Bảng 3.1: Sơ đồ Trách Nhiệm - Tài Liệu Text - 123doc

  1. Trang chủ >
  2. Luận Văn - Báo Cáo >
  3. Kinh tế - Quản lý >
Bảng 3.1: Sơ đồ trách nhiệm

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (829.7 KB, 96 trang )

78tính kỷ luật cao.Nhằm đạt được những yêu cầu đó, Ban Quản lý cần có những giải pháp tuyểndụng, tạo động lực cho cán bộ nhân viên và đào tạo, bồi dưỡng để nâng cao nhữngkỹ năng trong quản lý dự án của đội ngũ cán bộ, nhân viên. Tác giả nghiên cứu vàđề xuất những giải pháp sau:Thứ nhất, chú trọng công tác tuyển dụng và tạo động lực cho cán bộ nhânviên. Hiện nay, Ban QLDA Nhiệt điện Nghi Sơn 1 có trên 70 cán bộ. Với việc góithầu EPC đang được triển khai và khối lượng công việc ngày càng nhiều, đồng thờiphải chuẩn bị nhân lực cho công tác sản xuất sau này thì việc tuyển dụng thêmnguồn nhân lực là cần thiết. Để có lực lượng cán bộ nhân viên chất lượng cao, đápứng được các yêu cầu của công tác quản lý dự án, việc tuyển chọn và sử dụng cánbộ phải kiên quyết trung thành với nguyên tắc công bằng và minh bạch; khôngtuyển vào đội ngũ những người không có đủ trình độ chuyên môn. Cần có kế hoạchtuyển dụng, xây dựng đội ngũ cán bộ quản lý hiện tại cũng như kế cận trong tươnglai. Công tác quản lý dự án không chỉ đòi hỏi những kiến thức sách vở mà còn yêucầu kinh nghiệm thực tiễn rất cao. Vì vậy, trong công tác tuyển dụng nên chú ý tớicơ cấu về độ tuổi để sao cho nhân lực của Ban quản lý luôn có tính kế thừa. Nhữngcán bộ đã có nhiều năm kinh nghiệm có điều kiện giúp đỡ những nhân viên trẻ tuổinhằm tạo ra một lớp cán bộ có đầy đủ năng lực chuyên môn và kinh nghiệm trongquản lý dự án. Bên cạnh đó việc cải tiến quy trình tổ chức, hoàn thiện nội dung vàphương pháp quản lý dự án cần được quán triệt tới từng cá nhân, phòng ban nhằmtạo ra sự đồng bộ, nâng cao chất lượng quản lý dự án. Đối với Ban QLDA dự án,việc tuyển chọn nhân sự đồng thời đảm bảo hai nguyên tắc:- Tính hợp pháp: Tuân thủ các văn bản pháp luật và quy định của Nhà nướcViệt Nam về tuyển chọn nhân sự, tuân thủ các hướng dẫn và đảm bảo nhân sự nhưđã được Tập đoàn Điện lực Việt Nam phê duyệt, đảm bảo tính minh bạch trongcông tác tuyển dụng.- Tính chuẩn xác: Bản chất của tuyển chọn nhân sự là dựa vào những dự đoán(hoặc các tín hiệu báo trước về phù hợp của ứng viên đối với công việc khuyết 79người). Do đó, dự án rất cần có những bằng chứng thực làm cơ sở cho những dựđoán đó. Để có được các bằng chứng này cần sử dụng hiệu quả các kỹ thuật tuyểnchọn nhân sự.Bên cạnh đó, cần phải tạo động lực để cho đội ngũ cán bộ quản lý dự án làmviệc hiệu quả hơn để đạt được mục tiêu của dự án. cần có các chính sách ưu đãinhằm tăng cường trách nhiệm, ý thức trong công việc của mỗi cán bộ, nhân viêngắn liền trách nhiệm vật chất với kết quả công việc. Khuyến khích cán bộ, nhânviên hiểu rõ vai trò quan trọng của công tác quản lý dự án đối với hiệu quả của hoạtđộng dự án đầu tư. Cùng với chính sách tiền lương khuyến khích, cần chú trọng đặcbiệt đến công tác đời sống của cán bộ, nhân viên. Tạo mọi điều kiện để họ có thểnâng cao mức thu nhập trong phạm vi có thể. Có chính sách đãi ngộ thích hợp đốivới cá nhân có thành tích trong công tác hoặc có sáng kiến đem lại hiệu quả côngviệc cao. Xử lý nghiêm đối với hành vi vi phạm pháp luật dù người vi phạm ở bấtkỳ cương vị công tác nào. Do đặc thù là Ban quản lý dự án, nên cần phải tạo độnglực cho nhân viên theo hướng sau:- Xác định mục tiêu rõ ràng của dự án cũng như của Ban quản lý dự án đểtruyền tải tới toàn bộ nhân viên.- Tạo điều kiện về cơ sở vật chất, môi trường làm việc chuyên nghiệp để nhânviên phát huy tính sáng tạo trong công việc.- Kích thích tinh thần của nhân viên bằng cách: Tạo công ăn việc làm ổn địnhcho họ, phát triển văn hóa doanh nghiệp trong Ban, cung cấp cơ hội học tập, tạo cơhội thăng tiến cho mọi người một cách dân chủ công khai, tổ chức các phong tràothi đua, khen thưởng kịp thời.Lãnh đạo Ban nên thường xuyên xem xét, đánh giá kết quả làm việc của cánbộ, công nhân viên theo các chuẩn mực mang tính định lượng. Trên cơ sở đó bố trísắp xếp lại một cách khoa học nhằm phát huy cao nhất khả năng và sở trường côngtác của từng người.Thứ hai, chú trọng công tác đào tạo nâng cao trình độ của cán bộ nhân viên.Đào tạo nguồn nhân lực là yếu tố cơ bản nhất quyết định thành công cho bất kỳ một 80đơn vị nào, kể cả khối cơ quan nhà nước lẫn trong doanh nghiệp. Đào tạo bồi dưỡngnguồn nhân lực trong Ban QLDA thực sự chuyên nghiệp như tham gia vào các khóađào tạo, hội thảo do nhà tài trợ tổ chức; các khóa học liên quan đến kỹ năng quản lýdự án ODA...Ngoài các khóa học về nâng cao năng lực cho độ ngũ quản lý dự án trong cácdự án, Ban cần tiếp tục đào tạo đội ngũ quản lý dự án trong Ban ngày càng chuyênnghiệp, tổ chức các chương trình giới thiệu hệ thống văn bản mới về quản lý dự áncả hai phía nhà tài trợ và phía Chính phủ. Người cán bộ quản lý ngoài kỹ năng cứng(là các kỹ năng đơn thuần về mặt chuyên môn, kỹ thuật) còn cần phải đào tạo về kỹnăng mềm (khả năng trong giao tiếp, phối hợp, thương lượng, đàm phán...). Đặcbiệt là cần phải thường xuyên cập nhật và bổ sung các kiến thức liên quan đến cácquy định trong công tác quản lý dự án của Nhà tài trợ cung như quy định của Chínhphủ Việt Nam.Ngoài việc đào tạo về chuyên môn nghiệp vụ cần phải đào tạo thêm năng lựcngoại ngữ cho cán bộ quản lý dự án, do tính chất của dự án Nhiệt điện là thườngphải làm việc với các tổ chức và các đối tác nước ngoài nên việc nâng cao trình độngoại ngữ cho cán bộ là điều kiện bắt buộc.Để công tác đào tạo và phát triển nguồn nhân lực trong Ban có hiệu quả cầnphải có một chiến lược phát triển dài hạn, trong đó cần thiết phải đào tạo bằng cảphương pháp đào tạo trong công việc (chỉ dẫn công việc, kèm cặp và chỉ bảo, luânchuyển và thuyên chuyển) và đào tạo ngoài công việc. Đồng thời để bổ sung kinhnghiệm cho cán bộ nhân viên của Ban trong việc quản lý gói thầu EPC thì Ban nêncó những đợt cho cán bộ nhân viên đi học tập ở các dự án tương tự trong các giaiđoạn khác nhau của dự án, việc này rất hữu ích trong việc giải quyết các vướng mắcvề vấn đề kỹ thuật cũng như các vướng mắc trong công tác quản lý dự án. Cụ thể là: Đánh giá nhu cầu đào tạoViệc dánh giá nhu cầu đào tạo không nên thực hiện một cách cảm tính mà phảiphân tích các yếu tố cần thiết như: Phân tích về tình hình của Ban (mục tiêu pháttriển, nhu cầu cần phải đào tạo như khi nào thì cần phải đào tạo, cần đào tạo ở bộ 81phận nào, đào tạo kỹ năng gì…), phân tích công việc và phân tích cá nhân. Kết quảlà cần phải đưa ra được một danh sách nhu cầu cần đào tạo một cách cụ thể và chitiết. Đối với công tác quản lý dự án cần tập trung vào các nhu cầu sau:+ Nâng cao trình độ công tác quản lý dự án: Đào tạo về đấu thầu; kỹ năng xửlý thông tin, báo cáo; đào tạo về kỹ năng mềm; quy trình quản lý dự án đầu tư từphía các nhà tài trợ cũng như pháp luật hiện hành của Nhà nước.+ Nâng cao trình độ chuyên môn: Đối với bộ phận kỹ thuật tiến hành đào tạosâu về mặt kỹ thuật (nâng cao nghiệp vụ về nhà máy Nhiệt điện, về các quy trìnhquy phạm hiện hành trong ngành điện…); đối với cá nhân làm công tác tài chính, kếhoạch được đào tạo bằng các chương trình phù hợp với chuyên môn của mình. Xác định mục tiêu của chương trình đào tạoTrong quá trình đào tạo, bất kỳ một chương trình nào cũng cần phải xác địnhđược mục tiêu đào tạo. Một mục tiêu đào tạo tốt cần phải cụ thể, lượng hóa được,hiện thực và quan sát được, tránh các mục tiêu lâu dài, không lượng hóa được như“Nâng cao kỹ năng…” hoặc “Hoàn thiện…” Thiết kế chương trình đào tạoViệc thiết kế nội dung giảng dạy hay phương pháp học cần phải được tiếnhành bởi đơn vị có nhiều kinh nghiệm trong lĩnh vực Nhiệt điện hoặc trong nhữnglĩnh vực mà Ban thuê đào tạo. Phải có sự giám sát và phối hợp cần thiết giữa Banquản lý dự án và trung tâm đào tạo. Chương trình học nên chú trọng phần thực hànhcác tình huống cụ thể để có thể tạo sự hấp dẫn trong các bài học, kích thích suy nghĩ, sáng tạo và tính độc lập của học viên. Thực hiện chương trình đào tạoHình thức đào tạo tập trung thường kéo dài trong nhiều năm nên ít được vậndụng trong dự quá trình triển khai dự án. Nên thực hiện các khoá đào tạo ngắn hạn,gắn với nhu cầu cụ thể trong từng giai đoạn của dự án. Điều này không những giúpcho việc triển khai dự án không bị gián đoạn do thiếu hụt nhân lực mà còn giúp choviệc tiếp thu bài học được hiệu quả hơn. 82- Khuyến khích đào tạo tại chỗ thông qua các khóa đào tạo ngắn hạn, nhằmhướng tới giải quyết những vấn đề chuyên sâu và cấp bách của dự án.- Tăng cường công tác đào tạo thông qua công việc, điều này đặc biệt hữu íchđối với việc nâng cao năng lực cho các ban quản lý dự án Nhiệt điện do trong quátrình quản lý dự án có sự tham gia của nhiều chuyên gia được thuê từ bên ngoài.Bên cạnh việc vận dụng các hình thức đào tạo nêu ra ở trên cho đào tạo tại chỗ nhânsự dự án, cần lưu ý đến mục đích và Phương pháp huấn luyện cụ thể- Mục đích của đào tạo tại chỗ là: Tạo điều kiện để nhân viên học hỏi và thựchành các kỹ năng mới; Quan sát và giám sát sự tiến triển của công việc và điềuchỉnh các vấn đề nảy sinh từ kế hoạch; Giúp đỡ nhân viên dự đoán