Bàn Về Vấn đề Kế Toán Cổ Phiếu Ngân Quĩ Tại Các Công Ty Cổ Phần ở ...
Có thể bạn quan tâm
Sự khác biệt
Tuy nhiên việc nhìn nhận về cổ phiếu ngân quĩ ở Việt Nam cũng còn nhiều điều chưa rõ ràng. Các công ty cổ phần khác nhau có cách hạch toán khác nhau về việc thu hồi và tái phát hành cổ phiếu ngân quĩ. Sau đây sẽ nêu sự khác biệt giữa kế toán Việt Nam và những qui định của chuẩn mực quốc tế về cổ phiếu ngân quĩ.
Theo chuẩn mực quốc tế về kế toán , “tài sản” của công ty phải là nguồn lợi kinh tế sẽ mang lại lợi nhuận cho công ty và việc mua lại cổ phiếu ngân quĩ này là luồng đi ra của tài sản doanh nghiệp.
Trong khi đó theo kế toán Việt Nam, khi công ty cổ phần mua lại những cổ phiếu do họ phát hành thì những cổ phiếu này nay trở thành tài sản đầu tư của doanh nghiệp. Cụ thể là cổ phiếu quĩ sẽ được phản ảnh vào tài khoản 121 “đầu tư chứng khoán ngắn hạn”, chi tiết 1211 – cổ phiếu. Việc hạch toán như vậy cũng có nghĩa là công ty cổ phần chuyển đổi từ vốn bằng tiền sang thành một khoản đầu tư tài chính. Khoản “đầu tư chứng khoán 121” của Việt Nam cũng được hiểu là những hoạt động đầu tư ra bên ngoài doanh nghiệp với mục đích kiếm lời. Trong khi đó cổ phiếu ngân quĩ mà công ty đang nắm giữ là những cổ phiếu hiện đang không còn lưu hành nữa, cổ tức của những cổ phiếu này cũng không phải trả, nghĩa là chẳng có khoản lợi nào được tạo ra khi công ty đang nắm giữ những cổ phiếu này. Vậy thì cổ phiếu ngân quĩ có nên xem là tài sản của doanh nghiệp hay không?
Ngoài ra cũng theo qui định của kế toán Việt Nam, số dư tài khoản 121, phần giá trị cổ phiếu ngân quĩ được ghi bằng số âm dưới hình thức ghi trong ngoặc đơn (***) đặt dưới chỉ tiêu nguồn vốn kinh doanh của mục B – nguồn vốn chủ sở hữu, bên nguồn vốn của bảng cân đối kế toán. Việc phản ánh như vậy cũng chưa thật rõ ràng, vì một khoản được xem là tài sản, nhưng khi trình bày trên bảng cân đối kế toán lại phản ánh bên nguồn vốn.
Tại một doanh nghiệp khác, hội đồng quản trị quyết định dùng các quĩ doanh nghiệp để mua lại các cổ phiếu làm cổ phiếu ngân quĩ như quĩ đầu tư phát triển, quĩ khấu hao...cách hạch toán như vậy sẽ trực tiếp thay đổi vốn chủ sở hữu (vốn chủ sở hữu giảm). Ví dụ sau đây sẽ cho thấy việc hạch toán cổ phiếu ngân quỹ làm giảm vốn chủ sở hữu: công ty cổ phần B có bảng cân đối kế toán trước khi mua lại cổ phiếu làm cổ phiếu quĩ như sau: (trích)
Nguồn vốn chủ sở hữu: 10.140.000.000
Nguôn vốn kinh doanh: 10.000.000.000
(cổ phiếu thường 1.000.000 cổ phiếu, mệnh giá 10.000 đ/cổ phiếu)
Quĩ đầu tư phát triển: 20.000.000
Lợi nhuận chưa phân phối: 120.000.000
Giả sử công ty B dùng quĩ đầu tư phát triển mua lại 2.000 cổ phiếu để làm cổ phiếu ngân quĩ, giá mua đúng bằng mệnh giá 10.000 đ/ cổ phiếu. Vậy bảng cân đối kế toán sau khi mua lại sẽ là:
Nguồn vốn chủ sở hữu 10.120.000.000
Nguồn vốn kinh doanh 10.000.000.000
(cổ phiếu thường 1.000.000 cổ phiếu, mệnh giá 10.000 đồng/cổ phiếu
Lợi nhuận thực hiện 120.000.000
Vậy tổng vốn sở hữu có giảm đi, tuy nhiên giá trị phần vốn điều lệ không thay đổi, phần mô tả cổ phiếu trên nếu mô tả là 998.000 cổ phiếu thì cũng không chính xác (vì nếu lấy vốn kinh doanh là 10.000.000.000 chia cho số cổ phiếu thì mệnh giá bây giờ tăng thành 10.020 đ >10.000 đồng/cổ phiếu). Nếu vẫn tiếp tục mô tả 1.000.000 cổ phiếu thì cũng không phải vì thực sự chỉ có 998.000 cổ phiếu đang lưu hành còn 2.000 cổ phiếu ký quĩ hiện đang không còn lưu hành nữa. Ngoài ra chẳng có sự trình bày thích hợp nào khác trên bảng cân đối kế toán cho thấy được những chi phí bỏ ra để mua lại cổ phiếu ngân quĩ.
