BÀN TAY MẸ - VŨ NHO NINH BÌNH

Chuyên mục

  • Bài viết của bạn b è
  • Bài viết của bạn bè
  • Bạn. bè viết
  • Bạn. bè viết về Vũ Nho
  • Bình thơ
  • PHÊ BÌNH VĂN HỌC
  • Phỏng vấn và trả lời phỏng vấn
  • Sách đã xuất bản của VŨ NHO
  • Thơ
  • Tiếu lâm Gabrovo
  • Tổng hợp
  • Trên giá sách của tôi
  • Truyện dịch và Cười cười
  • Truyện Tổng hợp
  • Tư liệu
  • Văn học trong nhà trường

Thứ Tư, 12 tháng 1, 2022

BÀN TAY MẸ

TẠ HỮU YÊN

BÀN TAY MẸ

Bàn tay mẹ Bế chúng con

Bàn tay mẹ

Chăm chúng con

Cơm con ăn

Tay mẹ nấu

Nước con uống

Tay mẹ đun

Trời nóng bức

Gió từ tay mẹ

Con ngủ ngon

Trời giá rét

Cũng từ tay mẹ

Ủ ấm con

Bàn tay mẹ

Vì chúng con

Từ tay mẹ

Con lớn khôn

LỜI BÌNH CỦA NGUYỄN THỊ THIỆN

“TỪ TAY MẸ / CON LỚN KHÔN”

Trong mỗi gia đình, người mẹ thường là người vất vả nhất, luôn lo toan, chăm sóc bữa ăn, giấc ngủ và mọi mặt đời sống cho các thành viên. Xúc động trước tấm lòng và sự nhẫn nại hy sinh của mẹ, nhà thơ lớn Tạ Hữu Yên (1927- 2013) đã viết nên bài thơ "Bàn tay mẹ". Thi phẩm vừa ra đời đã được bạn đọc đón nhận nồng nhiệt. Nhạc sĩ Bùi Đình Thảo đã phổ nhạc thành bài hát cùng tên từ những năm 70 của thế kỷ trước, được rất nhiều người yêu thích.

Vì sao bài thơ lại nhanh chóng đi vào lòng người đến vậy? Có rất nhiều lý do, nhờ lời thơ được âm nhạc chắp cánh một phần. Bên cạnh đó, nhan đề của bài thật giản dị nhưng giàu ý nghĩa. "Bàn tay mẹ" là phần cuối của tay, có các ngón để mẹ cầm nắm, làm việc, vỗ về, ôm ấp. Bàn tay được coi là biểu tượng của lao động chân tay có tính sáng tạo ở con người. Bàn tay cũng là bộ phận biểu lộ rõ nhất tình yêu thương và sự âu yếm. Viết về một đề tài bình dị nhưng tình cảm chân thực, hình ảnh gần gũi, gợi cảm, có sức biểu đạt và khái quát cao là thành công đầu tiên của tác giả. Mặt khác, nhà thơ đã chọn thể thơ tự do, đan xen giữa câu ba và bốn âm tiết, tạo nên nhịp 3/3 và có một cặp câu nhịp 3/4 rất dễ nhớ, dễ thuộc. Mở đầu bài, tác giả đã hoá thân vào nhân vật người con, từ điểm nhìn của người con mà kể ra những công việc của mẹ hằng ngày: "Bàn tay mẹ / Bế chúng con / Bàn tay mẹ / Chăm chúng con". Lời thơ chân thật nêu nhận xét chung về bàn tay của mẹ và những việc thường ngày mẹ quen làm. Có ai trong chúng ta không được mẹ sinh ra, cho bú mớm, bế ẵm, ôm ấp, nựng ru, vỗ về, chăm sóc? Những câu thơ tiếp có ý nghĩa minh hoạ cụ thể sự quan tâm, "chăm chúng con" của mẹ mỗi bữa sớm, trưa, chiều tối: "Cơm con ăn / Tay mẹ nấu / Nước con uống / Tay mẹ đun". Nói đến cơm ăn và nước uống là nói đến những nhu cầu thiết yếu nhất con người cần tiếp nhận trong đời sống hằng ngày để sinh tồn và phát triển. Những thứ ấy đều do "tay mẹ nấu", "tay mẹ đun" mỗi ngày, nắng cũng như mưa, trưa cũng như tối. Tình yêu thương con khiến mẹ làm việc chẳng biết mệt mỏi hay phàn nàn kêu ca. Không chỉ chăm lo cho con bữa ăn, mẹ còn chăm lo cho con giấc ngủ. Những khi "Trời nóng bức", tay mẹ làm nên gió, (hồi ấy chưa có điện) bàn tay mẹ dùng quạt mo hay quạt nan quạt liên tục để cho "Con ngủ ngon" hằng đêm và mơ những giấc mơ đẹp. Ngược lại khi mùa đông về "Trời giá rét / Cũng từ tay mẹ / Ủ ấm con". để con được ngủ yên giấc, ăn ngoan, mau lớn, sống an lành. Bài thơ khép lại bằng những câu giàu sức khái quát: "Bàn tay mẹ / Vì chúng con / Từ tay mẹ / Con lớn khôn". Bởi đứa con là tài sản vô giá, là lẽ sống và hy vọng lớn nhất của đời mẹ. Mọi suy nghĩ việc làm của mẹ đều tất cả vì con. Điều đáng chú ý trong phần thơ là đại từ nhân xưng ngôi thứ nhất có sự thay đổi từ "con" số ít, chỉ chủ thể trữ tình tác gỉa sang "chúng con", số nhiều, chỉ chung mọi người con. Sức khái quát của cảm xúc thơ được nâng cao và mở rộng hơn rất nhiều. Ngoài sự quan tâm chăm sóc cho con, mẹ còn làm bao việc lớn nhỏ khác nữa để mưu sinh, tạo dựng cho gia đình và cuộc sống. Vì tương lai của các con, mẹ chẳng ngại gì kể cả thân hình có tiều tuỵ đến mấy "Quản chi thân xác héo mòn / Cốt sao con được vuông tròn ấm no" (ca dao).