các khó khăn cóthể nảy sinh và có được cách giải quyết hợp lý; Chuẩn bị cho nhân viên có vị trí làmviệc tốt hơn và vạch ra cho họ thấy hướng phát triển rõ ràng trong công việc; Làmgiảm bất đồng giữa các thành viên của nhóm; Khôi phục và tăng cường sự nhiệttình và tâm huyết trong nhóm; Định hướng sự sáng tạo đến nhân viên để duy trì tiếnđộ và sự thành công của dự án. Đánh giá hiệu quả đào tạoKết thúc chương trình đào tạo cần phải có đánh giá dựa trên các mức độ sau:đánh giá phản ứng của học viên trong khóa học, xem nhận xét của học viên về nộidung, phương pháp và công tác tổ chức lớp học, với giả định nếu học viên thích thúvới lớp học thì thường học được nhiều hơn; đánh giá mức độ học tập của học viên,được tổ chức ngay trước và ngay sau khóa học, rồi lấy kết quả so sánh với nhau;đánh giá sự thay đổi hành vi của học viên trong công việc làm hàng ngày, thườngthực hiện sau khóa học vài ba tháng, và đánh giá ảnh hưởng của khóa đào tạo tới kếtquả kinh doanh của công ty, tổ chức.Đối với các gói thầu cần thuê tư vấn , chuyên gia bên ngoài thì cần tạo ra mộtmôi trường bình đẳng, có những quy định cụ thể nhằm ràng buộc trách nhiệm về kếtquả thực hiện dự án đối với các tổ chức tư vấn, chuyên gia. Xây dựng các tiêuchuẩn, tiêu chí sao cho phù hợp với cơ chế thị trường để khuyến khích hơn nữatrách nhiệm trong hoạt động quản lý dự án đầu tư. Việc thuê tư vấn ngoài việc để 83giải quyết các vấn đề chuyên môn thì nên đề nghị tư vấn/chuyên gia sẽ đào tạo trựctiếp cán bộ của Ban trong những công việc cụ thể để nhằm nâng cao năng lực chocán bộ của Ban.3.2.4. Tăng cường cơ sở vật chấtHiện nay một số chuyên viên mới được tuyển dụng vẫn chưa được trang bịmáy tính để làm việc, số lượng máy in vẫn chưa thật đầy đủ. Để không ảnh hưởngđến công việc thì đề nghị Phòng Tổ chức tiến hành mua sắm và cung cấp kịp thờicác vật tư còn thiếu.Đề nghị bổ sung thêm phương tiện để các chuyên viên thuận lợi trong việc đilại, ra giám sát ngoài công trường.Trang bị những phần mềm phù hợp cho công tác quản lý dự án Nhiệt điện nhưMicrosoft Office Project, các phần mềm chuyên dụng trong công tác thiết kế nhàmáy Nhiệt điện.3.2.5. Trực tiếp phối hợp với tư vấn để giải quyết các vấn đề trên công trườngGói thầu EPC là gói thầu có giá trị rất lớn và có độ phức tạp cao. Do đó, đểquản lý gói thầu đạt hiệu quả cao nhất, Ban đã thuê tư vấn giám sát và quản lý dự ánlà liên danh công ty Jpower và AF - Colenco thực hiện công tác tư vấn giám sát vàquản lý dự án. Các chuyên gia của công ty tư vấn là những người có trình độ caotrong lĩnh vực giám sát, quản lý công việc xây dựng nhà máy Nhiệt điện. Tuy nhiên,để công việc thực sự có hiệu quả thì các cán bộ của Ban cần phải trực tiếp bám sátmọi vấn đề trong công tác xây dựng nhà máy, nghe ý kiến tư vấn của chuyên gia tưvấn và đưa ra quyết định phù hợp. Tránh tình trạng buông xuôi công việc cho tư vấntự giải quyết. Làm được điều này không những góp phần nâng cao tinh thần làmviệc, trách nhiệm của đơn vị tư vấn mà còn nâng cao được năng lực quản lý, giámsát dự án của cán