Bảng Báo Giá Vật Liệu Xây Dựng Mới Nhất Năm 2021

Để tạo nên những công trình kiên cố, bền vững với thời gian thì không thể thiếu được những nguyên vật liệu xây dựng. Vì vậy, trước khi xây dựng công trình chủ sở hữu cần tìm hiểu rõ về loại vật liệu và giá thành của chúng để có thể chọn được loại vật liệu phù hợp và dự toán được chi phí xây dựng. Vậy vật liệu xây dựng là gì? gồm những loại nào? và giá vật liệu xây dựng hiện nay là bao nhiêu? Hôm nay, chúng tôi muốn chia sẻ những thông tin liên quan đến vật liệu xây dựng đến bạn đọc.

Nội dung bài viết hiện 1 Vật liệu xây dựng là gì? 2 Vật liệu xây dựng gồm những loại nào? 2.1 Cát 2.2 Vật liệu xây dựng – đá 2.2.1 Đá dăm 1 x 2 2.2.2 Đá dăm 2 x 4 2.2.3 Đá dăm 4 x 6 2.2.4 Đá mini bụi 2.2.5 Đá mini sàng 2.3 Gạch 2.3.1 Gạch không nung 2.3.2 Gạch nung 2.4 Sắt thép 2.4.1 Thép cuộn 2.4.2 Thép dây 2.5 Vật liệu xây dựng – xi măng 3 Tại sao cần tìm hiểu giá vật liệu xây dựng? 4 Bảng giá vật liệu xây dựng 4.1 Bảng giá cát xây dựng 4.2 Bảng giá đá xây dựng 4.3 Bảng giá gạch xây dựng 4.4 Bảng giá thép xây dựng 4.4.1 Bảng giá thép Việt Nhật 4.4.2 Bảng giá vật liệu xây dựng – thép Pomina 4.5 Bảng giá xi măng xây dựng Giá vật liệu xây dựng

Giá vật liệu xây dựng

Vật liệu xây dựng là gì?

Vật liệu xây dựng là vật liệu tồn tại sẵn trong tự nhiên như đất sét, đá, cát, gỗ,… và những vật liệu nhân tạo được sử dụng cho mục đích xây dựng. 

Vật liệu xây dựng gồm những loại nào?

Dù là bất kỳ loại công trình nào, lớn hay nhỏ đều cần có sự kết hợp giữa các nguyên vật liệu với nhau để tạo nên công trình kiên cố, bền vững, có tính thẩm mỹ cao. Dưới đây là những vật liệu cần thiết cho quá trình xây dựng công trình.

Cát

Các loại cát dùng trong xây dựng

Các loại cát dùng trong xây dựng

Cát xây dựng là vật liệu bắt nguồn từ tự nhiên và được chia ra thành nhiều loại cát khác nhau phù hợp với từng công đoạn khác nhau. Cát được phân theo màu sắc gồm cát vàng, cát vàng mờ và cát đen, phần theo kích thước gồm cát hạt nhỏ, cát tầm trung và cát hạt to. Đối với cát vàng, người ta sử dụng để đổ bê tông do đây là cát không pha trộn, hạt to nên giúp gia tăng độ chắc chắn cho bê tông, còn đối với cát đen và cát vàng mờ sẽ dùng để trát tường và hoàn thiện công trình vì có hạt nhỏ, mịn và đều nhau.

Mỗi loại cát xây dựng đều có kích thước trung bình từ 0.0625mm đến 2mm và thành phần của cát gồm chloride, glauconit, thạch cao, fenspat,….

Vật liệu xây dựng – đá

Các loại đá xây dựng

Các loại đá xây dựng

Đá xây dựng là một trong những vật liệu góp phần hoàn thiện phần xây thô của công trình. Hiện nay có rất nhiều loại đá khác nhau nên được chia thành từng nhóm theo từng đặc điểm như đá dăm, đá mini sàng và đá mini bụi, theo tính chất và mục đích sử dụng. Dưới đây là kích thước các loại đá thường gặp trong xây dựng:

Đá dăm 1 x 2

Loại đá dăm 1 x 2 có kích thước 10 x 28mm thường dùng để đổ bê tông các công trình, đường xá, cầu cảng và được dùng phổ biến trong các nhà máy bê tông.