Trong bài hình ảnh thơ trong sáng, cảm xúc chân thực; điệp từ "tay mẹ" (8 lần), "con" (8 lần) thật đăng đối, hài hoà càng chứng tỏ thơ Tạ Hữu Yên dung dị, hàm súc, tài hoa, giàu nhạc điệu, gần gũi với cuộc sống con người. Những thi phẩm đó đã và sẽ sống mãi trong lòng bạn đọc.

khan_3

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Bài đăng Mới hơn Bài đăng Cũ hơn Trang chủ Đăng ký: Đăng Nhận xét (Atom)

CHỦ TRANG

Vũ Nho Ninh Bình Xem hồ sơ hoàn chỉnh của tôi

CHUYÊN MỤC

  • Bài viết của bạn b è (299)
  • Bài viết của bạn bè (2922)
  • Bạn. bè viết (3)
  • Bạn. bè viết về Vũ Nho (55)
  • Bình thơ (358)
  • PHÊ BÌNH VĂN HỌC (920)
  • Phỏng vấn và trả lời phỏng vấn (47)
  • (1)
  • Sách đã xuất bản của VŨ NHO (2)
  • Thơ (1260)
  • Tiếu lâm Gabrovo (87)
  • Tổng hợp (763)
  • Trên giá sách của tôi (5)
  • Truyện dịch và Cười cười (161)
  • Truyện Tổng hợp (68)
  • Tư liệu (2628)
  • Văn học trong nhà trường (67)