bộ nhân viên của Ban.Nâng cao năng lực theo hướng tiếp cận “tham gia, trải nghiệm và thực hiện” làquan điểm khi tham gia vào dự án Ban sẽ có nhiều kinh nghiệm trong lĩnh vực này,từ đó để điều chỉnh mọi vấn đề liên quan đến tổ chức quản lý cho phù hợp, xâydựng Ban trở thành đơn vị quản lý dự án mang tính chuyên nghiệp cao. Khi tham 84gia, trải nghiệm thực tế qua mỗi dự án, sẽ rút ra được những bài học trong công tácquản lý dự án. Những kinh nghiệm, bài học tích lũy từ dự án này sẽ được vận dụngvào các dự án khác để nâng cao hiệu quả trong công tác quản lý dự án.3.2.6. Xây dựng và liên tục hoàn thiện phương pháp quản lý dự án đầu tưPhương pháp quản lý trong dự án đầu tư là hết sức quan trọng đối với kết quảthực hiện dự án. Việc có một phương pháp đúng đắn sẽ giúp nâng cao năng lựcquản lý dự án của Ban, giúp cho việc quản lý kiểm soát được tiến độ thực hiện côngviệc (lịch trình), khối lượng và chất lượng công việc thực hiện, công tác phân bổnguồn lực và kiểm soát chi phí được thực hiện một cách hiệu quả hơn. Chính vì lẽđó áp dụng những phương pháp quản lý dự án hợp lý sẽ góp phần giám sát quá trìnhthực hiện dự án một cách hiệu quả. Có một số phương pháp quản lý, giám sát dự ánmà tác giả đề cập như: phương pháp sử dụng các mốc giới hạn liên quan đến cácgiai đoạn của dự án, phương pháp kiểm tra giới hạn, phương pháp phân tích các giátrị thu được, các báo cáo quá trình, báo cáo giám sát và các cuộc họp thảo luận vềdự án.- Phương pháp sử dụng các mốc giới hạn: các mốc giới hạn (thời gian) củadự án là các sự kiện được dùng để đánh dấu một quá trình, một giai đoạn của dự án.Những sự kiện này nên được ghi lại dưới dạng đồ thị hoặc các từ ngữ. Phương phápsử dụng các mốc giới hạn giúp giám sát dự án, làm cho mọi người trong dự án hiểuđược tình trạng thực của dự án và có thể quản lý, kiểm tra dự án.- Phương pháp kiểm tra giới hạn: nhà quản lý nên xác lập một phạm vi giới hạncho phép để quản lý dự án. So sánh giá trị đo được trong thực tế với mức độ chuẩn xáclập ban đầu và thực hiện những hành động cần thiết khi giới hạn này bị vượt quá.Phương pháp này dùng để giám sát chi tiêu và mức độ thực hiện của dự án.- Phương pháp phân tích giá trị thu được: để kiểm soát tiến độ dự án tại mộtthời điểm nhất định, nhà quản lý nên sử dụng một số hệ thống chỉ tiêu, đặc biệt làchỉ tiêu giá trị thu được. Các chỉ tiêu này được xây dựng trên cơ sở đánh giá tìnhhình thực hiện trong mối quan hệ với chi phí, thời gian và các yếu tố khác. Một sốchỉ tiêu thường được sử dụng như: số công việc cần được thực hiện theo lịch trình; 85số công việc theo lịch đã thực hiện; chi phí kế hoạch (dự toán) để thực hiện côngviệc dự án đến một ngày nhất định; chi phí thực tế thực hiện một công việc; tổng chiphí kế hoạch cho khối lượng thực tế hoàn thành…- Các báo cáo tiến độ: báo cáo dự án là công cụ quan trọng để giám sát và đểcác nhà quản lý dự án, các bộ và ngành, các nhà tài trợ trao đổi thông tin về dự án.Báo cáo tiến độ nên được thực hiện thường xuyên hoặc đột xuất bởi các chuyên gia,nhà quản lý dự án và nhóm dự án. Các báo cáo nên dễ hiểu và phải được dựa trêncác sự kiện hơn là các ý kiến.