Bản Vẽ Kỹ Thuật Bánh Răng

Những bài viết tổng hợp kiến thức hay nhất!

  • Boiler – Lò hơi, nồi hơi trong công nghiệp => Xem tại đây
  • #1 Những điều cần biết về máy nén khí => Xem tại đây
  • Vít me bi công nghiệp (Kỹ thuật cần phải biết) => Xem tại đây
  • Sử dụng động cơ Servo cần biết những điều này? => Xem tại đây
  • Bơm bánh răng thủy lực (cấu tạo, thiết kế, hoạt động) => Xem tại đây
  • Cấu tạo, nguyên lý bơm thủy lực trục vít => Xem tại đây
  • Loadcell trong kỹ thuật (nguyên lý – ứng dụng) => Xem tại đây

1/ Vẽ bánh răng trụ

ve-quy-uoc-banh-rang-tru2

Bánh răng trụ là loại bánh răng mà profin răng được hình thành trên mặt trụ tròn, bao gồm các loại sau:

  • Bánh răng trụ răng thẳng: Răng hình thành theo đường sinh của mặt trụ
  • Bánh răng trụ răng nghiêng: Răng hình thành theo đường xoắn ốc trụ
  • Bánh răng trụ răng chữ V: Răng nghiêng theo hai phía ngược chiều nhau thành dạng chữ V.

1.1/ Các thông số cơ bản của bánh răng trụ

  • Bước răng: Là khoảng cách giữa hai profin cùng phía của hai răng kề nhau đo trên đường tròn của bánh răng. ( kí hiệu là p1)
  • Mô đun: Là tỷ số giữa bước răng và số ð ( kí hiệu là m: tính bằng mm) Trị số các mô đun của bánh răng được tiêu chuẩn hoá và quy định theo TCVN 2257-77 như sau:

    • Dãy 1: 1,0; 1,25; 1,5; 2,0; 2,5; 3; 4; 5; 6; 8; 10; 12; 16; 20.
    • Dãy 2: 1,125; 1,375; 1,75; 2,25; 2,75; 3,5; 4,5; 5,5; 7; 9; 11; 14; 18; 22. ứng với mỗi mô đun m và số răng Z ta có một bánh răng tiêu chuẩn.
  • Vòng chia: Là đường tròn của bánh răng có đường kính bằng mô đun tiêu chuẩn m nhân với số răng Z của bánh răng.
    • Khi hai bánh răng ăn khớp chuẩn, hai vòng chia của hai bánh răng tiếp xúc nhau ( vòng chia trùng với vòng lăn của bánh răng)
    • Bước răng tính trên vòng tròn chia gọi là bước răng chia.
  • Vòng đỉnh: Là đường tròn đi qua đỉnh răng, đường kính của vòng đỉnh kí hiệu là da
  • Vòng đáy: Là đường tròn đi qua đáy răng, kí hiệu là df.
  • Chiều cao răng: là khoảng cách giữa vòng đỉnh và vòng đáy. chiều cao răng kí hiệu là h. chia làm hai phần:
  • Chiều cao đầu răng: (ha) là khoảng cánh hướng tâm giữa vòng đỉnh và vòng chia.
  • Chiều cao chân răng: (hf) là khoảng cách hướng tâm giữa vòng chia và vòng đáy.
  • Chiều dày răng: Là độ dài của cung tròn trên vòng chia của một răng, kí hiệu là St.
  • Chiều rộng răng: Là độ dài của cung tròn trên vòng chia của rãnh răng, kí hiệu là et.
  • Vòng tròn cơ sở: Là vòng tròn hình thành profin thân khai, kí hiệu kà db.
  • Góc ăn khớp: Là góc tạo bởi tiếp tuyến chung của hai vòng tròn cơ sở và hai vòng tròn chia tại tiếp điểm của cặp bánh răng ăn khớp chuẩn. Kí hiệu Là ỏ.

Chú ý: mô đun là thông số chủ yếu cảu bánh răng, các thông số khác của bánh răng được tính theo mô đun.

