Bản Sao Là Gì? Bản Sao Hợp Lệ Là Gì? - Luật Hoàng Phi

Mục lục bài viết

Toggle
  • Bản sao là gì?
  • Bản sao giấy khai sinh hợp lệ là gì?
  • Thời hạn sử dụng của bản sao?
  • Bản sao có phải là bản photo không?
  • Bản sao có giống bản chụp không?
  • Bản sao hợp lệ là gì?
  • Giá trị pháp lý bản sao
  • Bản sao có chứng thực khác gì văn bản công chứng?

Khi thực hiện một số thủ tục hành chính, việc sử dụng bản sao được thực hiện một cách phổ biến. Tuy nhiên để đảm bảo đúng theo quy định pháp luật thì bản sao hợp lệ là gì?

Mời quý vị tham khảo nội dung bài viết dưới đây của chúng tôi để hiểu rõ hơn.

Bản sao là gì?

Bản sao là bản chụp từ bản chính hoặc bản đánh máy có nội dung đầy đủ, chính xác như nội dung ghi trong sổ gốc theo giải thích của nghị định số 23/2015/NĐ-CP của Chính phủ, còn thực tế, ta có thể hiểu bản sao là văn bản thể hiện một phần hoặc đầy đủ toàn bộ nội dung của bản gốc (bản chính) và được trình bày theo đúng thể thức quy định.

Ngoài ra bản sao được tính là hợp lệ khi Bản sao ghi rõ ngày, tháng, năm và phải được cơ quan có thẩm quyền chứng thực, công chứng xác nhận. Và hiện nay những cơ quan có đủ thẩm quyền để chứng thực, công chứng xác nhận bản sao gồm có:

– Cơ quan ban hành văn bản và có lưu trữ bản chính

– Văn phòng công chứng, Phòng công chứng và UBND các cấp.

Bản sao giấy khai sinh hợp lệ là gì?

Bản sao giấy khai sinh là bản sao được chứng thực từ bản chính theo quy định tại Nghị định số 23/2015/NĐ-CP có giá trị sử dụng thay cho bản chính đã dùng để đối chiếu chứng thực trong các giao dịch.

Thời hạn sử dụng của bản sao?

Tính đến thời điểm hiện tại, pháp luật không có bất cứ quy định nào liên quan về giá trị cũng như thời hạn sử dụng của bản sao được công chứng hoặc được chứng thực từ bản chính.

Song có một số ý kiến phản hồi bản sao được công chứng hoặc chứng thực chỉ có hiệu lực trong vòng 6 tháng. Tuy nhiên không phải trường hợp nào cũng như vậy, bởi căn cứ vào thực tế có thể thấy thời hạn sử dụng của một số giấy tờ là bản sao có giá trị vô hạn.

Ví dụ như các bản sao được chứng thực hoặc công chứng từ bảng điểm, bằng đại học, giấy phép lái xe máy… ngoại trừ trường hợp bản chính đã bị thu hồi, hủy bỏ.

Và một số trường hợp bản sao công chứng hoặc chứng thực từ các loại giấy tờ xác định thời hạn như Giấy xác nhận tình trạng hôn nhân chỉ trong 6 tháng, Chứng minh nhân dân là 15 năm tính từ ngày cấp…

Bản sao có phải là bản photo không?

Theo quy định tại khoản 6 Điều 2 Nghị định số 23/2015/NĐ-CP: “Bản sao là bản chụp từ bản chính hoặc bản đánh máy có nội dung đầy đủ, chính xác như nội dung ghi trong sổ gốc”.

Như vậy, bản sao là dạng thức tồn tại dưới dạng sao chụp lại từ bản chính, có thể thông qua nhiều hình thức trong đó có photo.

Sau khi hiểu về định nghĩa bản sao, bản sao giấy khai sinh hợp lệ, giải đáp về bản sao có phải bản photo không? chúng tôi sẽ đưa ra định nghĩa về bản sao hợp lệ là gì?

Bản sao có giống bản chụp không?

Bản chụp là hình ảnh sao chép được tạo ra từ các thiết bị như điện thoại, máy ảnh, để chụp lại bản gốc , sau đó in ra và sử dụng.

Như vậy đối chiếu theo nội dung ở trên mà chúng tôi đã giải thích bản sao là gì thì chúng ta có thể thấy rõ bản sao và bản chụp khác hoàn toàn về hình thức và giá trị pháp lý.