- Các cuộc họp bàn về dự án: các cuộc họp bàn về dự án nên xoay quanh việcthực hiện mục tiêu của dự án và nhằm thực hiện dự án một cách hiệu quả. Thông quatranh luận sẽ trao đổi các thông tin có liên quan đến các sự kiện, trao đổi ý kiến, quanđiểm cũng như sự ủng hộ hay xem xét lại việc ra quyết định của giám đốc dự án.Thông qua các cuộc họp, các thành viên Ban quản lý dự án có thể kiểm tra công việcvà những kết quả đạt được, nhận diện các vấn đề, phân tích các giải pháp, đánh giá lạikế hoạch hàng năm và điều chỉnh các hoạt động sao cho phù hợp và hiệu quả hơn.- Báo cáo giám sát dự án: báo cáo giám sát dự án là một tài liệu quan trọngphục vụ yêu cầu quản lý của Giám đốc dự án, các cơ quan giám sát, chủ đầu tư, nhàthầu, đại diện cơ quan quản lý nhà nước, những người hưởng lợi… Nó được xemnhư một công cụ thông tin phục vụ cho quá trình quản lý dự án. Một báo cáo giámsát có thể khác nhau về hình thức, mức độ phức tạp giữa các dự án, tác giả đề xuấtcần đảm bảo những nội dung chủ yếu sau:+ Phần giới thiệu mô tả ngắn gọn, rõ ràng dự án. Sự cần thiết của dự án, cácmục tiêu và nguồn lực. Nếu dự án lớn và phức tạp, cần có những giải thiết cần thiếtkèm theo.+ Phần thực trạng: cần trình bày một số khía cạnh của dự án đến tại thời điểmlập báo cáo như chi phí, tiến độ thời gian, sự kết hợp thời gian với chi phí và cácnguồn lực, chất lượng. Đối với phần chi phí, báo cáo cần làm rõ thực trạng của vốn,nguồn vốn và tình hình sử dụng vốn của dự án. Cần so sánh chi phí thực tế với chiphí dự toán theo từng giai đoạn đầu tư, theo các mốc thời gian quan trọng. Báo cáo 86tập trung phân tích khoản mục chi phí trực tiếp, đồng thời làm rõ tổng chi phí,những khoản chi phí gián tiếp của dự án. Các số liệu chi tiết cần trình bày trong cácbảng phần phụ lục.Đối với tiến độ thời gian, báo cáo chỉ rõ khối lượng công việc đã hoàn thành,phần trăm khối lượng đã thực hiện được của những công việc chưa hoàn thành, chođến thời điểm hiện tại, dự tính thời gian còn lại để thực hiện các công việc này. Viếtbáo cáo nên dựa vào các mốc thời gian quan trọng đã được xác định trong lịch trìnhkế hoạch.Việc báo cáo sự kết hợp thời gian với chi phí và các nguồn lực nên được trìnhbày cùng với các mục tiêu. So sánh khối lượng công việc đã hoàn thành với khốilượng kế hoạch, xét trong mối quan hệ với các nguồn lực đã sử dụng, đặc biệt làtiền vốn. Trên cơ sở đó, dự tính thời gian kết thúc dự án và quy mô tiền vốn cũngnhư các nguồn lực khác cần phải có để thực hiện các công việc còn lại. Biểu đồ“phân tích giá trị thu được” là một công cụ hữu hiệu để trình bày nội dung này.Phần báo cáo về chất lượng phải chỉ ra được tình hình thực hiện các chỉ tiêuchất lượng, những tiêu chuẩn chất lượng đã ghi trong hợp đồng. Báo cáo cần làm rõđược các phương pháp quản lý chất lượng, hệ thống đảm bảo chất lượng mà dự ánđang áp dụng.