Người quan tâm trang

Lượt ghé trang

Lưu trữ Blog

  • ▼  2022 (338)
    • ▼  tháng 1 (34)
      • CHÚC MỪNG NĂM MỚI NHÂM DẦN 2022!
      • TRỰC CẢM HAY LINH CẢM...
      • CHI TIẾT XẤU ĐẸP 10 NGÀY ĐẦU NĂM NHÂM DẦN - 2022
      • CẢM THỨC CỘI NGUỒN TRONG THƠ VÕ THỊ NHƯ MAI
      • CHÙM THƠ VINH BIẾU
      • LỐI HOA VÀNG CỦA TRẦN HÒA BÌNH Sửa
      • CHÚ KHÁCH
      • THƠ VĨNH BIỆT MẸ VỚI LỜI BÌNH
      • VĂN HỌC HIỆN NAY KHÔNG CÒN GIÁ TRỊ TỰ THÂN
      • CHÙM THƠ PHẠM TÂM DUNG
      • ĐÊM TÂN HÔN THẾ KỶ
      • CHÙM THƠ NGUYỄN LÂM CẨN
      • CHÙM THƠ HÀ HẢI ANH
      • GIÓ ĐƯA CÂY CẢI VỀ TRỜI
      • MỪNG XUÂN NHÂM DẦN 2022
      • NGƯỜI XƯA VIẾT VỀ LÊ QUÝ ĐÔN NHƯ THẾ NÀO?
      • GIAO THOA THỂ LOẠI TRONG TẢN VĂN VÀ TIỂU LUẬN CỦA ...
      • TÂM NHANG THƯƠNG VIẾNG TÀI HOA
      • NHỮNG HUYỀN THOẠI TAM CỐC
      • VĨNH BIỆT NHÀ THƠ NGUYỄN VŨ TIỀM!
      • CẢM NHẬN TẬP "KÍ ỨC LỜI RU"
      • BÀN TAY MẸ
      • TÌM HIỂU BÀI THƠ ĐƯỜNG LUẬT “CHIỀU HÔM NHỚ NHÀ”
      • GIỚI THIỆU TẬP THƠ GIẤC THU EM
      • NHỮNG NGƯỜI RỖI VIỆC
      • Chân dung Vũ Nho qua “Trên sóng & trong lòng bè bạn”
      • CHÙM THƠ THU
      • TÌNH MẸ
      • CHÙM THƠ CỦA VŨ NHO
      • CON CÒ CỦA CHẾ LAN VIÊN VỚI LỜI BÌNH
      • NHỮNG ĐỨA CON NHÀ TRƯƠNG THỌT
      • GIỚI THIỆU TẬP THƠ PHỐ ĐÊM COVID
      • SẮC MÀU EM YÊU
      • CHÚC MỪNG NĂM MỚI 2022!

Bài hay được xem

  • GÓP BÀN về PHÂN BIỆT TỪ ĐƠN, TỪ GHÉP, TỪ LÁY GÓP BÀN về PHÂN BIỆT TỪ ĐƠN, TỪ GHÉP, TỪ LÁY                                           Hoàng Dân Sau khi đọc bài  của Vũ Nho, tá...
  • Nhân vật Thúc Sinh trong cái nhìn so sánh THÚC SINH                     Chúng ta có một Thúc Sinh ở trong lòng. Không nhiều thì ít, trong mỗi chúng ta đều có chất liệu...
  • Vĩnh biệt MẸ KÍNH YÊU! Vĩnh biệt MẸ KÍNH YÊU! Tin buồn Gia đình chúng tôi vô cùng thương tiếc báo tin: Mẹ, bà, cụ của chúng tôi là cụ Bùi Thị Lau ...
  • Trăng sáng sân nhà em của Trần Đăng Khoa với lời bình Vũ Nho Trăng sáng sân nhà em Trần Đăng Khoa Ông trăng tròn sáng tỏ Soi rõ sân nhà em Trăng khuya sáng hơn đèn Ơi...
  • MÃ GIÁM SINH MUA KIỀU MÃ GIÁM SINH MUA KIỀU                    Trích Truyện Kiều của Nguyễn Du Gần miền có một mụ nào, Đưa người viễn khách tìm v...
  • 50 năm ĐHSP Việt Bắc - Gửi về khoa Ngữ văn yêu quý ĐÔI ĐIỀU  TẢN MẠN VỀ KHOA NGỮ VĂN YÊU QUÝ                                                  Nhân kỉ niệm 40 năm ngày thành...
  • CHÓ SÓI VÀ CỪU TRONG THƠ NGỤ NGÔN CỦA LA PHÔNG TEN CHÓ SÓI VÀ CỪU TRONG THƠ NGỤ NGÔN CỦA LA PHÔNG TEN                                                 (Trích)            ...
  • THÚC SINH TỪ BIỆT THUÝ KIỀU THÚC SINH TỪ BIỆT THUÝ KIỀU                              PHỤNG HOÀNG “Thúc Sinh từ biệt Thuý Kiều” là một trong nhữn...
  • ĐÊM CÔN SƠN của Trần Đăng Khoa với lời bình Nguyễn Thị Lan ĐÊM CÔN SƠN                                                         Trần Đăng Khoa Tiếng chim vách núi nhỏ dần Rì rầm tiếng suối...
  • GS TS NGÔ BẢO CHÂU với LỤC BÁT học 3000 từ tiếng ANH Vu Nho 8 giờ  ·  He he he...Mẹo học tiếng Anh! Ngô Bảo Châu l Ngô Bảo Châu HỌC 3000 TỪ TIẾNG ANH BẰN...

Từ khóa » Bài Thơ Bàn Tay Mẹ Của Tác Giả Nào