Bần, Tác Dụng Chữa Bệnh Của Bần
Có thể bạn quan tâm
Tổng hợp kiến thức về vị thuốc Bần 1. Các tên gọi của Bần 2. Bần (hình ảnh, thu hái, chế biến, bộ phận dùng làm thuốc ...) 3. Thành phần hoá học, tác dụng dược lý 4. Tác dụng của Bần (Công dụng, Tính vị và liều dùng) 5. Nơi mua bán vị thuốc Bần |
Cảnh báo những thực phẩm gây độc khi dùng chung
Chế độ ăn uống cho bệnh cao huyết áp
Tôi bị u não, đã mổ 3 lần mà khối u không hết, nhưng nhờ có...
Tên khác
Bần, Bần chua, Bần sẻ
Tên khoa học: Sonneratia caseolaris (L.) Engl. (S.acida L.f), thuộc họ Bần - Sonneratiaceae.
Cây bần
( Mô tả, hình ảnh cây Cây bần, thu hái, chế biến, thành phần hoá học, tác dụng dược lý ....)
Phân bố
Cây bần là loài cây rừng ngập mặn nhiệt đới, có nguyên sản ở vùng Nam Á và Đông Nam Á, được phát tán rộng khắp Châu Á , Châu Phi và Châu Đại dương.
Hiện nay các nước có nhiều cây bần mọc hoang và được trồng như: Châu Phi, Sri- Lanka, Mianma, Thái Lan, Việt Nam, Campuchia, Philippin, Indonesia, Timor , Đảo Hải Nam (Trung Quôc), Đông Bắc Australia và một số nước ở Châu Đại dương như Niughnia, New Guinea, Solomon Islands, New Hebrides…(Little, 1983).
Ở Việt Nam cây bần mọc hoang và được trồng ở rừng ngập mặn ven biển từ Bắc vào Nam nơi có nhiều bùn và bải bồi. Ở Miền Bắc cây bần mọc thành rừng gần như thuần loại ven bờ biển và vùng cửa sông như ở Hải Phòng, Nghệ An, Hà Tĩnh. Ở Miền Nam cây bần là thành phần chính yếu của các rừng ngập mặn tự nhiên ven biển và chúng mọc dày đặt ven sông rạch ở ĐBSCL.
Loài cây này ưa sáng và mọc được nơi có nước mặn hay nước lợ ít nhất là một giai trong năm. Sự phong phú của quần thụ này tùy theo mức nước lợ và chế độ thủy triều.
Bần là cây tiên phong để phát triển rừng ngập măn ven biển và các bải bồi ven sông.
Cây bần phát triển kém ở những vùng có nước ngọt quanh năm.
Mô tả
-Thân: Bần chua thuộc loài thân gổ đại mộc, có nhiều cành. Cây gỗ cao 10-15m, có khi cao tới25m. Cành non màu đỏ, 4 cạnh, có đốt phình to. Gổ xốp, bở, vỏ thân chứa nhiều tanin.
-Rể: Rể gốc to, khỏe, mọc sâu trong đất bùn. Từ rể mọc ra nhiều rễ thở (bất hay Cạt bần (Nam Bộ) thành từng khóm quanh gốc.
-Lá: Lá đơn, mọc đối, dày, giòn, hơi mọng nước, hình bầu dục hoặc trái xoan ngược hay trái xoan thuôn, thon hẹp thành cuống ở góc, cụt hay tròn ở chóp, dai, dài 5-10cm, rộng 35-45mm. Cuống và một phần gân chính màu đỏ, gân giữa nổi rõ ở cả 2 mặt, cuống dài 0,5 - 1,5cm.
-Hoa: Cụm hoa ở đầu cành, có 2-3 hoa, rộng 5cm, có cuống hoa ngắn.
Đài hợp ở gốc, có 6 thùy dày và dai, mặt ngoài màu lục, mặt trong màu tím hồng. Cánh tràng 6, màu trắng đục, hình dải, thuôn về hai đầu. Nhị có chỉ hình sợi, bao phấn hình thận. Bầu hình cầu dẹt, vòi dài, đầu hơi tròn.
-Quả: Quả mọng hơi nạc, khi còn non cứng, dòn, khi chín quả mọng, thịt quả mềm, ruột chứa nhiều hạt. Quả có đường kính 5-10 cm, cao 2-3 cm, gốc có thùy đài xòe ra.
-Hạt: Hạt nhiều, dẹt.
Khi chín quả rụng và trôi nổi theo nước thủy triều, hạt sống lâu và phát tán mạnh trên các bải bồi. Muốn trồng cây bần không cần gieo hạt (mặc dù hạt quả bần chí khi gieo có thể mọc mầm trên 90%). Chỉ cần nhổ những cây bần con mọc sắn trong tự nhiên (rất nhiều) để trồng.
Thành phần hóa học
+Trong thân:
-Vỏ thân và gỗ chứa archin (emodin), archinin (chrysophanic acid) và archicin. Trong quả có chất màu, archin và archicin.
-Vỏ thân chứa nhiều tanin (10-20%) có thể dùng thuộc da.
-Trong vỏ thân có chất Emodin và axit chrysophanic có thể làm các chất màu trong thực phẩm và thuốc thô (Perry, 1980).
-Gỗ bần xốp, tỷ lệ bột giấy thu hồi khoảng 52,7% (trong đó có 8,5% lignin, 17,6% pentosan có màu nâu).
