Bandwidth (Băng Thông) Là Gì? Cách Tính Băng Thông Hosting
Có thể bạn quan tâm
Băng thông (bandwidth) là gì?
"Băng thông (tên tiếng anh là bandwidth) là tốc độ tối đa mà trang web có thể truyền tải trong 1s. Hay nói cách khác, nó là dung lượng của liên kết mạng để truyền tải dữ liệu tối đa giữa website với người dùng tính trong 1 đơn vị thời gian."
Đối với website, băng thông mô tả số lượng dữ liệu tối đa mà người truy cập có thể upload và download giữa website với máy tính được tính trong 1 đơn vị thời gian. Đây chính là số lượng dung lượng tối đa bạn được phép truyền tải dữ liệu mỗi tháng trên website.
Băng thông được biểu hiện bằng đơn vị bit/s, tức là số bit truyền tải trong 1s. Nếu băng thông lớn thì tốc độ truyền tải dữ liệu nhanh, và ngược lại.
Băng thông là tốc độ tối đa mà trang web có thể truyền tải trong 1s
Băng thông rộng là gì?
Băng thông rộng là đường truyền tải dữ liệu có khả năng truyền nhiều tín hiệu và đường truyền trong cùng một lúc. Trong đó, đường dẫn truyền tồn tại ở nhiều dạng như cáp quang, cáp đồng trục, cáp xoắn đôi, và radio.
Hiện nay, băng thông rộng trong internet được dùng để chỉ bất kỳ cách thức truy cập internet tốc độ cao có kết nối xuyên suốt và nhanh.
Băng thông quốc tế để làm gì?
Băng thông quốc tế là tốc độ đường truyền của mạng internet từ một quốc gia đi ra ngoài phạm vi lãnh thổ của nó. Ví dụ, từ Việt Nam truyền đi Singapore.
Vì truyền đi với khoảng cách địa lý xa nên băng thông quốc tế hầu hết thường chưa cao. Bởi nhà mạng trong nước đều thuê lại băng thông của các Công ty Viễn thông nước ngoài, và chi phí khá đắt đỏ. Đây chính là lý do đường truyền quốc tế hay bị nghẽn, thậm chí ngắt kết nối do đứt tuyến cáp quang biển.
Đơn vị đo băng thông internet
Lúc đầu, đơn vị đo băng thông là bit/giây (bps). Tuy nhiên, theo thời gian, bandwidth ngày càng lớn nên đơn vị dùng để đo cũng tăng cao hơn như Megabit/giây (Mbps), Gigabit/giây (Gbps), Terabit/giây (Tbps).
Cụ thể:
- 1 Kb = 1.000 B.
- 1 Mb = 1.000 Kb = 1.000.000 B.
- 1 Gb = 1.000 Mb = 1.000.000.000 B.
- 1 Tb = 1.000 Gb = 1.000.000.000.000 B.
Lớn hơn Terabit là Petabit, Exabit, Zettabit, Yottabit. Mỗi đơn vị đứng sau sẽ lớn gấp 10 lần so với đơn vị liền kề trước nó.
Bên cạnh đó, bandwidth cũng được biểu thị bằng Byte/giây (Bps).
Ví dụ: 100 Megabyte/giây được biểu thị là 100 MB/s hoặc 100 MBps.
Phương pháp đo băng thông
Đo băng thông viettel hay các mạng internet khác sẽ giúp đảm bảo tất cả các kết nối bị tính phí được hoạt động đúng thông số mà nhà cung cấp dịch vụ internet (ISP) đã cam kết.
Đối với các hộ gia đình sử dụng internet, người dùng có thể tận dụng công cụ kiểm tra băng thông trực tuyến như DSLReports, để biết mức độ kết nối đã đúng với gói dịch vụ đăng ký với ISP chưa.
Đối với doanh nghiệp, người dùng nên sử dụng tiện ích Test TCP (TTCP), PRTG Network Monitor:
- TTCP: Tiện ích này có khả năng đo được thông lượng mạng IP giữa 2 server. Trong đó, 1 server là bên nhận, server còn lại là bên gửi. Sau đó, mỗi máy chủ sẽ hiển thị số byte được truyền tải, cùng thời gian chuyển 1 chiều của gói tin.
