Bàn Về Tính Đúng – Sai Trong “GIáo Dục Đại Chúng”
Có thể bạn quan tâm
Động từ “giáo dục“ trong tiếng Anh là “educate“. Trong bài viết này, thầy và các bạn sẽ chia sẻ một vài điều về giáo dục đại chúng.
Tra cứu trong từ điển Merriam-Webster thì thấy có vài nghĩa đáng chú ý:
- to train by formal instruction especially in a skill, trade, or profession
- to develop mentally, morally, or aesthetically especially by instruction
- to provide with information
- to persuade or condition to feel, believe, or act in a desired way
Tạm dịch: “giáo dục“ là để [1] đào tạo kĩ năng làm việc [2] phát triển về mặt tinh thần, tạo đức, mỹ học [3] cung cấp thông tin [4] thuyết phục, làm cho người khác cảm thấy, tin tưởng và cư xử theo khuôn khổ.
Tra cứu trong từ điển Longman thì biết động từ “educate” gốc Latin là phân từ của “educare“, nghĩa là “to bring up“. Trong “edu“ phải có “care“. Tương tự trong tiếng Việt, một số người nói “dạy“ và “dỗ“.
Trong suốt chiều dài lịch sử, từ sơ khai đến nay, để tồn tại và sống được trong tập thể, cộng đồng và xã hội thì một cá nhân phải biết hai thứ.
Thứ nhất, tạm gọi là quy tắc (hoặc quy luật) để sống trong cộng đồng, từ cách thức sinh hoạt cá nhân, cho tới lễ nghi, cách cư xử, tôn ti trật tự v.v.. Ví dụ, một người phải biết cách tự chăm sóc bản thân, biết cách cư xử với mọi người, hiểu được trách nhiệm đối với bản thân và những người chung quanh, biết cách tư duy, biết suy nghĩ v.v.
Nho giáo (sáng lập bởi Khổng Tử) gọi những cái vừa nêu trên trong 5 chữ, đó là nhân – lễ – nghĩa – trí – tín. Nói chung, trước tiên phải học để cho giống con người (bình thường).
Thứ hai, tạm gọi là kĩ năng (và nghề nghiệp) để làm việc, tạo ra của cải, tự nuôi sống bản thân, gia đình; và sau đó là phục vụ cộng đồng (và xã hội). Ví dụ, một người phải biết cách xây nhà, một người biết cách trồng trọt, chăn nuôi, sản xuất, kinh doanh, xây dựng v.v.. có hàng vạn kĩ năng nghề nghiệp.
Học hai cái nêu trên, dù là học cùng lúc, hay học cái trước – cái sau, có thể gọi chung là “giáo dục“.
Ban đầu thì giáo dục rất đơn giản, không cần chia môn, chia lớp, chia trường, hay định danh (gọi tên), cũng không quan trọng việc thi cử, điểm số và xếp hạng. Người đi trước biết bao nhiêu thì dạy lại cho người đi sau bấy nhiêu, dạy hết những thứ mình biết thì xem là dạy xong. Người học (cảm) thấy đã học đủ (để sử dụng) thì là học xong.
Qua thời gian, mọi chuyện được sắp xếp quy củ hơn, các ngôi trường được thành lập, chia thành từng cấp lớp dựa theo lứa tuổi, nội dung “giáo dục” chi tiết hơn, phân chia cụ thể theo từng môn, nhóm môn, từng chuyên ngành v.v.. Người dạy được chọn lọc hơn, bắt đầu hình thành hệ thống chứng chỉ và bằng cấp. Hệ thống giáo dục được định hình, từ mẫu giáo, tiểu học, trung học, rồi trường dạy nghề và trường đại học. Đại học chưa đủ thì có sau đại học.
Hệ thống giáo dục phát triển theo chiều dọc (từ thấp lên cao) rồi phát triển theo chiều ngang, mục tiêu cuối cùng vẫn là học để biết (cách) làm (con) người và biết (cách) lao động.
Khi hệ thống giáo dục ngày càng phát triển thì bắt đầu vượt ra ngoài mục đích là tạo ra con người vừa biết (cách) làm (con) người, vừa biết (cách) lao động. Giáo dục bắt đầu bị “lợi dụng” để trở thành [1] công cụ tuyên truyền và [2] cỗ máy kinh doanh.
Có lần thầy nghe nói học bằng tiến sĩ thiết kế nội thất, tiến sĩ du lịch, tiến sĩ nấu ăn v.v., nghe rất buồn cười. Tiến sĩ chuyên ngành quản lý giáo dục, nếu bỗng dưng sau một đêm, có đam mê làm nghề bơm hơi vá ép thì sẽ được gọi là tiến sĩ bơm hơi vá ép được không? Thầy thấy tên gọi này rất thú vị.
Nếu chỉ học hết phổ thông và đại học thì một người bình thường dành gần 1/4 cuộc đời (từ 12-18 năm) để đi học. Cũng phí thời gian, nhưng nhìn nhận một cách tích cực, nếu người nào có điều kiện đi học, xem đó là sở thích và lẽ sống, thì còn sống để đi học cũng xứng đáng, mãn nguyện lắm rồi.