Đá dăm  2 x 4

Loại đá dăm 2 x 4 có kích thước 20 x 40mm thường dùng để đổ bê tông các công trình, đường xá, cầu cống và phổ biến trong các nhà máy bê tông.

Đá dăm 4 x 6

Loại đá này có kích thước từ 50mm đến 70mm thường được dùng làm chân đế gạch lót sàn và gạch bông hoặc làm phụ gia cho công nghệ bê tông đúc ống cống, các công trình.

Đá mini bụi

Giống như với tên gọi của nó, loại đá này có kích thước vô cùng nhỏ chỉ từ 1 đến 5mm. Sử dụng phương pháp sàng lọc để tách đá mini bụi với các loại đá khác. Sau khi tách ra thì loại đá này sẽ được dùng để làm chân đế lót gạch sàn và gạch bông hay làm chất phụ gia cho công nghệ bê tông, vật liệu xây dựng.

Đá mini sàng

Đá mini sàng có kích thước lớn hơn so với đá mini bụi từ 5 đến 10mm. Sử dụng phương pháp sàng lọc giống với đá mini bụi để tách ra đá mini sàng dùng làm chân gạch đá lót sàn, gạch bông và dùng làm chất phụ gia.

Gạch

Gạch nung - gạch không nung

Gạch nung – gạch không nung

Đối với công việc xây dựng, gạch cũng là thành phần không thể thiếu trong việc quyết định chất lượng của công trình. Đời sống ngày càng nâng cao, công nghệ khoa học ngày càng phát triển nên có rất nhiều loại gạch ra đời phù hợp với từng hạng mục, công đoạn khác nhau. Dưới đây là một số loại gạch thường dùng trong xây dựng công trình:

Gạch không nung

Gạch không nung có thành phần chính là xi măng, mạt đá, phế thải công nghiệp. Sau khi trộn thành hỗn hợp sẽ được ép thành hình viên gạch và được đem nung ở nhiệt độ cao sẽ tạo ra những viên gạch có độ cứng và bền cơ học cao. Gạch này được chia thành 2 loại gạch chính là gạch rỗng và gạch đặc, tùy theo nhu cầu sử dụng mà chọn loại gạch phù hợp.

Gạch nung

Đây là loại gạch được dùng phổ biến hiện nay ở các công trình xây dựng, nó chiếm đến 80%. Gạch này có thành phần chủ yếu là đất sét được nung ở nhiệt độ cao.

Sắt thép

Sắt thép trong xây dựng

Sắt thép trong xây dựng

Là một trong những vật liệu không thể không có trong xây dựng, sắt thép giúp tạo nên kết cấu chắc chắn, định hình khung xương của các công trình xây dựng như nhà ở, nhà máy xí nghiệp, cầu cống,…

Với ưu điểm vượt trội về khả năng chịu lực và độ bền chắc cao, không bị biến dạng khi chịu áp lực của vật nặng, sắt thép là lựa chọn hàng đầu của các chủ đầu tư khi chuẩn bị xây nhà. Hiện nay, trên thị trường có 2 loại sắt thép được sử dụng nhiều đó là: 

Thép cuộn

Thép cuộn là loại thép có bề mặt nhẵn trơn hoặc có đường gân theo dạng dây và được cuộn tròn. Để tạo ra loại thép này cần phải trải qua quá trình tinh luyện phức tạp, đòi hỏi trình độ kỹ thuật cao và công nghệ hiện đại.

Loại thép này có độ dày dao động từ 0.125 đến 4.5mm và có trọng lượng dao động từ 200kg/cuộn đến 450kg/cuộn.

Được hình thành bởi quá trình tinh luyện, thép cuộn đáp ứng được yêu cầu về độ giãn và độ bền. Do đó, chúng được dùng để gia công kéo dây cho các công trình xây dựng.

Thép dây

Cũng giống như thép cuộn, thép dây gồm 2 loại là thép tròn trơn và thép tròn gân.

  • Thép tròn trơn có dạng thanh tròn, bề mặt trơn và có đường kính khác nhau như 14mm, 16mm, 18mm, 22mm, 25mm và 29mm. 
  • Thép tròn gân có dạng bó, bề mặt gân và có đường kính gồm 10mm, 12mm, 14mm, 16mm, 18mm, 20mm,… và có khối lượng dao động từ 1500kg/bó đến 3000kg/bó.