- PRTG: Tiện ích giúp cung cấp biểu đồ, giao diện đồ họa một cách trực quan để thể hiện xu hướng của băng thông trong một khoảng thời gian dài. Chưa dừng tại đó, PRTG còn đo được lưu lượng giữa những giao diện khác nhau.
Ngoài ra, bạn cũng có thể tận dụng 5 phần mềm đo băng thông mạng phổ biến sau để kiểm tra thông số bandwidth:
LAN Speed Test (Lite)
Đây là phần mềm kiểm tra tốc độ mạng internet nổi tiếng và được nhiều người sử dụng nhất hiện nay.
Ưu điểm:
- Phần mềm thuộc dạng portable, tức là có thể chạy mà không cần cài đặt.
- Thao tác kiểm tra đơn giản, dễ sử dụng.
- Cho phép kiểm tra chi tiết các thông số internet như tốc độ, thời gian sử dụng, tốc độ upload, tốc độ download…
- Có tính năng trích xuất và in dữ liệu, phục vụ cho mục đích báo cáo.
- Dung lượng ít, chỉ 123kb.
- Hoạt động được trên các phiên bản Windows cũ như 2000 – 2007.
>> Link download: https://totusoft.com/index.php
Real Network Monitor
Phần mềm này yêu cầu máy tính phải cài đặt thì mới có thể sử dụng được. Đồng thời, máy tính bắt buộc phải có sẵn .NET Framework.
Ưu điểm:
- Hoàn toàn miễn phí.
- Dễ sử dụng.
- Dung lượng tương đối thấp, khoảng 3MB.
- Tương thích với hệ điều hành Windows XP đến Windows 8.
- Phần mềm hiển thị thông tin chi tiết về kết nối như tốc độ kết nối internet tại thời điểm kiểm tra, tốc độ download và upload hiện tại, tốc độ download và upload tối đa, dung lượng đã download và upload tính từ lúc kích hoạt phần mềm, dụng lượng download và upload trong ngày.
>> Link download: https://www.download82.com/download/windows/real-network-monitor/
NetStress
Ưu điểm:
- Hoàn toàn miễn phí.
- Có khả năng kiểm tra tốc độ internet, cấu hình, benchmark hiệu năng.
- Tự động kiểm tra IP người dùng.
- Hiển thị giao diện trực quan bằng đồ thị, kiểm tra các thông số của đường truyền internet theo thời gian thực.
>> Link download: https://sourceforge.net/projects/netstress/
NetIO-GUI
Đây là một phần mềm khá toàn diện để đánh giá băng thông FPT, Viettel, VNPT; hệ thống mạng; máy chủ …
Ưu điểm:
- Giao diện đơn giản.
- Cho phép người dùng dễ dàng theo dõi kết quả kiểm tra trên cả máy chủ lẫn máy tính cá nhân. Đối với máy chủ, bạn chọn Start Server, rồi điền IP và chọn kết nối là TCP hay UDP để tiến hành kiểm tra.
>> Link download: https://sourceforge.net/projects/netiogui/
PsPing
Đây là phần mềm thuộc nhóm PsTools – một bộ công cụ ping mạng nổi tiếng do Mark Russinovich phát triển.
Ưu điểm:
- Cho phép kiểm tra kết nối mạng.
- Hỗ trợ Ping mạng TCP.
- Có tính năng kiểm tra tốc độ của các xử lý request I/O.
- Đo băng thông.
- Hiển thị kết quả kiểm tra trên màn hình.
- Cung cấp tính năng tạo biểu đồ, đưa vào bảng tính Spreadsheet.
>> Link download: https://docs.microsoft.com/en-gb/sysinternals/downloads/psping
Đối với cách đo băng thông quốc tế, bạn cũng có thể áp dụng các phương pháp trên.