+ Phần kết luận và kiến nghị chuyên môn: phần này trình bày các kết luận vàkiến nghị liên quan chính đến kế hoạch tiến độ và ngân sách đối với những côngviệc chưa hoàn thành của dự án trên quan điểm chuyên môn. Trong một số tìnhhuống bất thường, báo cáo chỉ nên đề cập đến những công việc thực tế đã hoànthành, không kiến nghị những giải pháp kỹ thuật đối với các công việc chưa hoànthành khi chưa điều tra xác định rõ nguyên nhân.+ Phần kiến nghị giải pháp quản lý: phần này trình bày các khoản mục mà cánbộ quản lý nhận thấy cần phải được quản lý chặt chẽ bởi các nhà quản lý cấp trên.Đồng thời, cần giải thích ngắn gọn mối quan hệ giữa những khoản mục này với cácmục tiêu của dự án. Báo cáo nên giải thích thêm mối quan hệ đánh đổi giữa ba mụctiêu thời gian, chi phí và hoàn thiện giúp các nhà quản lý cấp trên có đủ thông tin để 87quyết định tương lai của dự án.+ Phần phân tích rủi ro: báo cáo phân tích những rủi ro chính và những tácđộng của nó đến các mục tiêu thời gian, chi phí và hoàn thiện của dự án. Đồng thờicần dự báo những rủi ro tiềm tàng có thể xảy ra trong tương lai đối với những côngviệc còn lại của dự án.3.3. Kiến nghị đối với EVN và JICAĐề nghị EVN bố trí đủ vốn cho các gói thầu sử dụng vốn đối ứng của EVN đểBan thanh toán cho các nhà thầu đảm bảo dự án được triển khai đúng tiến độ.Đề nghị EVN rút ngắn thời gian giải quyết các đề xuất của Ban để Ban kịp thờixử lý công việc, đảm bảo tiến độ đề ra.Đề nghị JICA thu xếp để giải ngân nguồn vốn theo đúng tiến độ giải ngân đãđược phê duyệt để không làm ảnh hưởng tới công tác thi công của nhà thầu và tiến độcủa dự án.3.4. Kiến nghị với chính quyền địa phương, Bộ Công Thương và Chính phủNgoài yếu tố nâng cao năng lực quản lý dự án cho Ban QLDA trong việc quảnlý dự án đầu tư nói riêng thì về mặt cơ chế, chính sách và trách nhiệm của các cơquan nhà nước có thẩm quyền cũng cần phải được chú trọng, tăng cường năng lựcđể đạt được hiệu quả đồng bộ trong việc đạt được mục tiêu của dự án và xa hơn nữalà nhằm đạt được những mục tiêu phát triển về mặt kinh tế xã hội của đất nước.Đối với các văn bản quy định của pháp luật có liên quan đến những vấn đề trongquản lý dự án đầu tư cần được ban hành đầy đủ, đồng bộ và thống nhất. Những văn bảnhướng dẫn thực hiện phải cụ thể, rõ ràng, tránh chồng chéo chức năng, nhiệm vụ. Hệthống các quy chuẩn, tiêu chuẩn xây dựng, các định mức kinh tế kỹ thuật trong từnglĩnh vực phải được xây dựng sao cho phù hợp với từng thời kỳ.Thủ tục hành chính ở các cơ quan quản lý nhà nước cần được cải cách theohướng đơn giản, gọn nhẹ và hiệu quả. Các thể chế, cơ chế, chính sách tiếp tục đượchoàn thiện theo hướng tạo điều kiện thuận lợi cho quá trình thực hiện dự án.Các dự án Nhiệt điện thường có phạm vi rộng nên công tác đền bù thường kéo 88dài, vì vậy đề nghị chính phủ có một cơ chế riêng về giá đền bù cho diện tích đất bịthu hồi, không áp dụng theo đơn giá của tỉnh nơi đặt dự án. Các dự án đầu tư nguồnđiện thường được thực hiện tại các địa phương, vì vậy có rất nhiều thủ tục đòi hỏiphải có sự giám sát, đồng thuận của chính quyền địa phương. Vì lẽ đó, chính quyềnđịa phương cần có chính sách, cơ chế tạo