Vật liệu xây dựng – xi măng

Giá vật liệu xây dựng - xi măng chuyên dụng

Giá vật liệu xây dựng – xi măng chuyên dụng

Xi măng được hiểu là chất kết dính thủy lực, ở dạng thường chúng có dạng bột mịn, màu xám đen nhưng khi trộn với hỗn hợp cát, đá, nước thì chúng trở nên cứng sau thời gian ngắn. Vì vậy, để tạo sự kết dính, liên kết giữa các vật liệu trong quá trình thi công thì không thể thiếu được xi măng. 

Hiện nay trên thị trường có 3 loại xi măng chính được sử dụng trong các công trình là xi măng xây tô và xi măng đa dụng.

  • Xi măng xây tô là loại xi măng dùng để xây tô, hoàn thiện công trình và có mác 30 trở xuống. Loại xi măng này có cường độ ổn định, chất lượng tốt, dẻo, độ mịn đạt tiêu chuẩn và có giá thành thấp.
  • Xi măng đa dụng là loại xi măng được sử dụng với mục đích trộn bê tông, xây trát và có mác 40 trở lên. Loại xi măng này có độ mịn tốt, khả năng chống thấm và cường độ chịu nén cao, chất lượng đạt tiêu chuẩn và có tính đồng nhất phù hợp với mọi loại công trình xây dựng. Với những ưu điểm nổi trội thì xi măng đa dụng có giá thành cao hơn mọi loại xi măng khác.

Tại sao cần tìm hiểu giá vật liệu xây dựng?

Tùy thuộc vào những biến động trên thị trường hay thời điểm xây dựng mà giá vật liệu xây dựng sẽ có sự thay đổi. VÌ vậy, trước khi xây nhà cần tìm hiểu giá thành của vật liệu của các cửa hàng, đơn vị bán so với giá trên thị trường.

Hiện nay, theo khảo sát cho thấy giá của các loại vật liệu tăng cao hơn 25% so với trước đây. Điều này sẽ làm tăng chi phí xây dựng, ảnh hưởng đến tiến độ thi công xây dựng công trình. Nếu trên thị trường nguồn cung khan hiếm mà cầu lại nhiều thì sẽ khiến giá cả của vật liệu tăng cao và ngược lại, nguồn cung dồi dào nhưng cầu lại ít thì giá cả sẽ thấp hơn.

Chính vì vậy, khi tìm hiểu giá thành của các loại vật liệu xây dựng thì sẽ giúp các gia chủ, chủ đầu tư cân đối được chi phí đầu tư và lựa chọn được nhà cung ứng phù hợp. 

  • Cân đối chi phí: khi theo dõi thị trường vật liệu xây dựng sẽ thấy được những tín hiệu tích cực hoặc không mấy tích cực về thị trường này. Vì vậy, việc cập nhật, tìm hiểu giá cả sẽ giúp bạn so sánh được sản phẩm, giá thành vật liệu của các công ty và đưa ra quyết định có lợi nhất cho mình để cân đối được chi phí.
  • Lựa chọn nhà cung ứng phù hợp: trong quá trình báo giá, bạn sẽ biết đến nhiều hơn các nhà cung ứng. Từ đó có thể chọn được đơn vị cung ứng có mức giá phù hợp với chất liệu tốt đem đến lợi ích tối đa cho các chủ đầu tư.

Bảng giá vật liệu xây dựng

Bảng giá cát xây dựng

Không thể phủ nhận sự phát triển mạnh mẽ của ngành xây dựng hiện nay, do đó có rất nhiều cửa hàng, công ty kinh doanh các vật liệu liên quan đến xây dựng. Mỗi nơi đều có giá cả, chất lượng của nguyên vật liệu khác và giá sẽ thay đổi tùy vào mức cung cầu trên thị trường. Vì vậy, mỗi chủ đầu tư cần phải tìm hiểu kỹ về chất lượng và giá cả sản phẩm so với mặt bằng chung của thị trường hiện tại. Dưới đây là bảng giá cát xây dựng mà các bạn có thể tham khảo, chi phí này chưa bao gồm thuế VAT.