Các dạng băng thông mạng máy tính
Băng thông được chia thành các loại sau:
Dựa vào phạm vi sử dụng:
- Băng thông trong nước: Là loại băng thông được sử dụng cho mục đích trao đổi, tương tác với các máy chủ đặt tại cùng một quốc gia. Loại băng thông này rất phù hợp cho mạng nội bộ.
- Băng thông quốc tế: Là băng thông được sử dụng để tương tác, trao đổi thông tin của các máy chủ đặt tại nhiều nước trên thế giới. Ở Việt Nam có các nhà cung cấp băng thông quốc tế FPT, Viettel, VNPT. Tuy nhiên, nhược điểm của loại băng thông này là khi gặp sự cố đứt cáp quang biển, thì tín hiệu internet bị gián đoạn, và người dùng không thể truy cập vào website nước ngoài. Hoặc họ có thể truy cập được nhưng tốc độ cực kỳ chậm.
Dựa vào dung lượng sử dụng:
- Băng thông được cam kết: Là lượng băng thông cố định được nhà cung cấp dịch vụ cam kết để kết nối internet. Khi lượng băng thông này được sử dụng hết, người dùng phải trả phí để tiếp tục kết nối mạng.
- Băng thông được chia sẻ: Là bandwidth được dùng cùng lúc cho nhiều máy chủ khác nhau, nhằm hạn chế tình trạng máy chủ bị đơ.
- Băng thông riêng: Đây là loại băng thông mà người dùng phải trả phí để được toàn quyền sử dụng và không cần chia sẻ với bất kỳ ai.
Giới hạn băng thông nghĩa là gì?
Giới hạn băng thông là chức năng cho phép người dùng hạn chế hoạt động dowload, và upload của khách truy cập internet, nhằm đảm bảo đường truyền luôn hoạt động ổn định.
Ưu điểm của giới hạn băng thông là hạn chế tình trạng quá tải của mạng không dây. Đặc biệt, đối với băng thông 4G, 3G thì tính năng này cực kỳ hữu ích. Từ đó, các vấn đề như ngắt quãng truy cập, mạng lag, chậm, đụng IP… sẽ không xảy ra. Cuối cùng, nó giúp cho các thiết bị có tốc độ truy cập mạng ổn định, và đồng đều nhau.
Băng thông không giới hạn là gì?
Nhiều người đăng ký dịch vụ hosting thường có xu hướng chọn gói băng thông không giới hạn để tốc độ truy cập website luôn được ổn định, nhanh, và khách có thể thao tác nhiều tác vụ cùng lúc trên trang. Thậm chí, ngay cả khi lưu lượng tăng đột biến thì đường truyền cũng không bị ảnh hưởng.
Thực chất, băng thông không giới hạn có nghĩa là lượng băng thông rộng, và nó nằm trong phạm vi lưu trữ của công ty cung cấp dịch vụ. Tất nhiên, đối với các đơn vị hosting uy tín, chất lượng thì số lượng bandwidth này khá lớn, nên chắc chắn thừa sức đáp ứng nhu cầu cho các website có lượng truy cập khủng. Vì vậy, khi chọn các gói băng thông này, bạn không cần lo lắng các vần đề liên quan đến tốc độ download, upload của trang. Tuy nhiên, bạn nên cân nhắc giữa chi phí đầu tư, và lợi ích để tránh tình trạng lãng phí tài nguyên.
Cách phòng tránh, khắc phục tình trạng bóp băng thông hosting là gì?
Điều tiết băng thông còn được gọi là bóp băng thông. Đây là hành động do nhà cung cấp dịch vụ internet, hoặc nhân viên quản lý hệ thống mạng thực hiện, để làm giảm tốc độ đường truyền internet thấp hơn mức tối đa có thể truyền tải. Hoạt động bóp băng thông đôi khi diễn ra tại nhiều thiết bị, hoặc ở các website hay dịch vụ.
Nếu nghi ngờ đường truyền bị bóp băng thông, bạn có thể kiểm tra bằng công cụ Glasnost hoàn toàn miễn phí. Ngoài ra, thêm một dấu hiệu để bạn dễ dàng phát hiện có bị bóp băng thông hay không, đó là vào những ngày cuối tháng nếu thấy đường truyền yếu đột ngột, thì chắc chắn nhà mạng đã điều tiết giảm.