-Ngoài ra trong gổ và vỏ thân cây bần có có hai chất archin (C15H10O5) và archinin (C15H14O12) có thể khai thác làm chất màu thực phẩm (CSIR,1976).
+Trong quả bần chín có:
-Có hàm lượng pectin 11% ở dạng chất trong suốt (ZMB).
-Có 2 chất flavonoïdes chống oxy hóa được phân lập là :lutéoline và lutéoline 7-O-glucoside.
Bộ phận dùng:
Lá, quả - Folium et Fructus Sonneratiae.
Nơi sống và thu hái:
Cây của rừng ngập mặn, gặp dọc bờ biển nước ta. từ sông Bạch Ðằng, qua Nha Trang đến thành phố Hồ Chí Minh, Cần Thơ... Loài cây ưa sáng nơi có nước mặn ít nhất là một phần trong năm. Cây có những rễ thở (phế căn). Nở hoa vào tháng 3-4, sau mùa khô, trước mùa mưa; nở về đêm,nhờ dơi thụ phấn. Bần là cây chắn sóng, bảo vệ đất ở vùng ven biển.
Vị thuốc Cây bần
( Công dụng, Tính vị, quy kinh, liều dùng .... )
Tính vị - Công dụng:
Quả có vị chua của phó mát, tính mát; có tác dụng tiêu viêm, giảm đau. Lá có vị chát, có tác dụng cầm máu, chữa bí tiểu tiện, đắp vết thương
Ứng dụng lâm sàng của vị thuốc Cây bần
Chữa bong gân, viêm tấy
Dã quả nát ra rồi thuốc đắp vào chỗ viêm tấy vì bong gân.
Chữa bí tiểu tiện
Giã lá lẫn với cơm làm thuốc đắp vào bụng
Tham khảo
Các bộ phận của cây bần được dùng làm thuốc:
Theo Đông y: Quả bần có vị chua của phó mát, tính mát; có tác dụng tiêu viêm, giảm đau. Lá có vị chát, có tác dụng cầm máu.
Công dụng, chỉ định và phối hợp: Người ta lấy quả chua ăn sống hay nấu canh cá. Cũng được sử dụng làm thuốc đắp vào chỗ viêm tấy vì bong gân.
Ở Ấn Độ, người ta dùng dịch quả lên men làm thuốc ngăn chặn của chứng xuất huyết.
Dùng lá giã ra, thêm tí muối, làm thuốc đắp tốt các vết thương đụng giập và vết thương nhẹ. (Perry, 1980).
Ở Malaixia, người ta giã lá lẫn với cơm làm thuốc đắp chữa bí tiểu tiện. (Perry, 1980).
Ở Miến Điện, người dân dùng trái bần nghiền nát thành thuốc dán hay bột nhảo đắp lên gọi là thuốc dán Đông Phương, trộn với muối, đắp lên những vết cắt và những vết bầm (ứ máu) tím. (Perry, 1980).
Ở Mả Lai, dùng bần chín để trị những ký sinh trùng trong ruột, giun, sán. Ăn bần chín để trị ho và dùng lá bần non nghiền nát để trị các bệnh thiếu máu giảm tiểu cầu (hématurie) và bệnh đậu mùa variole. (Perry, 1980).
Trái bần chín có thể dùng sống hay chín.
Nước ép bần lên men đã có thể dùng để cầm máu.
Đồng thời hoa bần đâm nát, vắt nước điều trị bệnh tiểu ra máu. (Perry, 1980).
Ở Philippines đã được ghi nhận là lá và quả bần non đâm nhuyễn có tính cầm máu, trị bong gân, chổ sưng, u enflures và ăn quả hay lá bần trừ được giun, sán.
Nguồn: PHILIPPINE MEDICINAL PLANTS
Ghi chú:
Cây Bần trứng hay Bần ổi - Sonneratia ovata Bak., có vỏ tróc thành mảnh mỏng như vỏ ổi, lá hình bầu dục, mọc phổ biến ở các vùng rừng ngập mặn, cũng có quả vị chua thơm, thường được nhân dân dùng nấu canh chua.
Tag: cay ban, vi thuoc cay ban, cong dung cay ban, Hinh anh cay ban, Tac dung cay ban, Thuoc nam
Thaythuoccuaban.com Tổng hợp
*************************
Từ khóa » Cây Bần ở Biển
-
Cây Bần Chua (Cây Bần Sẻ) | Cây Cảnh - Hoa Cảnh - Bonsai
-
Cây Bần - Hình Ảnh, Đặc Điểm Và Công Dụng Của Cây
-
Cây Bần - Biển Xưa
-
Cây Bần: Vị Thuốc Trị Vết Thương Ngoài Hiệu Quả
-
Đến Biển Tân Thành Check In Cây Bần Cô đơn Gây Bão Cộng đồng ...
-
Những Công Dụng Của Trái Bần, Càng ăn Càng Mê - Báo Phụ Nữ
-
Cây Bần Những Công Dụng Và Tác Dụng Chữa Bệnh - Đông Y
-
Chi Bần – Wikipedia Tiếng Việt
-
Cây Bần Là Cây Gì
-
Cây Bần Nhiếp ảnh, Bãi Biển Tân Thành - Tìm Đường Đi
-
Trồng 5.000 Cây Bần Trên Bãi Biển - Báo Công An Nhân Dân điện Tử
-
Trà Vinh Trồng Thử Nghiệm 16.000 Cây Bần Phòng Hộ Ven Biển
-
CÂY BẦN ỔI - Dự án Sinh Vật Biển