STT SẢN PHẨM ĐƠN VỊ TÍNH (M3) GIÁ (VND)
1 Cát san lấp M3 130.000
2 Cát xây tô loại 1 M3 220.000
3 Cát xây tô loại 2 M3 180.000
4 Cát bê tông loại 1 M3 350.000
5 Cát bê tông loại 2 M3 310.000
6 Cát hạt vàng M3 360.000
7 Cát xây dựng M3 245.000

Bảng giá đá xây dựng

Hiện nay, các công trình mọc lên rất nhiều, vì vậy giá cả của các vật liệu xây dựng luôn là vấn đề được các chủ đầu tư quan tâm. Dưới đây là bảng giá đá xây dựng mà các bạn có thể tham khảo, chi phí dưới đây chưa bao gồm thuế VAT.

STT SẢN PHẨM ĐƠN VỊ TÍNH (M3) GIÁ (VND)
1 Đá 1×2 xanh M3 295.000
2 Đá 1×2 đen M3 420.000
3 Đá mi bụi M3 280.000
4 Đá mi sàng M3 270.000
5 Đá 0x4 loại 1 M3 260.000
6 Đá 0x4 loại 2 M3 245.000
7 Đá 4×6 M3 290.000
8 Đá 5×7 M3 295.000

Bảng giá gạch xây dựng

Trên thị trường hiện nay, gạch được chia ra làm nhiều loại để đáp ứng được các hạng mục khác nhau của công trình vì vậy chúng có mức giá khác nhau. Trước khi quyết định dùng gạch nào, các chủ đầu tư nên tìm hiểu rõ công năng của chúng để có thể sử dụng đúng vị trí giúp phát huy những ưu điểm. Dưới đây là bảng báo giá chi tiết về gạch xây dựng mà bạn có thể tham khảo, chi phí dưới đây chưa bao gồm thuế VAT.

STT SẢN PHẨM ĐƠN VỊ QUY CÁCH (CM) ĐƠN GIÁ (VND)
1 Gạch ống Thành Tâm viên 8x8x18 1.090
2 Gạch đinh Thành Tâm viên 4x8x18 1.090
3 Gạch ống Phước Thành viên 8x8x18 1.080
4 Gạch đinh Phước Thành viên 4x8x18 1.080
5 Gạch ống Đồng Tâm 17 viên 8x8x18 950
6 Gạch đinh Đồng Tâm 17 viên 4x8x18 950
7 Gạch ống Tám Quỳnh viên 8x8x18 1.090
8 Gạch đinh Tám Quỳnh viên 4x8x18 1.090
9 Gạch ống Quốc Toàn viên 8x8x18 1.090
10 Gạch đinh Quốc Toàn viên 4x8x18 1.090
11 Gạch An Bình viên 8x8x18 850
12 Gạch Hồng phát Đồng Nai viên 4x8x18 920
13 Gạch block viên 100x190x390 5.500
14 Gạch block viên 190x190x390 11.500
15 Gạch block viên 19x19x19 5.800
16 Gạch bê tông ép thủy lực viên 8x8x18 1.300
17 Gạch bê tông ép thủy lực viên 4x8x18 1.280

Bảng giá thép xây dựng

Nhà nước luôn khuyến khích người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam. Vì vậy mà thép Việt Nhật luôn được các chủ đầu tư chọn làm vật liệu xây dựng cho công trình của mình. Bên cạnh đó, đây là loại thép có chất lượng tốt, giá cả phù hợp với tài chính của hầu hết người dân Việt. Dưới đây là bảng giá thép xây dựng mà bạn có thể tham khảo, chi phí dưới đây chưa bao gồm thuế VAT.

Bảng giá thép Việt Nhật

STT SẢN PHẨM ĐƠN VỊ TÍNH KHỐI LƯỢNG (KG/CÂY) THÉP VIỆT NHẬT

SD295/CB300

THÉP VIỆT NHẬT

SD390/CB400

1 Thép cuộn Việt Nhật phi 6 kg   9.000 9.000
2 Thép cuộn Việt Nhật phi 8 kg   9.000 9.000
3 Thép Việt Nhật phi 10 cây (độ dài 11.7m) 7.21 62.000 65.000
4 Thép Việt Nhật phi 12 cây (độ dài 11.7m) 10.39 95.000 98.000
5 Thép Việt Nhật phi 14 cây (độ dài 11.7m) 14.13 140.000 145.000
6 Thép Việt Nhật phi 16 cây (độ dài 11.7m) 18.47 170.000 178.000
7 Thép Việt Nhật phi 18 cây (độ dài 11.7m) 23.38 230.000 243.000
8 Thép Việt Nhật phi 20 cây (độ dài 11.7m) 28.85 289.000 300.000
9 Thép Việt Nhật phi 22 cây (độ dài 11.7m) 34.91 350.000 353.000
10 Thép Việt Nhật phi 25 cây (độ dài 11.7m) 45.09 460.000 465.000
11 Thép Việt Nhật phi 28 cây (độ dài 11.7m) 56.56    
12 Thép Việt Nhật phi 32 cây (độ dài 11.7m) 78.83    

