Bản Vẽ Thép Sàn 2 Lớp độc đáo Nhất Hiện Nay Và Cách Bố Trí Thép Sàn ...

Nội dung

  • 1 Tìm hiểu chung về thép sàn 2 lớp
    • 1.1 Kết cấu thép sàn 2 lớp
    • 1.2 Khi nào bố trí thép sàn 2 lớp
  • 2 Cách đan thép sàn 2 lớp
    • 2.1 Cục kê
    • 2.2 Sắt kê mũ (chân chó)
    • 2.3 Bản vẽ thép sàn 2 lớp

Bản vẽ thép sàn 2 lớp có vai trò rất quan trọng đối với các công trình xây dựng. Bản vẽ thép sàn cần những quy chuẩn nào để áp dụng thi công hiệu quả? Những thông tin đáng chú ý sau đây nhất định bạn sẽ cần trong quá trình thi công công trình của mình.

Tìm hiểu chung về thép sàn 2 lớp

Kết cấu thép sàn 2 lớp

Theo các kiến trúc sư, thép sàn được bố trí 2 lớp: lớp trên và lớp dưới. Lớp dưới chịu mô-men âm, lớp trên chịu mô-men dương.

Lớp dưới: thép lớp dưới là lớp thép chịu lực, được đặt theo phương song song cạnh ngắn (chiều rộng).

Lớp trên: thép lớp trên là thép phân bố, được đặt theo phương vuông góc với thép lớp dưới.

Đối với công trình thép sàn 2 lớp này, thì việc sử dụng loại vật liệu nào là vô cùng quan trọng. Thông thường, các chuyên gia khuyên dùng các loại thép có thương hiệu trên thị trường. Chính vì vậy, sự lựa chọn phù hợp cho bạn có thể là thép Việt Nhật và thép pomina

thép sàn 2 lớp

Kết cấu thép sàn 2 lớp

Khi nào bố trí thép sàn 2 lớp

Với thép lớp dưới, sau khi buộc xong sẽ kê “cục kê” dùng để bảo vệ cho sàn. Ở giữa hai lớp thép sàn sử dụng “chân chó” để tạo khoảng cách như tính toán.

Với thép lớp trên thì thép mũ chịu mô-men âm cắt tại 1/4L(cạnh ngắn), thép có cấu tạo vuông góc với thép mũ và nằm dưới thép mũ.

Cách bố trí trên chỉ áp dụng với các công trình thiết kế nhỏ và vừa, nhà dân hay các công trình có kinh phí không lớn, phải cắt thép nên triển khai thi công sẽ vất vả hơn.

Để tiến hành thi công dễ dàng thông thường các kiến trúc sư sẽ bố trí thép sàn 2 lớp chạy song song, vừa không phải cắt thép vừa dễ kiểm tra khối lượng.

Cách đan thép sàn 2 lớp

Việc đan sắt thép sàn hiện nay được thực hiện khá chủ quan. Lí do là chủ nhà không nắm được chuyên môn xây dựng, giám sát công trình thiếu hiệu quả. Cũng có thể đơn vị thi công làm việc không hết trách nhiệm.

Cục kê

Cục kê là cục bê tông có tác dụng hỗ trợ cố định thép sàn đúng vị trí. Khi đổ bê tông đảm bảo chiều dày lớp bê tông bảo vệ cốt thép. Kích thước cục kê trong công trình thông thường từ 15mm – 20mm – 25mm. Nhiều công trình không sử dụng cục kê chuẩn mà dùng đá kích thước 10x20mm để tiết kiệm chi phí. Tuy nhiên khi đổ bê tông tác động dẫm lên cốt thép sẽ khiến viên đá bị lệch khỏi vị trí kê. Hậu quả khiến cốt thép bị rơi xuống sát lớp cốt-pha, không còn lớp bê tông bảo vệ hay lớp bảo vệ rất mỏng.

cách đan thép sàn 2 lớp

cục kê

Để kiểm tra việc bố trí thép sàn công trình của mình có đúng thiết kế hay không, gia chủ có thể dựa vào tổng độ cao khối bê tông cần đổ. Với thép 1 lớp thì khối bê tông cần ở chính giữa, thép sàn 2 lớp thì chiều dày lớp trên và lớp dưới cần bằng nhau.

Số lượng cục kê : – Với Sàn/dầm : 4 – 5 cục/m2 – Với Cột/đà : 5 – 6 cục/m2

Sắt kê mũ (chân chó)

Sắt kê mũ là bộ phận tạo nên lớp bê tông bảo vệ của sắt mũ chụp theo thiết kế và tạo khoảng cách giữa lớp thép mũ phía trên và lớp thép sàn phía dưới.

bố trí thép sàn 2 lớp

Sắt kê mũ

sắt kê mũ

Sắt kê mũ

Sắt kê mũ rất quan trọng nhưng nhiều gia chủ chủ quan không quan tâm đến chi tiết này. Với mặt sàn nhỏ thì có thể không quan trọng lắm nhưng với mặt sàn có diện tích lớn thì sẽ không tránh được các vết nứt tại các gối dầm.

Việc không sử dụng “chân chó” sẽ khiến khoảng cách giữa lớp thép mũ và lớp thép dưới sát vào nhau. Khi ta đi lại dẫm lên nhiều sẽ khiến sàn bị nứt, võng sàn giống như chiếc chảo.

Bản vẽ thép sàn 2 lớp

Tùy theo diện tích mặt sàn mà kiến trúc sư sẽ thiết kế một cách phù hợp. Dưới đây là một số mẫu bản vẽ thép sàn 2 lớp để bạn tham khảo :

bản vẽ thép sàn 2 lớp

Bản vẽ thép sàn song song.

bản vẽ thép sàn 2 lớp

Bản vẽ thép sàn thông thường.

Trên đây là một số thông tin cơ bản về bản vẽ thép sàn 2 lớp, hy vọng có thể cung cấp cho bạn đọc những kiến thức cần thiết trong quá trình thi công ngôi nhà của mình.

Từ khóa » Kết Cấu Thép Sàn 2 Lớp