BÀN VỀ ĐỌC SÁCH - Website Của Trường THCS Phước Kim
Có thể bạn quan tâm
BÀN VỀ ĐỌC SÁCH
(Chu Quang Tiềm)
I. Đọc - tìm hiểu chung về văn bản: 1.Tác giả - tác phẩm:
a) Tác giả:
Chu Quang Tiềm (1897-1986) là nhà mĩ học, lí luận học nổi tiếng của Trung Quốc.
- Đây không phải là lần đầu ông bàn về đọc sách.
- Bài viết là kết quả của quá trình tích luỹ kinh nghiệm, dày công suy nghĩ, là những lời bàn tâm huyết, những kinh nghiệm quý báu của thế hệ trước truyền lại cho thế hệ sau, được đúc kết bằng trải nghiệm của mấy mươi năm, bằng cả cuộc đời của một con người - cả một thế hệ, một lớp người đi trước.
b) Tác phẩm:
Văn bản Bàn về đọc sách
- Xuất xứ: trích trong cuốn Danh nhân Trung Quốc bàn về niềm vui nỗi buồn của việc đọc sách - Bắc Kinh, 1995.
- Người dịch: Trần Đình Sử.
- Phương thức biểu đạt: Nghị luận (giải thích một vấn đề xã hội bằng lí lẽ xác đáng, cahwtj chẽ, dẫn chứng cụ thể có sự thuyết phục).
- Vấn đề nghị luận: Bàn về đọc sách. 2. Đọc - chú thích:/SGK 3. Bố cục:
Văn bản có thể chia làm 3 phần:
- Phần 1 (Từ đầu… đến “thế giới mới”): Tầm quan trọng, ý nghĩa của việc đọc sách.
- Phần 2 (Tiếp đến “tự tiêu hao lực lượng”): Những khó khăn, nguy hại dễ gặp của của việc đọc sách hiện nay.
- Phần 3 (Còn lại): Bàn về các phương pháp đọc sách:
+ Cách lựa chọn sách cần đọc.
+ Cách đọc thế nào để có hiệu quả. II. Đọc, tìm hiểu văn bản:
- Ý nghĩa, tầm quan trọng của sách:
- Luận điểm 1: Học vấn không chỉ là chuyện đọc sách, nhưng đọc sách vẫn là con đường
quan trọng của học vấn. Bởi vì học vấn không chỉ là chuyện cá nhân, mà là việc của toàn nhân loại. (Khái quát)
- Lí lẽ: (Phân tích)
+ Hiểu biết của con người do đọc sách mà có. Sách đã ghi chép cô đúc và lưu truyền mọi tri thức, mọi thành tựu mà loài người tích luỹ được qua các thời đại.
+ Những cuốn sách có giá trị nhất là những cột mốc trên con đường tiến hoá của nhân loại.
+ Muốn nâng cao học vấn, phải dựa vào sách, di sản tinh thần của nhân loại đạt được trong quá khứ để làm điểm xuất phát.
+ Đọc sách vừa là quyền lợi, vừa là nghĩa vụ của mỗi người.
=> Đọc sách đúng là nhu cầu không thể thiếu được trong xã hội hiện đại. Đó là con đường để tích lũy tri thức, kĩ năng, chuẩn bị cho sự hòa nhập cộng đồng, thích ứng với môi trường và cống hiến cho xã hội.
- Thực trạng của việc đọc sách hiện nay:
- Luận điểm 2: Lịch sử ngày càng tiến lên, di sản tinh thần của nhân lạo ngày càng phong
phú, thì việc đọc sách cũng ngày càng không d: Đọc sách không dễ dàng khi sách ngày càng nhiều.
- Luận cứ:
+ Sách nhiều khiến người ta không chuyên sâu. (giống như ăn uống, ăn tươi nuốt sống)
+ Sách nhiều khiến người đọc lãng phí thời gian, sức lực, lạc hướng,… (Như đánh trận, phải
đánh vào thành trì kiên cố).
Hình ảnh so sánh cụ thể, dễ hiểu, góp phần thuyết phục cho luận cứ.
- Phương pháp lập luận: Diễn dịch (Nêu luận điểm bằng câu khái quát rồi dùng lí lẽ để phân tích (Luận cứ).
3. Bàn về phương pháp đọc sách:
Bàn về cách chọn sách và đọc sách:
Lí lẽ:
- Đọc sách không cốt lấy nhiều, quan trọng là phải chọn cho tinh, đọc cho kĩ.
- Sách đọc nên chia làm mấy loại, sách đọc để có kiến thức phổ thông và sách đọc để trau dồi học vấn chuyên môn.