Sau khi giữ cổ phiếu ngân quĩ một thời gian, khi có nhu cầu, công ty cổ phần có thể tái phát hành lại cổ phiếu ngân quĩ. Theo kế toán Việt Nam khi đó phần chênh lệch giữa giá bán cổ phiếu ngân quĩ ra thị trường và giá mà công ty cổ phần đã mua lại những cổ phiếu này trước kia sẽ được xem như doanh thu hay chi phí hoạt động tài chính, hoặc có một số doanh nghiệp hạch toán trực tiếp làm tăng hay giảm lợi nhuận chưa phân phối. Như đã đề cập ở phần trên, theo chuẩn mực kế toán quốc tế qui định (SIC 16) là “không có khoản thu nhập hay mất mát nào ghi nhận trên báo cáo thu nhập liên quan đến việc bán, phát hành hay chấm dứt sử dụng của cổ phiếu ngân quĩ”. Vậy việc phản ánh của kế toán Việt Nam liên quan đến việc tái phát hành của cổ phiếu ngân quĩ là chưa chính xác.
Cách giải quyết
Để khắc phục nhược điểm của cách hạch toán như hiện nay, đồng thời làm cho việc hạch toán cổ phiếu ngân quĩ phù hợp với thông lệ quốc tế và vẫn phù hợp với hệ thống kế toán Việt Nam, chúng tôi đưa ra cách giải quyết như sau:
Bên cạnh việc ban hành thêm tài khoản “nguồn vốn góp trội so với mệnh giá” –TK418 (đã đề cập trong tạp chí Phát triển kinh tế số 146, tháng 12.2002, cần ban hành thêm tài khoản “ Cổ phiếu ngân quĩ “ – TK419
Tài khoản “cổ phiếu ngân quĩ” là tài khoản điều chỉnh giảm nguồn vốn, dùng phản ánh giá trị của cổ phiếu ngân quĩ, tính theo giá mua lại của cổ phiếu ngân quĩ trên thị trường. Tài khoản này dùng để điều chỉnh giảm cho nguồn vốn kinh doanh vì khi cổ phiếu quĩ tăng lên, cũng có nghĩa là nguồn vốn kinh doanh bị giảm, do vậy tài khoản này có kết cấu ngược lại với tài khoản nguồn vốn kinh doanh. Trên bảng cân đối kế toán, chi tiêu này sẽ bị trừ ra khỏi nguồn vốn kinh doanh
Bên nợ: - Tăng cổ phiếu ngân quỹ khi công ty mua lại cổ phiếu do họ phát hành để làm cổ phiếu quĩ
Bên có: - Giảm cổ phiếu quĩ khi công ty tái phát hành lại cổ phiếu quĩ ra thị trường
Số dư nợ - Giá trị cổ phiếu quĩ hiện công ty đang nắm giữ
Phương pháp phản ánh và thông tin trên báo cáo tài chính
Khi công ty cổ phần mua lại cổ phiếu của chính họ, tạm thời công ty lưu giữ các cổ phiếu này để sau này dùng lại, các cổ phiếu ngân quĩ khi đó được hạch toán vào tài khoản riêng : “ cổ phiếu ngân quĩ ”.