  1. Chiều cao đỉnh răng: ha = m
  2. Chiều cao chân răng: hf = 1,25.m
  3. Chiều cao răng: h = ha + hf = 2,25 m
  4. Đường kính vòng chia: d = m.Z
  5.  Đường kính vòng đỉnh: da = d + 2.ha = m(Z+2)
  6. Đường kính vòng đáy: df = d – 2df = m(Z-2,5)
  7. Bước răng: pt = ð.m
  8. Góc lượn chân răng: ủf = 0,25.m

1.1/ Quy ước vẽ bánh răng trụ

TCVN 13-78 qui định cách vẽ bánh răng trụ như sau:

  • Vòng đỉnh và đường sinh của mặt trụ đỉnh vẽ bằng nét liền đậm.
  • Vòng chia và đường sinh của mặt trụ chia vẽ bằng nét chấm gạch, không thể hiện vòng đáy và đường sinh của mặt trụ đáy.
  • Trong hình cắt dọc của bánh răng, phần răng bị cắt, nhưng quy định không kẻ các đường gạch gạch, lúc đó đương sinh đáy được vẽ bằng nét liền đậm.
  • Để biểu diễn răng nghiên hoặc răng chữ V, quy định về vài nét mảnh thể hiện hướng nghiên của răng và thể hiện rõ góc nghiêng õ.
  • Khi cần thiết có thể vẽ profin của răng. Cho phép vẽ gần đúng profin của răng thân khai bằng cung tròn như hình sau. Tâm cung tròn nằm trên vòng cơ sở, bánh kính R = d/5 ( d: là đường kính vòng chia).

Cách vẽ bánh răng trụ

  1. Khi vẽ bánh răng trụ, các kết cấu của bánh răng trụ được tính theo mô đun m và đường kính trục dB như sau:
  2. Chiều dài răng: b = (8..10).m
  3. Chiều dày vành răng: s = (2..4)m
  4. Đường kính may ơ: dm = ( 1,5 .. 1,7)bB
  5. Chiều dày đĩa: K = (0,35..0,5)b
  6. Đường kính đường tròn của tâm các lỗ trên đĩa: D’ = 0,5 ( Do + dm)
  7. Đường kính lỗ trên đĩa: do = 0,25(Do – dm)
  8. Chiều dài may ơ: lm = (1,0 .. 1,5)db.
  9. Đường kính trong vành đĩa: Do = da – (6..10)m.
  10. Trong các công thức trên khi vật liệu chế tạo bánh răng bằng thép lên lấy hệ số nhỏ, còn bằng gang lấy hệ số lớn.

ve-quy-uoc-banh-rang-tru1

2/ Vẽ quy ước bánh răng côn

ve-quy-uoc-banh-rang-con2

2.1/ Khái niệm

Bộ truyền bánh răng côn dùng để truyền chuyển động quay giữa hai trục cắt nhau, góc giữa hai trục thường bằng 90 độ.

Bánh răng côn gồm các loại: răng thẳng, răng nghiêng và răng cong … Răng của bánh răng côn được hình thành trên mặt nón, vì vậy kích thước, mô đun thay đổi theo chiều dài răng, càng về phía đỉnh côn kích thước của răng càng nhỏ.

>> Để tiện tính toán và vẽ, tiêu chuẩn quy định các thông số của mô đun, đường kính của vòng chia lấy theo mặt đáy lớn của mặt côn chia.

2.1/ Các thông số của bánh răng

  • Đường kính vòng chia: de = meZ
  • Chiều cao răng: he = 2,2.me

>> Lấy theo đường vuông góc với đường sinh của mặt côn chia, đường vuông góc này là đường sinh của mặt côn phụ.

  • Chiều cao của đỉnh răng: ha = me
  • Chiều cao chân răng: hf = 1,2 me.
  • Góc đỉnh côn của mặt côn chia:
  • Đường kính vòng đỉnh: dae = de + 2.haecosọ = me(Z + 2.cosọ)
  • Đường kính vòng đáy: dfe = de – 2.hfe.cosọ = me(Z – 2,4.cosọ)
  • Chiều dài răng b: thường lấy bằng (1/3)Re ( Chiều dài đường sinh của mặt côn chia)
  • Khi vẽ bánh răng côn ta chỉ cần biết mô đun, số răng, và góc đỉnh côn chia.