Để phòng tránh tình trạng này, bạn nên dùng mạng riêng ảo (VPN). Vì khi dùng VPN, tất cả các gói dữ liệu được mã hóa, gây khó khăn cho nhà mạng trong quá trình nhận diện. Do đó, họ sẽ không phát hiện lịch sử truy cập của bạn nên không thể bóp băng thông.
Độ trễ băng thông mạng Viettel là gì?
Độ trễ băng thông là thuật ngữ thường được sử dụng để mô tả sự chậm trễ xảy ra trong quá trình xử lý dữ liệu. Nếu độ trễ càng nhỏ thì tốc độ đường truyền càng nhanh, và ngược lại.
Để khắc phục độ trễ, bạn cần tìm ra nguyên nhân cốt lõi của nó. Một số nguyên nhân có thể gây ra vấn đề này là đứt cáp quang AAG, máy chủ bị lỗi, quá tải truy cập, modem bị lỗi, máy tính bị nhiễm virus, do nhà cung cấp mạng…
Phân biệt giữa băng thông và tốc độ internet
Băng thông là số lượng dữ liệu được download, upload giữa máy tính với website trên internet. Còn tốc độ internet hay tốc độ trang là độ nhanh, hoặc chậm của dữ liệu truyền tải.
Thông thường, nhà cung cấp dịch vụ internet giới hạn băng thông khác nhau cho quá trình download và upload. Cụ thể, băng thông download cao hơn upload, do thói quen người dùng internet thường tải về máy tính nhiều hơn việc up dữ liệu lên mạng.
3 vấn đề thường gặp về băng thông đường truyền là gì?
Băng thông quá ít
Hạn chế băng thông sẽ khiến cho các tác vụ mất nhiều thời gian để hoàn thành. Bên cạnh đó, nó cũng làm cho quá trình sao lưu diễn ra lâu hơn.
Băng thông ít còn làm kéo dài thời gian trễ khi thực hiện bất kỳ hành động nào. Và tất nhiên, ngay cả các cuộc gọi VoIP cũng có chất lượng, âm thanh kém.
Băng thông quá nhiều
Mặc dù băng thông nhiều sẽ giúp tốc độ truy cập trang web tăng nhưng nó có điểm hạn chế là gây ra sự tốn kém.
Độ trễ
Độ trễ cao làm cho dữ liệu không sử dụng hết khả năng của mạng internet nên dẫn đến việc giảm băng thông tương đối nhiều.
Băng thông bao nhiêu là đủ cho website?
Để tính lượng băng thông lưu trữ cho website, bạn có thể tham khảo công thức sau:
Băng thông web hosting = Kích thước trung bình của một trang × Số lượng khách truy cập trung bình mỗi tháng × Số lần truy cập trang trung bình của mỗi khách
Ví dụ:
- Trang chủ: 2.4 MB
- Blog có 25 bài viết với tổng dung lượng: 30 MB
- Như vậy, kích thước trung bình của mỗi trang: (30 mB + 2.4 MB) : 26 trang = 1.25 MB
- Phép tính cơ bản trên giúp bạn dễ dàng ước lượng được lương băng thông cần có để web tiêu thụ.
- Trong trường hợp, bạn không có số liệu về thì có thể sử dụng công cụ Pingdom để kiểm tra dung lượng tải của trang web. Sau đó, bạn áp dụng công thức trên để tính lượng băng thông cần.
Băng thông wifi bao nhiêu là đủ?
Thật khó để xác định chính xác lượng băng thông wifi đủ vì mỗi người sẽ có những nhu cầu truy cập khác nhau. Sau đây, Hosting Việt tổng hợp một số tốc độ tải wifi và thông tin của nó như sau:
- Tốc độ tải 1 – 6Mbps: Đây là mức kết nối thấp nhất của wifi, phù hợp cho 1 người dùng. Tốc độ này chỉ tồn tại ở đường truyền bằng đồng, còn hiện nay đường truyền mạng hầu hết là dây cáp quang. Trong dải tốc độ này thì chỉ có thể chạy các ứng dụng cơ bản, truy cập email, vào website; nhưng không thể chơi game online hay xem phim. Tất nhiên, tình trạng băng thông wifi bị nghẽn cũng xảy ra thường xuyên hơn.
