trung tâm Dự phòng và Kiểm soát Bệnh tật Hoa Kỳ (U.S. CDC) đã báo cáo hơn 1.000 trường hợp chấn thương phổi liên quan đến vape, chủ yếu liên quan đến các sản phẩm thuốc lá điện tử có chứa tetrahydrocannabinol (THC).

Cục Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Hoa Kỳ (FDA) đã kêu gọi người dân ngừng sử dụng các sản phẩm vape có chứa THC hoặc bất kỳ sản phẩm thuốc lá điện tử nào được bán từ các cửa hàng rong, từ bạn bè hoặc các nguồn bất hợp pháp khác. FDA cũng cảnh báo người dân không nên thêm THC, các loại dầu khác hoặc bất kỳ chất nào khác vào trong dung dịch tinh dầu của thuốc lá điện tử. Nếu bạn có sử dụng thuốc lá điện tử, hãy theo dõi các triệu chứng như ho, khó thở và đau ngực và nếu có nghi ngờ các vấn đề sức khỏe liên quan đến thuốc lá điện tử, hãy đến cơ sở y tế để bác sĩ kiểm tra.

Thuốc lá điện tử có chứa nicotine không được coi là an toàn cho thanh thiếu niên, thanh niên hoặc phụ nữ mang thai. Nicotine ảnh hưởng đến sự phát triển não bộ ở trẻ em và thanh niên chưa đến 20 tuổi, gây độc cho thai nhi đang phát triển. Trẻ em và người lớn mặc dù không hút nhưng cũng sẽ bị nhiễm độc khi nuốt, thở hoặc hấp thụ chất lỏng từ thuốc lá điện tử qua da hoặc mắt.

Hiếm khi pin thuốc lá điện tử bị lỗi và gây ra cháy nổ, phần lớn nổ xảy ra khi pin đang sạc.

3. Hút thuốc lá điện tử có gây nghiện không?

Thuốc lá điện tử
Thực tế hầu hết các loại thuốc lá điện tử có chứa nicotine và có thể gây nghiện

Nicotine là thành phần có trong hầu hết các loại thuốc lá điện tử, đây là một chất gây nghiện tương tự như heroin và cocaine. Bạn càng sử dụng nhiều thì não và cơ thể của bạn càng quen với việc có nicotine, từ đó, cơ thể càng khó bỏ thuốc lá điện tử nếu không có nó.

Khi bạn không sử dụng thuốc lá điện tử, nồng độ nicotine trong máu sẽ giảm, điều này sẽ gây ra triệu chứng cai thuốc (Nicotine Withdrawal Symptoms) với dấu hiệu như cảm giác bứt rứt, bồn chồn, khó chịu, các triệu chứng thực thể khác và sự thôi thúc mạnh mẽ cần phải sử dụng thuốc lá hay thuốc lá điện tử. Đó chính là triệu chứng của nghiện nicotine.

Nếu có triệu chứng bất thường, bạn nên được thăm khám và tư vấn với bác sĩ chuyên khoa.

Nguồn tham khảo: webmd.com; mayoclinic.org

tyt p4Nguồn tin : sưu tầm Tìm kiếm theo từ khóa :thuốc lá, vape

TIN KHÁC

  • 1Quyết định về việc ban hành bảng giá dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh ÁP DỤNG TỪ NGÀY 08/03/2024 11/3/2024
  • 2Tuần lễ “Dinh dưỡng và Phát triển” với chủ đề “Sử dụng và bảo vệ nước sạch đúng cách để cải thiện dinh dưỡng, sức khỏe, nâng cao chất lượng cuộc sống” 16/10/2023
  • 3QUY TRÌNH RỬA TAY THƯỜNG QUY CỦA BỘ Y TẾ 5/10/2023
  • 4Phường 4: tổ chức Tháng hành động vì người cao tuổi Việt Nam năm 2023 Khám sức khỏe, tư vấn sức khỏe miễn phí cho người cao tuổi trong tháng 10 Hưởng ứng Ngày Tim mạch Thế giới 29/9: Ổn định huyết áp để bảo vệ trái tim 4/10/2023
  • 5Ngày Quốc tế Người cao tuổi 1/10/2023: Nâng cao đời sống vật chất, tinh thần và chăm sóc sức khỏe người cao tuổi 1/10/2023
  • 6Thông tin về vi rút Nipah đang lây lan tại Ấn Độ 28/9/2023
  • 7Xuất hiện ca ĐẬU MÙA KHỈ chưa rõ nguồn lây; lưu ý người dân 6 biện pháp phòng bệnh 26/9/2023
  • 8Trạm Y tế phường 4 quận 11: Hưởng ứng Ngày Tim mạch Thế giới 29/9: Ổn định huyết áp để bảo vệ trái tim 22/9/2023
  • 9Bảo vệ trẻ em khỏi nguy cơ cháy nổ: Những kỹ năng cần thiết 18/9/2023
  • 10MỘT SỐ KỸ NĂNG CẦN THIẾT ĐỂ XỬ LÝ KHI CÓ CHÁY 15/9/2023
  • 11Sở Y tế TPHCM: Coxsackievirus A24 là tác nhân chính gây bùng phát bệnh đau mắt đỏ trên địa bàn Thành phố 15/9/2023
  • 12Bệnh Bạch Hầu 15/9/2023
  • 13Hướng dẫn thủ tục mua bảo hiểm y tế tự nguyện năm 2023 13/9/2023
  • 14KHẢO SÁT BỘ CÂU HỎI SÀNG LỌC NGUY CƠ SỨC KHOẺ DO UỐNG RƯỢU BIA (Dành cho người từ 18 tuổi trở lên) 12/9/2023
  • 15Thông báo v/v hoàn trả tiền suất ăn cho người cách ly y tế 8/9/2023
Tin đọc nhiều
  • PHÒNG BỆNH TRUYỀN NHIỄM MÙA LẠNH
  • Thông tin, tuyên truyền về Chỉ thị số 27/CT-TTg của Thủ tướng Chính phủ
Tin videoTriển khai chiến dịch bổ sung vitamin a đợt 2 năm 2024 Bản đồ vị trí Thống kê truy cập
Số lượt truy cập 000528009
  • |
  • Dịch vụ y tế
  • |
  • Tin Video
  • |
  • Tin tức
  • |
  • Giới thiệu
  • |
  • Phòng chống dịch bệnh
  • |
  • Chăm sóc bà mẹ trẻ em
  • |
  • Liên hệ

TRẠM Y TẾ PHƯỜNG 4 - QUẬN 11

Địa chỉ: 223-225 Trần Quý, phường 04, quận 11, tphcm

Sđt: 0903.510.665

Thư điện tử (Mail): tyt.p4.q11@tphcm.gov.vn

Công ty cổ phần phần mềm Quảng Ích

Từ khóa » Tinh Dầu Hút Thuốc Lá điện Tử Có Hại Không