2.1/ Cách vẽ bánh răng côn

Quy ước vẽ bánh răng côn giống với quy ước vẽ bánh răng trụ. Trên mặt phẳng hình chiếu vuông góc với trục của bánh răng côn, quy định vẽ vòng đỉnh của đáy lớn và đáy bé, vòng chia của đáy lớn

Cặp bánh răng côn ăn khớp có trục cắt nhau tạo thành góc khác 900, thì hình chiếu vòng chia của bánh răng nghiêng trong mặt phẳng hình chiếu được vẽ như đường tròn.

Cặp bánh răng côn răng thẳng ăn khớp có trục vuông góc với nhau vẽ như trong trường hợp bánh răng trụ răng thẳng ăn khớp, cặp bánh răng nghiêng ăn khớp vẽ như hình 8.21 và 8.22 :

ve-quy-uoc-banh-rang-con13/ Bánh vít, Trục vít

cach-ve-quy-uoc-banh-vit-truc-vit4

3.1/ Khái niệm

Bộ truyền trục vít – bánh vít dùng để truyền chuyển động giữa hai trục chéo nhau, góc giữa hai trục chéo nhau thường là 90 độ, thông thường chuyển động được truyền từ trục vít sang bánh vít với tỷ số truyền rất lớn.

Bộ truyền này có khả năng tự hãm rất tốt. Trục vít có cấu tạo thường như trục có ren.

Tuỳ theo mặt tạo thành ren mà người ta chia ra:

  • Trục vít trụ: ren hình thành trên mặt trụ tròn.
  • Trục vít lõm: ren được hình thành trên mặt lõm tròn xoay.

3.2/ Thông số của trục vít và bánh vít

a/ Trục vít

Mô đun của trục vít và bánh vít bằng nhau, cách kích thước được tính theo mô đun đó. Chiều dài phần cắt ren b1 của trục vít được lấy theo điều kiện ăn khớp. Khi vẽ có thể lấy b1 theo công thức sau:

cach-ve-quy-uoc-banh-vit-truc-vit1

Z2: là số răng của bánh vít.

cach-ve-quy-uoc-banh-vit-truc-vit2

b/ Bánh vít

Răng của bánh vít được hình thành trên mặt xuyến. Đường kính vòng chia và mô đun của bánh vít được xác định trên mặt cắt ngang. Mô đun của bánh vít bằng mô đun của trục vít. Các thông số khác của bánh vít được tính theo mô đun và số răng.

  • Đường kính vòng chia: d2 = m.Z2
  • Đường kính vòng đỉnh: da2 = d2 + 2.ha = m(Z+2)
  • Đường kính vòng đáy: df2 = d2 + 2.hf = m(Z-2,4)
  • Chiều rộng của bánh vít b2 được lấy theo đường kính mặt đỉnh của trục vít < 0,75 da1.
  • Góc ôm của trục vít 2.ọ thường lấy bằng góc giới hạn của hai mút của bánh vít theo công thức sau: Sin ọ = b2/(da1 – 0,5m); thông thường 2.ọ = 90 .. 100
  • Đường kính đỉnh lớn nhất của vành răng: daM2 < da2 + 6.m/(Z1 + 2)
  • Khoảng cách trục giữa trục vít và bánh vít. aw = 0,5.m(q + Z2)

3.3/ Cách vẽ bánh vít và trục vít

Bánh vít và trục vít được vẽ theo TCVN 13-76. Đối với trục vít, trên mặt phẳng hình chiếu song song với trục của trục vít, vẽ đường sinh của mặt đáy bằng nét mảnh và trên mặt phẳng hình chiếu vuông góc với mặt phẳng của trục không vẽ đường tròn đáy.

Khi cần thể hiện profin của răng thì dùng hình cắt riêng phần hay hình trích.

Đối với trục vít trên mặt phẳng hình chiếu vuông góc với trục của bánh vít, vẽ đường tròn đỉnh lớn nhất của vành răng bằng nét liền đậm và vẽ đường tròn chia bàng nét chấm gạch; không vẽ đường tròn đỉnh và đường tròn đáy.

Đối với bánh vít va trục vít, tại vùng ăn khớp, đường đỉnh răng của trục vít và bánh vít đều vẽ bằng nét liềm đậm. Trên hình cắt trục vít không được vẽ nằm trước bánh vít. Xem hình 8.23 :

cach-ve-quy-uoc-banh-vit-truc-vit3

Từ khóa » Cách Vẽ Bánh Răng Trụ