- Đọc cần chú ý đến sách phổ thông thuộc nhiều lĩnh vực khác nhau, có sự bố sung cho nhau
Hình ảnh so sánh (cưỡi ngựa qua chợ, trọc phú khoe của, chuột chui vào sừng trâu,…) về đọc sách rất cụ thể, sinh động.
Sử dụng các số liệu để hạn định cách chon sách tạo nên cách khuyên răn thiết thực. III. Tổng kết:
Văn bản có sức thuyết phục bởi:
+ Nội dung các lời bàn thấu tình, đạt lý.
+ Các ý kiến, lí lẽ xác đáng của một học giả có uy tín.
+ Trình bày có phân tích, tâm tình chia sẻ.
+ Cách viết giàu hình ảnh, cụ thể, thú vị.
+ Bố cục chặt chẽ, hợp lý, luận điểm, luận cứ rõ ràng.
* Hỏi để kết thúc bài học:
1. Qua những lời bàn trong “Bàn về đọc sách”, em nhận được những lời khuyên bổ ích nào về việc đọc sách?
2. Cảm nhận của em về tác giả Chu Quang Tiềm từ “Bàn về đọc sách”?
(Gợi ý: Chu Quang Tiềm:
- Người yêu quý sách.
- Có học vấn cao nhờ đọc sách.
- Là nhà khoa học có khả năng hưosng dẫn việc đọc sách cho mọi người.
____________________________
TÀI LIỆU THAM KHẢO (Sưu tầm)
CÁCH ĐỌC SÁCH TRONG TÁC PHẨM BÀN VỀ ĐỌC SÁCH
Chia sẻ cách đọc sách hiệu quả là đọc theo từng chủ đề. Đây là cách tận dụng thời gian và sắp xếp các loại kiến thức trở nên “ngăn nắp” hơn trong hành trình đọc sách của một người. Tuy nhiên, thế giới thông tin ngày nay đang nhấn chìm người đọc trong sự thụ động, khi việc đọc là không thể thiếu đối với doanh nhân, nhà báo hay bất cứ ai đang sống và làm việc trong môi trường giao tiếp hiện đại.
Do vậy, xu hướng tích lũy kiến thức bằng nhiều cách đọc là tất yếu. Nhà văn hiện đại người Anh Geraldine Collinge cho rằng đọc truyện trước công chúng sẽ là một cách chia sẻ hiệu quả nhờ vào số đông, trong khi nhiều người cho rằng tự mình nghiền ngẫm các loại sách thuộc đề tài mình quan tâm sẽ hiệu quả hơn. Thời gian dành cho sách là yếu tố quyết định khi lịch làm việc ngày càng dày đặc. Nhiều người đã xếp việc đọc sách vào loại “kỷ luật bản thân”, như cây bút trẻ Thiên Ngân tự dành cho mình mỗi ngày ba tiếng đồng hồ để đọc và trao đổi thông tin trên mạng. Hoặc như nhà văn kiêm nhà báo Nguyễn Danh Lam dành thời gian nửa đêm về sáng mỗi ngày để đọc và viết. Đọc sách để tích lũy kiến thức cho công việc phải kể đến nhà báo Công Khanh. Tủ sách nhà anh được “cơi nới” liên tục theo quá trình hệ thống kiến thức của anh. Từ lĩnh vực dinh dưỡng, kiến trúc, khoa học hiện đại, nghiệp vụ báo chí… anh nghiên cứu sâu rộng nhờ tranh thủ tối đa thời gian. Đọc sách hiệu quả còn phụ thuộc khả năng biết chọn lựa các sách tin cậy. Điều này càng cần thiết hơn khi thế giới sách ngày một đa dạng, trùng lặp và chất lượng các ấn phẩm đang chênh lệch nhau rất lớn.