- Tốc độ tải 6 – 15Mbps: Tốc độ này đáp ứng cho nhu cầu xem phim, chơi game online cơ bản, và giải trí ở mức trung bình cho gia đình 1 - 2 người.
- Tốc độ tải 15 – 30Mbps: Là tốc độ chuẩn tại Việt Nam và được sử dụng phổ biến nhất. Với tốc độ này, người dùng có thể lướt web mượt mà, download mạnh và chơi game online dễ dàng. Phù hợp cho gia đình không quá 5 người.
- Tốc độ 30 - 50Mbps: Đáp ứng nhu cầu sử dụng, truy cập lớn, có thao tác quan trọng trên internet. Với wifi có tốc độ này, vấn đề lag sẽ không xảy ra. Đường truyền này phù hợp cho gia đình đông người, người kinh doanh trực tuyến, cửa hàng.
- Tốc độ tải trên 50Mbps: Tốc độ này phù hợp cho các doanh nghiệp, quán game,… Vì đây mạng wifi có băng thông rộng, tốc độ cao nên khả năng tương tác nhanh gấp nhiều lần.
Lựa chọn băng thông nghĩa là gì?
Đây là việc bạn chọn lựa gói băng thông cho nhu cầu sử dụng của mình. Điều này rất quan trọng, nhằm giúp bạn có trải nghiệm internet tốt.
Nếu chọn gói băng thông thấp thì chi phí tiết kiệm nhưng đi kèm với đó là nhiều hạn chế trong quá trình sử dụng. Còn gói băng thông cao quá lại gây lãng phí, cho dù bạn dùng internet thoải mái. Vì vậy, bạn phải cân nhắc nhu cầu của mình để vừa tiết kiệm chi phí, vừa có sự trải nghiệm mượt mà.
Ảnh hưởng của băng thông hosting là gì đối với website
Giới hạn băng thông sẽ tùy vào gói dịch vụ bạn đã chọn từ nhà cung cấp. Bandwidth càng cao thì dữ liệu được phép truyền càng lớn. Khi bandwidth hết, tất cả yêu cầu truy cập website đều bị từ chối.
Do đó, bên cạnh việc sở hữu website chuyên nghiệp, bạn phải sử dụng gói hosting có băng thông rộng. Điều này giúp đảm bảo đường truyền dữ liệu không bị gián đoạn, đặc biệt là vào giờ cao điểm.
Bandwidth càng lớn thì tốc độ xử lý yêu cầu truy cập càng nhanh. Đồng thời, nó còn cho phép nhiều người dùng truy cập cùng một lúc mà website vẫn mượt mà.
Giới hạn băng thông nghĩa là gì?
Giới hạn băng thông (tiếng Anh là Bandwidth Limit) là chức năng hạn chế hoạt động truyền tải dữ liệu (dowload hoặc upload) của người truy cập trên mạng internet, nhằm đảm bảo sự ổn định của chất lượng đường truyền cho các thiết bị.
Cách tính băng thông hosting
Để dự tính được băng thông cần thiết cho website, bạn dùng công thức tính bandwidth sau:
Bandwidth hosting = kích thước trung bình của trang x số lượng người truy cập trung bình mỗi tháng x số lần truy cập trang trung bình của mỗi khách.
Ví dụ:
- Kích thước trang chủ: 2,4MB
- Tổng số bài viết ngẫu nhiên trên website: 25 bài, tương ứng dung lượng 30MB.
Như vậy, kích thước trung bình của trang là: (30MB + 2,4MB) ÷ 26 trang = 1,25MB
Dựa vào cách tính trung bình trang này, kết hợp cùng ước tính số lượng người truy cập mỗi tháng, bạn sẽ chọn được gói băng thông viettel hay bất kỳ nhà cung cấp dịch vụ internet nào phù hợp với nhu cầu.