điều kiện thuận lợi trong quá trình thựchiện nhằm giúp dự án đạt hiệu quả hơn. Cụ thể để tạo điều kiện cho việc triển khaidự án kịp thời sau khi được cấp giấy phép đầu tư, chính quyền địa phương cần cógiải pháp thích hợp nhằm giải quyết nhanh chóng các thủ tục như thủ tục cấp đất,thủ tục quản lý xây dựng cơ bản… Sở Tài nguyên và Môi trường của địa phươngchỉ tiến hành đo đạc, lập bản đồ địa chính một lần. Giao cho các bộ phận hữu quansoạn thảo ngay các quy định về giải phóng mặt bằng và đền bù cho các hộ nằmtrong khu vực triển khai dự án. Đối với thủ tục quản lý xây dựng cơ bản, chínhquyền địa phương theo dõi chặt chẽ kế hoạch xây dựng cơ bản để ngăn chặn kịpthời các sai phạm, tuy nhiên không nên can thiệp quá sâu vào công việc của dự án.Để làm tốt điều này, chính quyền địa phương cần ban hành những quy định về chứcnăng, nhiệm vụ cũng như thẩm quyền cho cơ quan quản lý xây dựng cơ bản của địaphương. Việc chính quyền địa phương tạo điều kiện thuận lợi và quản lý chặt chẽ sẽgiúp cho dự án hoạt động được hiệu quả hơn.

Xem Thêm

Tài liệu liên quan

  • Nâng cao năng lực  quản lý dự án của ban quản lý dự án nhiệt điện nghi sơn 1Nâng cao năng lực quản lý dự án của ban quản lý dự án nhiệt điện nghi sơn 1
    • 96
    • 2,463
    • 25
  • Vai trò của công nghiệp hóa hiện đại hóa trong sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội ở nước ta hiện nay Vai trò của công nghiệp hóa hiện đại hóa trong sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội ở nước ta hiện nay
    • 25
    • 1
    • 5
  • 258896 258896
    • 31
    • 322
    • 0
  • Vận dụng quan điểm Mac về quy luật quan hệ sản xuất phải phù hợp với trình độ lực lượng sản xuất  trong phát triển kinh tế xã hội của Việt Nam trong giai đoạn từ đổi mới đến nay Vận dụng quan điểm Mac về quy luật quan hệ sản xuất phải phù hợp với trình độ lực lượng sản xuất trong phát triển kinh tế xã hội của Việt Nam trong giai đoạn từ đổi mới đến nay
    • 12
    • 1
    • 3
  • Học thuyết về hình thái kinh tế xã hội và vấn đề quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam Học thuyết về hình thái kinh tế xã hội và vấn đề quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam
    • 17
    • 824
    • 5
  • Vai trò của khoa học và kỹ thuật trong sự phát triển lực lượng sản xuất Vai trò của khoa học và kỹ thuật trong sự phát triển lực lượng sản xuất
    • 39
    • 106
    • 0
  • Những mâu thuẫn trong nền kinh tế định hướng xã hội chủ nghĩa ở nước ta hiện nay. Thực trạng và phương hướng giải quyết Những mâu thuẫn trong nền kinh tế định hướng xã hội chủ nghĩa ở nước ta hiện nay. Thực trạng và phương hướng giải quyết
    • 22
    • 636
    • 1
  • t078 t078
    • 2
    • 130
    • 0
  • t079 t079
    • 16
    • 168
    • 0
  • 258899 258899
    • 31
    • 476
    • 1
Tải bản đầy đủ (.pdf) (96 trang)

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

(829.7 KB) - Nâng cao năng lực quản lý dự án của ban quản lý dự án nhiệt điện nghi sơn 1-96 (trang) Tải bản đầy đủ ngay ×

Từ khóa » Sơ đồ Trách Nhiệm