Dịch giả Phạm Viêm Phương có lần than phiền rằng ngay trong các tác phẩm của Kafka được dịch ở Việt Nam chất lượng cũng khác nhau. Và nếu không cẩn thận xem xét chất lượng bản dịch, có khi niềm yêu thích một tác giả quen thuộc lại khiến ta mất tiền mua một quyển sách tồi. Với thế giới kỹ thuật số, khái niệm “đọc sách” không chỉ là đọc từ trang giấy. Một lượng lớn bạn đọc hiện đại đang hướng đến cách cập nhật kiến thức từ mạng Internet và sách điện tử. Anh bạn làm cán bộ viện văn hóa thông tin cho biết hiện nay số sách điện tử bao gồm từ điển, sách nghiên cứu, tra cứu, sách nghiệp vụ… của anh đã có hơn 4 Gb trong máy tính. Tương tự thế, Phạm Lanh - chuyên gia về marketing - cho biết nơi cung cấp kiến thức hiệu quả cho công việc của anh là Internet. “Mạng Internet là quyển sách khổng lồ hiện nay, ta có thể tìm đọc rất nhiều điều từ đó” - Lanh nhấn mạnh. Ông Lý Trường Chiến - trưởng đại diện tạp chí Trí Tri - cũng lý giải cho chọn lựa của mình: “Tôi đọc sách bất cứ lúc nào và ở đâu. Trong thời gian biểu mỗi ngày tôi đọc sách vào lúc chiều tối. Với tôi, đọc sách không chỉ là tiếp thu kiến thức của người đi trước, tôi còn có thể từ đó tạo khả năng tự phản biện mình và phản biện tác giả. Khi đọc sách, người ta có khả năng tư duy tốt hơn khi nghe nhìn. Vì đọc sách có thể dừng lại và suy nghĩ, nghe nhìn phim ảnh thì không thể bởi nội dung cứ trôi qua trôi qua. Tôi để ý và lấy làm thú vị khi biết trong những lần nói chuyện, Bill Gates luôn nói đến việc đọc sách, đề cập đến việc đọc sách như một cách bổ sung kiến thức”.
Nếu hiểu đọc sách theo nghĩa tích lũy kiến thức một cách trực tiếp thì thày giáo Nguyễn Đức Thạch ở Phan Rang có cách “lấy” kiến thức từ việc theo dõi các chương trình game show có tính chất trí tuệ trên truyền hình. Nhiều học trò của thầy bắt đầu từ tinh thần học tập đó mà có thói quen tích lũy kiến thức từ mọi tình huống trong cuộc sống.
____________________________
TÁC DỤNG CỦA VIỆC ĐỌC SÁCH
Trong những ngôi biệt thự của các gia đình quyền quý, tỷ phú đều có một phòng thư viện gia đình rộng lớn với bao sách quý. Theo bạn họ giàu do vậy họ có thể mua được tất cả những sách họ thích, hay họ có những gì của ngày hôm nay là do say mê đọc sách từ rất sớm?
Một nhà thông thái nào đó đă từng nói: "Mỗi con người là tổng thể của những cuốn sách họ đã đọc”. Tại sao việc đọc sách lại quan trọng đến vậy?
Trước hết từ ngữ là tổng thể cúa các ý nghĩ. Mỗi một từ mới học được tương đương với một sáng kiến. Ai cũng biết, đã là sáng kiến thì vô giá. Với lý do như vậy nhiều người cho rằng số tiền kiếm được của bạn sẽ tương đương với số từ vựng bạn sở hữu. Đọc sách giúp ta luyện óc tưởng tượng. Nhân loại sẽ không ở vị trí của ngày hôm nay nếu không có óc tưởng tượng phong phú!
Sống ở thế kỷ XXI, chúng ta có rất nhiều thuận lợi. Sách đã trở thành một thứ bình thường trong cuộc sống. Một hai thế kỷ trước bạn đã không có may mắn như vậy, sinh viên học sinh thường không có điều kiện đọc sách.
Lý do thứ hai khiến ta nên đọc sách là độc giả có thể trau dồi kiến thức trong vòng vài giờ đồng hồ, trong khi đó để viết ra một cuốn sách, tác giả đã không ngừng học hỏi, nghiên cứu cùng bao người khác, chắt lọc những gì giá trị nhất trong một thời gian dài. Chúng ta không cần phải vấp ngã trên đường đời để từ đó rút ra những bài học cao quý. Kiến thức về mọi chủ đề đều đã được ghi lại rất cẩn thận ở đâu đó. Công việc duy nhất của độc giả là miệt mài tìm kiếm. Hãy tin rằng, một cuốn sách, nếu đến với bạn đúng lúc nó có thể thay đổi được cả cuộc đời bạn.
Làm thế nào để vận dụng triệt để cơ hội này? Bạn có đọc sách đề cập đến tất cả các vấn đề liên quan tới cuộc sống? Một tuần đọc hai cuốn sách, một năm hơn trăm cuốn. Trong vòng bảy năm con số sách đã đọc sẽ lên tới 700 cuốn. Theo bạn, khi đọc xong số sách đó bạn có thay đổi gì không?