Cách phòng và khắc phục tình trạng bóp băng thông
Nhà cung cấp dịch vụ internet hoặc nhân viên quản trị mạng đôi khi bóp băng thông để giảm tốc độ đường truyền xuống mức thấp hơn mức tối đa của nó.
Việc này diễn ra ở nhiều thiết bị, thậm chí cũng có khi nó xảy ra ngay chính trên website hoặc dịch vụ bạn đang dùng.
Nếu nghi ngờ nhà mạng thực hiện việc trên, bạn hãy tiến hành đo băng thông. Ví dụ như sử dụng công cụ đo Glasnost hoàn toàn miễn phí. Hay bạn cũng có thể chú ý đến tốc độ internet. Nếu đường truyền bị yếu vào cuối tháng thì có khả năng cao nhà mạng đã điều tiết giảm băng thông.
Cách tránh bị bóp băng thông là bạn dùng mạng riêng ảo (Virtual Private Network – VPN). Với VPN, các gói dữ liệu được mã hóa nên khó nhận diện. Do đó, nhà mạng sẽ không phát hiện dấu vết truy cập internet của bạn. Tất nhiên, lúc này họ cũng không áp dụng được kỹ thuật bóp băng thông.
Sự khác biệt giữa tốc độ trang và băng thông
Như phần trên Hosting Việt đã chia sẻ, băng thông là tổng số lượng dữ liệu được download và upload giữa website và máy tính người dùng. Còn tốc độ trang là độ nhanh hay chậm của dữ liệu truyền tải.
Thông thường, nhà cung cấp dịch vụ internet giới hạn mức băng thông khác nhau giữa download và upload. Hầu hết băng thông upload sẽ thấp hơn download, do người dùng phần lớn đều có xu hướng download dữ liệu từ internet hơn upload.
Các thông số cần biết về băng thông hosting là gì?
Trước khi quyết định thuê băng thông hosting, bạn cần tìm hiểu các thông số kỹ thuật sau:
- Disk Space: Thông số chỉ dung lượng của ổ cứng.
- Addon domain: Là số lượng tên miền được thêm vào.
- Parked domain: Đây là tên miền phụ đại diện cho domain chính. Điều này có nghĩa khi người truy cập gõ tên miền phụ thì nó sẽ trỏ về tên miền chính.
- FTP (File Transfer Protocol): Nếu máy chủ hỗ trợ FTP, bạn sẽ được phép dùng phần mềm FTP kết nối với máy chủ, tải các tập tin dữ liệu hay cập nhập website.
- MSSQL hoặc MySQL: Số lượng cơ sở dữ liệu của gói hosting. Mỗi website thường chạy một cơ sở dữ liệu.
- Hosting Controller hoặc Cpanel: Là một phần mềm web hỗ trợ khách hàng trong việc quản lý hosting. Nó cung cấp nhiều tính năng quản lý database, thư mục, sub-domain, backup dữ liệu,…
Phương pháp tăng dung lượng lưu trữ của băng thông
Trang web tải chậm gây ra nhiều bất tiện cho người dùng và nguyên nhân không gì khác chính là sự hạn chế của băng thông. Vì vậy, để tăng dung lượng băng thông của web server, bạn có thể áp dụng các cách sau:
- Nén các tập tin dữ liệu website: Việc này vừa giúp website tải nhanh hơn, vừa tăng cường khả năng bảo mật code.
- Tối ưu hình ảnh: Hình ảnh có kích thước vừa đủ nhưng vẫn đảm bảo độ sắc nét sẽ giúp giảm dung lượng băng thông sử dụng.
- Đề phòng Hotlinking: Trường hợp này xảy ra khi website dùng link đến một bài viết hay hình ảnh chứa trên máy chủ của bạn.
- Băng thông quốc tế: Nguyên tắc làm việc của công cụ tìm kiếm Google là nó sẽ crawl mỗi website vài lần mỗi ngày. Tất nhiên, hành động này làm tiêu tốn nhiều băng thông quốc tế. Nếu thấy Google truy vấn website quá nhiều, bạn có thể vào webmaster tool và điều chỉnh tần suất.