Có lần, thầy thấy trên tường lớp học dán câu nói của Trang Tử: “Đời sống có hạn mà sự học thì vô hạn.” Thầy thì nghĩ khác một chút, kiếp này không học thì kiếp sau học tiếp, vậy có được không? Một quan điểm chỉ đúng trong một số ngữ cảnh nhất định mà thôi. Ra ngoài ngữ cảnh đó thì nó không đúng nữa.
Có người nói, học làm quái gì. Thầy nghĩ, không ai bài xích gì việc học, ở đây, ý muốn nói là học đúng cái cốt lõi. Có người nói việc học quan trọng, phải học bài bản. Đúng, vậy thì cứ xách cặp đi học hết nửa đời hoặc cả đời cũng được, không sao cả. Tất cả các quan điểm đều đáng được tôn trọng.
Cách đây vài năm, thầy có viết một bài ngắn về “giáo dục“ chia sẻ chút suy nghĩ. Lĩnh vực này luôn được tranh luận (nảy lửa) từ xưa đến nay, trong mỗi văn hóa, mỗi con người với nền tảng học vấn khác nhau thì lại có cách nhìn nhận khác nhau. Cứ thử một vấn đề “giáo dục“ được công khai trên truyền thông, sẽ có hàng vạn ý kiến khác nhau. Một số ý kiến dựa trên chính những trải nghiệm của bản thân, một số dựa trên hệ thống kiến thức đã học, chuyên môn có, không chuyên môn cũng có v.v.
GIÁO DỤC PHẢI LÀ QUY TRÌNH TƯƠNG ĐỐI TOÀN DIỆN
Cũng như nhiều chủ đề khác, có người xem quan trọng, có người không đặt nặng vấn đề. Một nhóm người nhận được sự “giáo dục” như nhau, thì có người đề cao, có người xem bình thường, có người khinh thường, thậm chí có người chửi rủa. Mỗi người đều có số phận khác nhau, từ nền tảng gia đình, tố chất, tính cách, vận may v.v. cho nên quan điểm khác nhau cũng bình thường.
Không ai đúng hoàn toàn, cũng không ai sai hoàn toàn. Người làm nghề kiến trúc thì nhìn nhận kiểu khác, người làm nghề bất động sản nhìn một kiểu, giáo viên thì có góc nhìn giáo viên, làm vận tải thì có góc nhìn của vận tải v.v. Xuất thân giàu sang thì nhìn kiểu sang giàu, xuất thân nghèo khó thì nhìn nhận kiểu nghèo khó v.v.
NHÌN NHẬN LẠI HOÀN CẢNH VÀ MỤC TIÊU TRONG GIÁO DỤC NGÔN NGỮ
Việc đi học? có người nói, ai làm sao thì mình làm vậy, làm sao cho giống xã hội, chứ thật ra cần gì học nhiều; có người ủng hộ quan điểm này, thấy cũng chẳng cần học gì nhiều; có người thì cho rằng, vậy sao được, học tập rất quan trọng, phải học nhiều; có người thì cho rằng, quan trọng là được học với bậc thầy, hay bậc thường v.v.
Hôm trước, thầy tình cờ xem đoạn phim ngắn trên trang Youtube, nói về một người ở Nepal, được người dân xem là một vị Phật tái sinh.
Bên dưới có một bình luận (comment) của một người tên James Morrison, thầy đọc thấy rất thú vị.
”Leave him alone. He thinks humans are stupid, and he’s right.” (nghĩa là, ”Hãy để anh ấy một mình. Anh ấy nghĩ mọi người đều ngu ngốc, và anh ấy đúng.”)
Bình luận này không rõ là ý gì, có thể làm một số người nghĩ đây là sự châm biếm và xúc phạm; với một số người thì bình luận này không là gì cả. Bình luận thì cũng chỉ là bình luận thôi. Và bên dưới là hàng loạt các bình luận khác trả lời (reply), giống như một xã hội thu nhỏ trong những bình luận.
Đức tin của bạn, người khác có tin hay không xem ra gì đó là vấn đề cá nhân của họ. Quan niệm về “giáo dục“ cũng vậy. Mỗi người trưởng thành đều có sự tự ý thức. Mỗi thời mỗi khác, mỗi người mỗi khác; vì vậy, đừng đem hệ giá trị của mình áp đặt cho người khác.
Từ khóa » Tính đúng Sai Tiếng Anh Là Gì
-
Tính đúng đắn Bằng Tiếng Anh - Glosbe
-
đúng Sai Bằng Tiếng Anh - Glosbe
-
Nghĩa Của Từ Phân Biệt đúng Sai Bằng Tiếng Việt
-
'đúng Sai' Là Gì?, Từ điển Tiếng Việt
-
ĐÚNG VÀ SAI Tiếng Anh Là Gì - Trong Tiếng Anh Dịch - Tr-ex
-
Top 19 đúng Sai Trong Tiếng Anh Mới Nhất 2022 - XmdForex
-
Phần Mềm Dịch Văn Bản Tiếng Anh Chuẩn Nhất Hiện Nay - Yola
-
Mệnh đề Toán Học – Wikipedia Tiếng Việt
-
Top 9 Trang Web Dịch Tiếng Anh Chuyên Ngành Chuẩn Nhất, Tốt Nhất
-
Dạng Câu Hỏi Trong Tiếng Anh