Chắc bạn sẽ hỏi: "Đọc bằng cách nào? Tôi không có nhiều thời gian như vậy!”. Cuốn sách đầu tiên bạn nên đọc là cuốn sách viết về phương pháp đọc nhanh, có hiệu quả. Hãy tập theo những chỉ dẫn trong cuốn sách đó, đảm bảo tốc độ đọc của bạn sẽ tăng lên nhanh chóng. Ngoài ra, nếu bạn biết cách đọc toàn bộ tờ báo trong một thời gian ngắn, khi ấy bạn sẽ tự biết làm cách nào để đọc được hai cuốn sách trong một tuần.
Lời khuyên cuối cùng: Khi bạn gặp hay mới quen ai đó, đừng bao giờ phí thời gian vào những câu truyện phiếm không đâu, hãy hỏi về những cuốn sách hay nhất mà họ đã từng đọc. Tìm hiểu xem tại sao người ấy lại cho rằng những cuốn sách đó là vô giá. Chỉ qua vài câu xã giao, bạn đã có một tóm tắt đầy đủ về cuốn sách. Trong vài phút bạn đã có thể quyết định có nên đọc nó hay không. Con đường này rất hay dẫn bạn đến những mỏ kiến thức và thông tin vô tận.
____________________________
TẦM QUAN TRỌNG CỦA VIỆC ĐỌC SÁCHChúng ta phải thừa nhận rằng trong cuộc sống, con người không thể thiếu sách. Một trong số đó là teen chúng ta, lứa tuổi đang cần mở mang thế giới không chỉ trên các phương tiện truyền thông hiện đại mà còn phải khám phá nhiều kiến thức hơn trong sách vở.
Từ ngày xưa ông cha ta muốn cho con cháu mình biết được những thành quả mà họ đã tạo dựng được không bị mai mọt bởi thời gian. Chính vì thế mà họ đã cất công ghi chép và tích lũy lại để hình thành nên một cuốn sách. Một cuốn sách chính là toàn bộ công sức, kinh nghiệm sống …. Thông qua một cuốn sách chúng ta có thể biết được rất nhiều điều trong cuộc sống.
Tầm quan trọng của đọc sách
Tuy chúng ta đều biết rằng việc đọc sách rất quan trọng nhưng bạn có bao giờ kiên nhẫn đọc hết một cuốn sách hay một tác phẩm nổi tiếng nào không? Hay những cuốn sách mà bạn đọc rồi có thật sự giúp ích được cho bạn không, bạn có rút được gì qua cuốn sách ấy không hay chỉ đọc theo một trào lưu, một hứng thú nhất thời…
Cuộc sống ngày càng hiện đại thì vấn đề học tập được đặt ra hàng đầu. Có khá nhiều công cụ giúp chúng ta học tốt hơn. Tuy nhiên có nhiều teen ỷ lại vào các công cụ đó và ngày càng lệ thuộc vào nó. Bây giờ teen muốn có thêm kiến thức mới thì chỉ việc nghe trên các kênh truyền hình, còn những kiến thức trong sách vở thường teen không chú trọng và lười đọc.
Dũng (teen 11) chia sẻ: “Tớ có thói quen đọc sách từ lâu rồi, một phần do sở thích va một phần do tớ muốn luyện cách đọc nhanh, thông qua đó tóm tắt các ý chính vì tớ là nhân D mà. Tớ thấy rằng nhiều bạn bây giờ rất lười đọc sách. Hầu như chẳng bạn nào đủ kiên nhẫn đọc hết một cuốn sách nổi tiếng, một tác phẩm văn học nhưng lại có thể dễ dàng đọc hết được các cuốn truyện tranh dày hơn thế. Đọc sách nhiều rèn cho tớ khả năng tư duy và viết văn mạch lạc, logic hơn đó. Đọc sách giúp đầu óc thanh thản hơn, giảm stress hơn đó. Nó thật sự có ích với tớ.”
Bất cứ loại sách nào cũng có tác dụng riêng cuả nó. Sách giúp con người nâng cao tầm hiểu biết, bồi bổ trí tuệ, nuôi dưỡng đời sống tâm hồn mỗi người. Tùy theo mỗi độ tuổi mà chúng ta lựa chọn những loại sách cho phù hợp. Đối với lứa tuổi teen chúng ta thì nên đọc các các phẩm bất hủ và mang nhiều ý nghĩ, giáo dục như: “Không gia đình”, “Túp lều bác Tôm”, “Những tấm lòng cao cả”….Mỗi cuốn sách sẽ đưa chúng ta phiêu lưu vào những thế giới khác nhau. Và sách sẽ là một phần không thể thiếu trong cuộc sống này.