Ví dụ công ty X hiện đã phát hành và đang lưu hành 5.000 cổ phiếu thường với mệnh giá 10.000 đ/ cổ phiếu, phần vốn góp trội hơn mệnh giá hiện có số dư đó là 350.000.000 đồng. Giả sử công ty X quyết định mua lại 10% số cổ phiếu đang lưu hành (10% x 5.000 cổ phiếu = 500 cổ phiếu) với giá thị trường hiện tại 95.000 đ/cổ phiếu. Vậy kế toán ghi nhận việc mua lại này như sau :
Nợ”cổ phiếu ngân quĩ “(419): 47.500.000
Có 111,112: 47.500.000
Trên bảng cân đối kế toán , chỉ tiêu này được phản ánh như sau :
Trích bảng cân đối kế toán
Nguồn vốn chủ sở hữu
Nguồn vốn kinh doanh
(5.000 cổ phiếu, mệnh giá 10.000 đ/cổ phiếu) 50.000.000
Nguồn vốn góp trội so với mệnh giá: 350.000.000
Tổng số vốn góp: 400.000.000
Trừ
Cổ phiếu ngân quĩ: (47.500.000)
Tổng nguồn vốn chủ sở hữu: 352.500.000
Sau một thời gian, công ty cổ phần quyết định tái lưu hành lại cổ phiếu quĩ. Giá bán của cổ phiếu ngân quĩ lúc này thường khác với giá mà trước kia công ty đã bỏ ra mua chúng. Khi đó phần chênh lệch giữa giá bán và giá mua lại trước kia của cổ phiếu quĩ sẽ được phản ảnh vào tài khoản vốn góp trội so với mệnh giá:
-Nếu giá bán của cổ phiếu quĩ 97.000 đ/cổ phiếu, cao hơn giá mua lại trước kia, bút toán ghi nhận sẽ là:
Nợ 111,112: 48.500.000
Có “ cổ phiếu ngân quĩ” (419): 47.500.000
Có “nguồn vốn góp trội so với mệnh giá”(418): 1.000.000
Trích bảng cân đối kế toán
Vốn chủ sở hữu
Nguồn vốn kinh doanh (5.000 cổ phiếu, mệnh giá 10.000 đ/ cổ phiếu): 50.000.000
Nguồn vốn góp trội hơn mệnh giá: 351.000.000
Tổng số vốn góp: 401.000.000
Tổng nguồn vốn sở hữu: 401.000.000
-Nếu giá bán của cổ phiếu quĩ 90.000 đ/ cổ phiếu, thấp hơn giá mua lại trước kia, bút toán ghi nhận sẽ là :
Nợ 111,112: 45.000.000
Nợ”nguồn vốn góp trội so với mệnh giá” (418): 2.500.000
Có “cổ phiếu ngân quĩ”(419): 47.500.000
Trích bảng cân đối kế toán
Vốn chủ sở hữu
Nguồn vốn kinh doanh:
(5.000 cổ phiếu, mệnh giá 10.000 đ/cổ phiếu): 50.000.000
Nguồn vốn góp trội so với mệnh giá: 347.500.000
Tổng số vốn góp: 397.500.000
Tổng nguồn vốn chủ sở hữu: 397.500.000
Trường hợp số dư tài khoản vốn góp trội hơn mệnh giá không đủ để bù đắp phần vượt trội do giá bán thấp hơn giá mua lại của cổ phiếu ngân quĩ, thì lúc đó phải lấy thêm phần lợi nhuận chưa phân phối của họat động kinh doanh để bù đắp. Khi đó kế toán ghi nhận :
Nợ 111,112
Nợ”nguồn vốn góp trội so với mệnh giá”(418)
Nợ “lãi chưa phân phối-421”
Có “cổ phiếu ngân quĩ”(419)
(Theo TCKTPT)
[Top]Từ khóa » Kết Cấu Tài Khoản Kế Toán 419
-
Hệ Thống Tài Khoản - 419. Cổ Phiếu Quỹ. - Báo Cáo Tài Chính
-
Hạch Toán Cổ Phiếu Quỹ Tài Khoản 419 Theo TT 133
-
TÀI KHOẢN 419 - CỔ PHIẾU QUỸ (Thông Tư 200/2014/TT-BTC)
-
Sơ đồ Chữ T Tài Khoản 419"Cổ Phiếu Quỹ" Theo TT133
-
Hướng Dẫn Hạch Toán Tài Khoản 419 – Cổ Phiếu Quỹ
-
Thông Tư 133-2016 - điều 54. Tài Khoản 419 - Cổ Phiếu Quỹ
-
Định Khoản Các Giao Dịch Liên Quan đến Tài Khoản 419 – Cổ Phiếu Quỹ
-
Cách Hạch Toán Cổ Phiếu Quỹ (Cập Nhật 2022) - Luật ACC
-
Thông Tư Số 200/2014/TT-BTC Hướng Dẫn Chế độ Kế Toán Doanh ...
-
Kết Cấu Và Nội Dung Phản ánh Của Tài Khoản 419 – Cổ Phiếu Quỹ
-
Cổ Phiếu Quỹ Là Gì? Đặc điểm Và Quy định Về Cổ Phiếu Quỹ
-
Cách Hạch Toán Vốn đầu Tư Của Chủ Sở Hữu - Tài Khoản 411
-
Cổ Phiếu Quỹ Là Gì? Quy định Về Cách Hạch Toán ... - Luật Dương Gia