Bảng Báo Giá Tôn Lợp Mái Nhà Mới Tháng 7, 2022

Tôn lợp mái nhà là một loại vật liệu được làm bằng thép mỏng, mạ màu (hoặc mạ kẽm, mạ hợp kim nhôm kẽm), cán sóng dùng để lợp mái nhà. Mái tôn được ưa chuộng trong các công trình xây dựng, nhằm bảo vệ khỏi các tác động của môi trường bên ngoài như mưa, gió,…

1.1 Cấu tạo tôn lợp mái

Tôn lợp mái thường có cấu tạo gồm lớp tôn mạ kẽm hoặc mạ màu ở bề mặt, giúp tăng khả năng chống gỉ sét và bền bỉ trước thời tiết. Tùy loại tôn, bên trong có thể bổ sung thêm lớp cách nhiệt bằng xốp hoặc PU, giúp cách âm, cách nhiệt hiệu quả, giảm nhiệt độ bên trong công trình và giữ cho không gian mát mẻ.

1.2 Quy cách khổ tôn lợp mái

Tôn lợp mái được sản xuất với nhiều quy cách sóng khác nhau, đáp ứng nhu cầu và yêu cầu kỹ thuật của các loại công trình khác nhau. Dưới đây là chi tiết quy cách khổ tôn lợp mái theo số lượng sóng:

 

1.2.1 Tôn lợp mái 5 sóng

  • Khổ tổng phủ bì: 1.07m
  • Chiều rộng hữu dụng: 0.95m - 1.00m
  • Chiều cao sóng: Khoảng 30mm - 35mm
  • Đặc điểm: Tôn 5 sóng có thiết kế đơn giản, thích hợp cho các công trình nhà ở dân dụng, với khả năng thoát nước tốt và độ bền ổn định.
  • Ứng dụng: Chủ yếu sử dụng cho nhà ở dân dụng, nhà phố, các công trình nhỏ và vừa.

1.2.2. Tôn lợp mái 9 sóng

  • Khổ tổng phủ bì: 1.07m
  • Chiều rộng hữu dụng: 0.95m
  • Chiều cao sóng: Khoảng 25mm - 30mm
  • Đặc điểm: Tôn 9 sóng có độ bền cao hơn, chịu được áp lực lớn, phù hợp cho các công trình lớn và yêu cầu khả năng chịu lực cao hơn.
  • Ứng dụng: Thích hợp cho các công trình nhà xưởng, nhà kho, công nghiệp hoặc thương mại với diện tích lớn.

1.2.3. Tôn lợp mái 11 sóng

  • Khổ tổng phủ bì: 1.07m
  • Chiều rộng hữu dụng: 0.95m
  • Chiều cao sóng: Khoảng 20mm - 25mm
  • Đặc điểm: Tôn 11 sóng được thiết kế với số lượng sóng nhiều, tạo độ cứng cao và phân bố đều lực, giúp tôn chịu tải trọng lớn và có độ bền vượt trội.
  • Ứng dụng: Sử dụng cho các công trình nhà công nghiệp, nhà xưởng lớn, nhà kho, hoặc những công trình có diện tích rộng, yêu cầu độ bền chắc.

1.3 Độ dày tôn lợp mái

Tôn lợp mái có độ dày đa dạng từ 0.30mm đến 0.50mm. Tùy thuộc vào yêu cầu về độ bền, chống chịu thời tiết của công trình, người dùng có thể lựa chọn độ dày tôn phù hợp để đảm bảo chất lượng và tuổi thọ cho mái nhà. Độ dày tôn được sử dụng lợp mái nhà từ 4 đến 5 zem là phù hợp giúp tăng độ bền mái lợp được bền lâu.

 

1.4 Màu sắc tôn lợp mái phổ biến

Tôn lợp mái được sản xuất với nhiều màu sắc phong phú, giúp khách hàng dễ dàng lựa chọn theo nhu cầu thẩm mỹ:

  • Xanh dương
  • Đỏ
  • Trắng
  • Xám
  • Xanh lá

Những màu sắc này không chỉ mang lại vẻ đẹp cho công trình mà còn giúp tăng khả năng phản xạ nhiệt, giữ cho không gian bên trong luôn mát mẻ.

1.5 Độ dốc lợp mái tôn

Độ dốc mái tôn là độ nghiên của mái tôn so với mặt phẳng của mái lợp nhằm hạn chế tình trạng nước không bị ứ đọng, thấm dột. Mái lợp càng có độ dốc lớn thì khả năng thoát nước càng nhanh. Tuy nhiên mái dốc lớn sẽ khá tiêu hao vật liệu lợp mái. Tiêu chuẩn độ dốc mái tôn hợp lý hiện nay là 10%.

Khi lắp mái cần một độ nghiêng nhất định để đảm bảo nước không bị ứ đọng, gây nên hiện tượng mòn, thấm dột. Độ dốc của mái tôn có thể tính bằng công thức sau:

Độ dốc của mái tôn i = H/L x 100%,

Trong đó :

  • i: là độ dốc
  • H: là chiều cao mái
  • L: là chiều dài của mái

Từ khóa » Gia Tôn Lợp