Bảng Cân Nặng Chuẩn Của Thai Nhi Việt Nam Theo Từng Tuần - Procare

Cân nặng của con luôn là mối quan tâm của mẹ. Ngay từ khi con còn đang trong bụng mẹ, cân nặng của thai nhi được mẹ theo dõi theo từng mốc phát triển qua những lần khám định kỳ. Cùng xem bảng cân nặng chuẩn của thai nhi Việt Nam theo từng giai đoạn để theo dõi và kiểm soát đúng nhé.

Mục lục

  • Lợi ích của việc theo dõi cân nặng của thai nhi
  • Các yếu tố ảnh hưởng đến cân nặng của thai nhi
  • Bảng cân nặng chuẩn của thai nhi Việt Nam theo từng tuần
    • Cân nặng của thai nhi phát triển qua từng mốc
    • Bảng cân nặng chuẩn theo bệnh viện Từ Dũ
    • Bảng cân nặng chuẩn theo bệnh viện phụ sản Trung ương
  • Làm thế nào để biết cân nặng của thai nhi?
  • Làm thế nào để thai nhi phát triển đạt chuẩn?
    • Thực hiện chế độ ăn uống chuẩn của mẹ bầu
    • Uống đủ nước
    • Vận động và nghỉ ngơi hợp lý
    • Tinh thần thoải mái
    • Đi khám thai định kỳ

Bảng cân nặng chuẩn của thai nhi Việt Nam theo từng tuần 1

Lợi ích của việc theo dõi cân nặng của thai nhi

Theo dõi cân nặng của thai nhi để tránh những biến chứng nguy hiểm có thể xảy ra. Thừa cân hay thiếu cân nếu được xem xét điều chỉnh từ sớm thì sẽ sớm về cân nặng tiêu chuẩn. Mẹ bầu hãy lưu ý quan tâm đến cân nặng của thai nhi để tránh những biến chứng không đáng có như sau:

Thai nhi thừa cân

Khi thai nhi quá lớn sẽ gây khó khăn trong quá trình chuyển dạ và sinh nở. Cùng với đó là nguy cơ em bé mắc các bệnh như tiểu đường, béo phì… ngay từ khi còn trong bụng mẹ. Đa số trường hợp thai nhi thừa cân phải chỉ định đẻ mổ thay vì sinh thường. (Đọc thêm: Thai nhi phát triển hơn so với tuổi thai có ảnh hưởng gì không?).

Thai nhi nhẹ cân

Ngược lại với tình trạng thừa cân, thai nhi thiếu cân là khi cân nặng của em bé ở mức dưới tiêu chuẩn cho phép. Nguyên nhân có thể do nhiều yếu tố như dinh dưỡng mẹ nạp chưa đủ, hay do những bất thường ở dây rốn bánh rau mà thai nhi không thể hấp thụ dinh dưỡng từ mẹ. Nếu thai nhi quá nhẹ cân, trẻ có thể bị suy dinh dưỡng từ trong bụng mẹ, dễ mắc các bệnh về phổi, sức đề kháng của trẻ khi sinh ra sẽ kém hơn, thậm chí có thể ảnh hưởng đến sự phát triển thể chất và trí thông minh của trẻ sau này. (Tìm hiểu: Làm thế nào khi thai nhi phát triển kém so với tuổi thai).

Các yếu tố ảnh hưởng đến cân nặng của thai nhi

Các yếu tố ảnh hưởng đến cân nặng của thai nhi 1
Việc kiểm soát cân nặng của mẹ trong suốt thai kỳ cũng ảnh hưởng đến cân nặng của thai nhi
  • Tuổi của mẹ: Nếu mẹ mang thai với độ tuổi quá sớm (dưới 18) và quá muộn (sau 35) cũng sẽ ảnh hưởng đến cân nặng của thai nhi.
  • Sức khỏe của mẹ khi mang thai: Nếu bà bầu chọn các bệnh như tiểu đường, béo phì thì sẽ có xu hướng sinh ra những trò chơi trẻ và nặng hơn những bà mẹ khác. Ngược lại, nếu mẹ bầu không tăng cân hoặc tăng quá ít cũng có nguy cơ làm cho thai nhi bị suy dinh dưỡng.
  • Kiểm soát cân nặng của mẹ trong suốt thai kỳ: Kiểm soát tốt thì cân nặng của em bé cũng sẽ phát triển theo chiều hướng tốt.
  • Yếu tố di truyền: Điều này có nghĩa là cân nặng của thai nhi có thể có những điểm tương đồng với cân nặng và vóc dáng của bố mẹ. Ở mỗi dân tộc, mỗi quốc gia khác nhau, sẽ có những số cân nặng khác nhau.
  • Số lượng thai: mang song thai hoặc đa thai, cân nặng của thai nhi cũng sẽ thấp hơn so với chuẩn biểu đồ cân nặng của thai nhi.
  • Thứ tự sinh con: con thứ hai thường lớn hơn con thứ nhất, nhưng nếu khoảng thời gian sinh quá ngắn, thì ngược lại có thể xảy ra, con thứ hai nặng hơn con thứ nhất.
  • Giới tính thai nhi: các bé trai thường dài và nặng hơn các bé gái và mỗi em bé đều khác nhau.