Những suy nghĩ sai lệnh khi đọc sách
Có nhiều teen lại có những suy nghĩ tiêu cực khi đọc sách. Nhiều bạn cứ cho rằng đọc sách là tốn thời gian nên có khi cả năm teen vẫn chưa đọc trọng vẹn một cuốn sách. Teen cứ quan niệm rằng không đọc sách cũng chẳng ảnh hưởng gì đến cuộc sống của mình, vẫn vui vẻ, vẫn bình thường. Teen cứ nói với nhau rằng thiếu gạo, thiếu thiếu tiền thì chết chứ thiếu sách thì không thể chết được. Đó là một quan niệm sai lầm, nếu không có sách thì làm sao con người có thể biết được tổ tiên mình như thế nào, những tri thức kinh nghiệm mà không được đúc kết lại thành sách thì làm sao có kiến thức mà chúng ta học đây.
Lan (teen 11): “Tớ thấy việc đọc sách chỉ dành cho những người rảnh rỗi, với lại những điều cần biết thì tivi hay chiếu rồi. Lâu lâu có chút hứng thú thì tớ đọc vài cái thôi chứ tớ không đủ kiên nhẫn đọc những quyển sách dày cộp đâu.”Teen thấy rồi đó, nếu muốn thông thái, muốn hiểu biết sâu rộng thì chúng ta không nên chỉ học về một phía, phải biết kết hợp nhiều phương pháp học với nhau mới có hiệu quả được. Đặc biệt những teen thi khối D phải tích cực đọc thêm nhiều sách để có tư liệu và vốn từ thêm phong phú. Đọc nhiều sách sẽ rất có ích cho mình, tuy nhiên cần phải lựa những cuốn sách hay và thật cần thiết để tránh tình trạng “đọc nhiều mà không hiểu được bao nhiêu”.
____________________________
ĐOẠN VĂN
Bài "Bàn về đọc sách" của Chu Quang Tiềm cho ta rất nhiều bài học tư tưởng thấm thía, đáng để ta học tập. Đó là bài học làm người, muốn mau trưởng thành thì phải thường xuyên học tập, rèn luyện tu dưỡng. Để có được học vấn thì phải thường xuyên đọc sách, nhưng đọc sách cũng cần phải có cách đọc đúng. Đọc sách cần phải đọc sao để hiểu cho sâu, nhớ cho kĩ, tránh cách đọc lướt qua. Đọc sách cần có sự chọn lọc, đọc từ những quyển cơ bản rồi đọc đến nâng cao, đọc nhiều đọc rộng đọc bao quát kiến thức rồi tóm lược lại, có như thế mới nắm chắc kiến thức.
____________________________
CHUÙC QUYÙ THAÀY, COÂ COÙ 1 TIEÁT DAÏY THAÄT HÖÙNG THUÙ!
Xöa & Nay
Nhắn tin cho tác giả Lê Trọng Hiếu @ 08:43 05/11/2012 Số lượt xem: 3927 Số lượt thích: 1 người (Lê Trọng Hiếu)Từ khóa » Hệ Thống Luận điểm Luận Cứ Của Văn Bản Bàn Về đọc Sách
-
Tóm Tắt Bàn Về đọc Sách Lớp 9 - Chu Quang Tiềm - THPT Sóc Trăng
-
Hãy Chỉ Ra Hệ Thống Luận điểm Chính Của Văn Bản Theo Bảng Sau
-
Chỉ Rõ Các Luận điểm, Luận Cứ Và Câu Văn Khái Quát Luận điểm Của ...
-
Bàn Về đọc Sách - Chu Quang Tiềm - Ngữ Văn 9 - Hoc247
-
Hãy Nêu Luận điểm Và Hệ Thống Luận Cứ Của Văn Bản - TopLoigiai
-
Giáo án Chi Tiết Văn Bản: Bàn Về đọc Sách" Của Chu Quang Tiềm.
-
Hệ Thống Luận điểm Trong Bài Văn "Bàn Về đọc Sách" Là Gì
-
Bàn Về đọc Sách - Chu Quang Tiềm, Trắc Nghiệm Ngữ Văn Lớp 9
-
Văn Bản Bàn Về đọc Sách Thuộc Kiểu Văn Bản Nào? Đặc điểm Của ...
-
Hãy Chỉ Ra Hệ Thống Luận điểm Chính Của Văn Bản Theo Bảng Sau:
-
Soạn Bài Bàn Về đọc Sách
-
Soạn Bài Bàn Về đọc Sách Ngữ Văn 9 VNEN (ngắn Gọn)
-
Tóm Tắt Văn Bản Bàn Về đọc Sách Của Chu Quang Tiềm
-
Văn Mẫu Lớp 9: Phân Tích Bàn Về đọc Sách Của Chu Quang Tiềm ...