- Ưu tiên nhiều CSS: CSS là code trang trí website mà không sử dụng nhiều hình ảnh. Do đó, lượng băng thông được giảm đáng kể khi bạn dùng CSS thay cho hình ảnh một cách hợp lý.
Như vậy, có thể thấy băng thông ảnh hưởng nhiều đến trải nghiệm của người truy cập với website. Đồng thời, nó cũng là yếu tố góp phần hỗ trợ đắc lực trong công tác SEO. Vì vậy, bạn đừng quên lựa chọn cho website của mình gói bandwidth phù hợp nhé.
Trải ngiệm ngay băng thông tốc độ cao và cực kì ổn định của chúng tôi bằng cách đăng ký dịch vụ Hosting giá rẻ, VPS giá rẻ
VPS tại HostingViet có băng thông KHÔNG GIỚI HẠN & miễn phí quản trị Server trị giá 1,8tr/tháng
Hiện nay, đại đa số các công ty đều chưa có nhân viên IT chuyên phụ trách Server / VPS. Điều này gây khá nhiều trở ngại khi vận hành website / các ứng dụng sử dụng trên Server. Hoặc tuyển riêng nhân sự phụ trách Server thì quá tốn kém chi phí. Chính vì vậy, HostingViet sẽ hỗ trợ miễn phí dịch vụ "Quản trị máy chủ". Dịch vụ này trước đây HostingViet thu phí từ 1,800,000VND/1 tháng / 1 server. Riêng đối với các VPS, Server không do HostingViet cung cấp, HostingViet cũng có hỗ trợ kiểm tra và quản trị ở mức cơ bản, tùy tình hình từng Server cụ thể.Với dịch vụ này, Quý Khách có thể yên tâm ngủ ngon, Server đã có HostingViet thức và quản lý 24/24 giúp quý khách :D!Dưới đây là danh sách các công việc quản trị Server thường gặp:- Cài đặt tối ưu VPS
- Cấu hình network
- Cập nhập bản vá lỗi
- Cấu hình bảo mật cho VPS/Server
- Cài đặt các phần mềm và dịch vụ khác theo yêu cầu
- Chuyển dữ liệu về VPS... (đọc thêm)
Xem thông số VPS GỌI NGAY 02466-567-555
* 1 Khái niệm nữa mà ta cần biết đó là "Bandwidth used", "Monthly Bandwidth Transfer" đây chính là lượng băng thông đã sử dụng tại thời điểm đang kiểm tra. Nó chính là con số 17,6 (GB) hay 60.59 GB như vùng khoanh màu đỏ ở ảnh trên.
* "Hack băng thông" là khái niệm website / hosting / server của Bạn sử dụng hết quá nhiều băng thông một cách "Bất bình thường". Thường xảy ra khi 1 ảnh nào đó trên hosting của Bạn được người khác sử dụng trái phép (copy lên website của họ) điều này khiến bức ảnh đó của Bạn bị load rất nhiều lần ở nhiều nơi khiến tài nguyên BW bị tiêu tốn.
Quay trở lại băng thông của web site, chúng ta sẽ hiểu rằng nếu băng thông lớn thì cùng một lúc có nhiều người có thể truy cập vào web site của bạn được. Nếu băng thông hẹp (băng thông nhỏ) thì web site của bạn trở thành đường làng, người truy cập sẽ phải nhường nhau để truy cập.
Ví dụ thực tế: nếu có một người nào đó truy cập vào website của bạn để xem bài viết ABC, trang ABC của bạn có dung lượng là 200 KB thì người dùng cần phải tiêu tốn dung lượng là 200 KB để download trang ABC về máy, trung bình một người xem 5 trang thì bạn phải tiêu tốn 1000 KB (~ 1MB) băng thông, Vì vậy nếu hosting của bạn có băng thông 10 GB (~ 10.000 MB) / tháng thì số lượt truy cập đối đa mà website của bạn có thể phục vụ mỗi tháng là 10.000 MB / 1MB = 10.000 người .