Bảng giá vật liệu xây dựng – thép Pomina

STT TÊN VẬT LIỆU XÂY DỰNG ĐƠN VỊ TÍNH KHỐI LƯỢNG/CÂY ĐƠN GIÁ (ĐỒNG/KG HOẶC ĐỒNG/CÂY)
1 Thép Pomina phi 6 kg 11.000
2 Thép Pomina phi 8 kg   11.000
3 Thép Pomina phi 10 cây (độ dài 11.7m) 7.12 10.035
4 Thép Pomina phi 12 cây (độ dài 11.7m) 10.39 10.185
5 Thép Pomina phi 14 cây (độ dài 11.7m) 14.13 10.185
6 Thép Pomina phi 16 cây (độ dài 11.7m) 18.47 10.185
7 Thép Pomina phi 18 cây (độ dài 11.7m) 23.38 10.185
8 Thép Pomina phi 20 cây (độ dài 11.7m) 28.95 10.185
9 Thép Pomina phi 22 cây (độ dài 11.7m) 34.91 10.185
10 Thép Pomina phi 25 cây (độ dài 11.7m) 45.09 10.185
11 Thép Pomina phi 28 cây (độ dài 11.7m) 56.56 10.185
12 Thép Pomina phi 32 cây (độ dài 11.7m) 73.83 10.185

Bảng giá xi măng xây dựng

Từ trước đến nay, xi măng luôn là vật liệu có giá thành khá cao nhưng nó lại không thể thiếu khi xây dựng các công trình dù là nhỏ hay lớn. Vì vậy, giá cả của xi măng luôn là vấn đề mà các chủ đầu tư quan tâm. Dưới đây là bảng giá xi măng xây dựng mà bạn có thể tham khảo, chi phí dưới đây chưa bao gồm thuế VAT.

STT TÊN SẢN PHẨM (BAO) ĐƠN GIÁ (TẤN)
1 Xi măng Vissai PCB40 1.000.000
2 Xi măng Vissai PCB30 930.000
3 Xi măng Hoàng Long PCB40 950.000
4 Xi măng Hoàng Long PCB30 900.000
5 Xi măng Xuân Thành PCB40 950.000
6 Xi măng Xuân thành PCB30 890.000
7 Xi măng Duyên Hà PCB40 1.060.000
8 Xi măng Duyên Hà PCB30 980.000
9 Xi măng Bút Sơn PCB30 1.030.000
10 Xi măng Bút Sơn PCB40 1.060.000
11 Xi măng Bút Sơn MC25 895.000
12 Xi măng Insee Hòn Gai 1.625.000
13 Xi măng Insee Đồng Nai 1.670.000
14 Xi măng Insee Hiệp Phước 1.650.000
15 Xi măng Insee Cát Lái 1.705.000
16 Xi măng Chinfon PCB30 1.205.000
17 Xi măng Hoàng Thạch PCB30 1297000
19 Xi măng Tam Điệp PCB30 1.112.000
20 Xi măng Kiện Khê PCB30 840.000

Giá vật liệu xây dựng vốn không cố định, chúng biến động theo khả năng cung cầu của thị trường. Vì vậy, tùy thuộc vào thời điểm xây nhà mà sẽ có sự chênh lệch về giá, nên các chủ đầu tư cần tìm hiểu, so sánh giá cả, chất lượng vật tư để xác định chi phí.

Trên đây là những chia sẻ của chúng tôi về giá vật liệu xây dựng. Hy vọng, bài viết này sẽ giúp các bạn có kế hoạch lựa chọn vật liệu xây dựng có chất lượng tốt cho công trình của mình và tiết kiệm được chi phí nhất có thể.

Đánh giá bài viết!

Từ khóa » Giá đá Dăm 2021