Về mặt hình thức:

Bản sao được photo, in ra dựa trên bản gốc và có nội dung đầy đủ và chính xác như bản gốc, đã được công chứng hoặc chứng thực tại cơ quan Nhà nước có thẩm quyền

Bản chụp: Được chụp lại nhờ tính năng của thiết bị chụp và không thể đem bản chụp đi công chứng hoặc chứng thực được.

Về giá trị pháp lý:

Bản sao được công chứng hoặc chứng thực sẽ có giá trị về mặt pháp lý và được coi là bản sao hợp lệ, có giá trị sử dụng tùy theo yêu cầu từ cơ quan có thẩm quyền.

Bản chụp không có giá trị về mặt pháp lý nhất là đối với các thủ tục hành chính liên quan tới cơ quan Nhà nước.

Bản sao hợp lệ là gì?

Bản sao có chứng thực (bản sao hợp lệ) hay còn gọi với tên gọi pháp lý là văn bản có chứng thực Theo quy định tại khoản 8 Điều 2 Nghị định số 23/2015/NĐ-CP, văn bản chứng thực là giấy tờ, văn bản, hợp đồng, giao dịch đã được chứng thực theo quy định của Nghị định này. Chứng thực bản sao là việc cơ quan, tổ chức có thẩm quyền theo quy định tại Nghị định này căn cứ vào bản chính để chứng thực bản sao với mục đích xác minh và kết luận về tính đúng đắn, chính xác so với bản chính.

Như vậy, bản sao hợp lệ là bản sao đã đối chiếu với bản chính hoặc bản in.

Giá trị pháp lý bản sao

Theo quy định tại Điều 3 Nghị định số 23/2015/NĐ-CP, giá trị pháp lý của bản sao có chứng thực được quy định như sau:

– Đối với các văn bản, giấy tờ thông thường: Bản sao có chứng thực theo quy định của pháp luật có giá trị sử dụng thay cho bản chính đã dùng để đối chiếu chứng thực trong các giao dịch.

– Đối với hợp đồng, giao dịch: Hợp đồng, giao dịch được chứng thực theo quy định của Nghị định này có giá trị chứng cứ chứng minh về thời gian, địa điểm các bên đã ký kết hợp đồng, giao dịch; năng lực hành vi dân sự, ý chí tự nguyện, chữ ký hoặc dấu điểm chỉ của các bên tham gia hợp đồng, giao dịch.

Bản sao có chứng thực khác gì văn bản công chứng?

Theo quy định tại khoản 6 Điều 2 Nghị định số 23/2015/NĐ-CP: “Bản sao là bản chụp từ bản chính hoặc bản đánh máy có nội dung đầy đủ, chính xác như nội dung ghi trong sổ gốc”.

Còn theo Luật công chứng năm 2014, bản công chứng là văn bản, giấy tờ, hợp đồng, giao dịch được công chứng viên của một tổ chức hành nghề công chứng chứng nhận tính xác thực, hợp pháp của hợp đồng, giao dịch dân sự khác bằng văn bản (sau đây gọi là hợp đồng, giao dịch), tính chính xác, hợp pháp, không trái đạo đức xã hội của bản dịch giấy tờ, văn bản từ tiếng Việt sang tiếng nước ngoài hoặc từ tiếng nước ngoài sang tiếng Việt (sau đây gọi là bản dịch) mà theo quy định của pháp luật phải công chứng hoặc cá nhân, tổ chức tự nguyện yêu cầu công chứng.

Như vậy, điểm khác giữa hai loại giấy tờ này đó là:

– Đối với bản sao có chứng thực là hình thức sao chụp lại từ chính bản gốc và được cơ quan nhà nước có thẩm quyền xác minh và kết luận về tính đúng đắn, chính xác so với bản chính.

– Đối với bản công chứng đây chính là bản gốc được Tổ chức hành nghề công chứng chứng nhận tính xác thực, hợp pháp, tính chính xác, không trái đạo đức xã hội về nội dung và hình thức của văn bản đó.

Trên đây, là nội dung liên quan tới nội dung bản sao hợp lệ là gì? Quý khách hàng vui lòng tham khảo, trường hợp cần thêm thông tin tư vấn, vui lòng liên hệ lại với chúng tôi.

Từ khóa » định Nghĩa Về Bản Sao