Cho nên bạn cần chọn dịch vụ có băng thông lớn hơn băng thông người truy cập mà bạn dự kiến tạo ra, để tránh tình trạng website bị khóa do sử dụng vượt định mức băng thông mà bạn đã đăng ký.
>>Bài Viết Liên Quan: Dung Lượng Lưu Trữ Là Gì?
Nhà cung cấp hosting tốt nhất Việt Nam Hosting Việt
Là đơn vị thuộc top 3 lĩnh vực dịch vụ lưu trữ website tại Việt Nam, Hosting Việt được đánh giá là nơi có giá hosting giá rẻ và luôn nhận được nhiều lời giới thiệu từ diễn đàn tin học về nơi mua host ở đâu tốt . Chỉ từ 50.000đ/tháng, người dùng đã có ngay cho mình một host để thỏa sức học tập, nghiên cứu hoặc chạy demo website… Bên cạnh đó, Hosting Việt còn là đơn vị luôn tiên phong trong công nghệ điện toán đám mây (cloud hosting),gói thuê server với băng thông khủng không giới hạn.
Hosting Việt có đa dạng gói dịch vụ, bên cạnh những gói giá siêu rẻ 50.000đ/tháng, nhà cung cấp còn có những vps giá rẻ chất lượng dành cho nhiều nhóm doanh nghiệp khác nhau. Các gói này luôn đáp ứng đủ nhu cầu lưu trữ, truy cập hàng chục nghìn người mỗi ngày.
Ngoài ra, với dịch vụ chăm sóc khách hàng chuyên nghiệp, đội ngũ kỹ thuật viên có chuyên môn cao sẽ nhanh chóng hỗ trợ, xử lý các vấn đề phát sinh. Từ đó, giúp người dùng có được sự trải nghiệp mượt mà, thú vị.
Nếu Bạn đang thắc mắc và nhầm lẫn giữa "Bandwidth" và "Data Transfer"?
Vui lòng chat trực tiếp với nhân viên tư vấn tại góc phải màn hình hoặc gọi số 02466-567-555 để được tư vấn trực tiếp HostingViet cung cấp Hosting Unlimited Bandwidth & VPS Unlimited BandwidthTrên đây là bài viết mà Hosting Việt giới thiệu tới bạn nhằm củng cố thông tin cho bạn về băng thông là gì, và các phương pháp tính băng thông. Hy vọng bài viết trên sẽ giúp bạn hiểu thêm về băng thông là gì, và các phương pháp tính băng thông. Nếu có thắc mắc gì bạn hãy để lại bình luận bên dưới nhé! Hosting Việt chúc bạn thành công!
Từ khóa » đơn Vị đo Của Băng Thông Mạng
-
Băng Thông Là Gì? Cách Khắc Phục Tình Trạng Bóp Và Trễ Băng Thông
-
Băng Thông Mạng Là Gì? Đơn Vị đo Lường Băng Thông Là Gì?
-
Băng Thông Mạng Là Gì? Sử Dụng đơn Vị Nào để đo Lường? - T2QWIFI
-
Đơn Vị Của Băng Thông Là Gì? - GoViettel
-
Đơn Vị Tốc độ Truyền Dữ Liệu – Wikipedia Tiếng Việt
-
Băng Thông (Bandwidth) Là Gì? Phân Biệt Với Tốc Độ Internet
-
MBPS Là Gì? Đơn Vị đo Lường Băng Thông Là Như Thế Nào?
-
Băng Thông Mạng Là Gì? Đơn Vị đo Lường Băng Thông Là Gì?
-
Mbps Là Gì? MBps Là Gì? Nên Chọn Gói Cước WiFi Nào để Sử Dụng
-
Băng Thông Là Gì? Tốc độ Mbps Là Gì? Công Thức Tính Băng Thông?
-
Bandwidth Là Gì? Băng Thông ảnh Hưởng Thế Nào Tới Website?
-
Băng Thông Là Gì? Định Nghĩa, Khái Niệm - LaGi.Wiki
-
Cách Tính Băng Thông đường Truyền đơn Giản Nhất - Tino Group
-
Băng Thông Mạng Là Gì? Sử Dụng đơn Vị Nào để đo Lường?