Bảng cân nặng chuẩn của thai nhi Việt Nam theo từng tuần

Bảng cân nặng chuẩn của thai nhi Việt Nam theo từng tuần 1

Sự phát triển của thai nhi trong khoảng thời gian 9 tháng 10 ngày luôn là vấn đề nhận được sự quan tâm đặc biệt của mẹ bầu. Cân nặng của con trong giai đoạn này là một trong những yếu tố quan trọng để biết em bé có đang phát triển bình thường hay không.

Dựa vào bảng cân nặng tiêu chuẩn và cân nặng ước tính thực tế, mẹ bầu sẽ có thể so sánh và biết được con đang phát triển nhanh hay chậm so với tuổi thai. Và từ đó, mẹ bầu cũng có thể điều chỉnh chế độ dinh dưỡng cũng như sinh hoạt, tập luyện của mình để đảm bảo thai nhi phát triển trong khoảng bình thường.

Cân nặng của thai nhi phát triển qua từng mốc

3 tháng đầu

Cân nặng của thai nhi 3 tháng đầu thường nằm ở mức thấp. Em bé của bạn giai đoạn này mới chỉ bắt đầu hình thành nên ít quan tâm đến chỉ số cân nặng của bé, sự xuất hiện của bé với những nhịp đập tim thai đầu tiên đã chiếm hết mối quan tâm của mẹ lúc này rồi.

Trong giai đoạn này thai nhi nằm uốn cong trong bào thai chính vì thế rất khó để đo chính xác cân nặng cũng như chiều dài của em bé. Chiều dài mà bác sĩ đo trong giai đoạn này là chiều dài từ đỉnh đầu đến mông của bé, gọi tắt là chiều dài đầu mông. Và cân nặng của em bé cũng được ước tính qua các công thức tính riêng có sử dụng chiều dài đầu mông này. Chính vì thế mà sai số cân nặng và chiều cao trong tam cá nguyệt thứ nhất thường cao.

3 tháng giữa

3 tháng giữa của thai kỳ được tính từ tuần thứ 13 đến 27. Ở giai đoạn này, thai nhi phát triển mạnh về hình thể, não bộ và mẹ bầu bắt đầu cảm nhận được những cử động của thai nhi. Mẹ bầu cũng bắt đầu tăng cân nhiều hơn sau vụ ốm nghén của 3 tháng đầu. Cân nặng mẹ bầu có tăng và cân nặng của em bé cũng dần có những thay đổi rõ rệt hơn trước.

Cân nặng của thai nhi giai đoạn này tăng tầm từ 23g đến tầm 1000g (1 kg) ứng với kích thước từ quả kiwi ở tuần thứ 13 đến quả đu đủ ở tuần thứ 27.

Mẹ bầu ở giai đoạn này quan tâm đến chỉ số cân nặng chiều cao của em bé nhiều hơn.

3 tháng cuối

Cân nặng thai nhi 3 tháng cuối thường tăng mạnh hơn để chuẩn bị cho quá trình chào đời. Cân nặng và kích thước của em bé giai đoạn này ứng với từ quả bí ngô 1kg đến quả dưa hấu gần 4kg. Giai đoạn này mẹ rất quan tâm đến chỉ số cân nặng của thai nhi. Lý do cũng dễ hiểu vì đến thời điểm nước rút rồi, chuẩn bị cán mốc chào đời với cân nặng như nào, to quá hay bé quá cũng là những mối lo của mẹ bầu.

Cân nặng mỗi giai đoạn của thai nhi sẽ có những khác nhau đôi chút nhưng sẽ có những tiêu chuẩn tham khảo chung giúp cho bác sĩ và mẹ dễ dàng hơn trong việc đánh giá sự phát triển của thai nhi. Để biết rõ hơn về cân nặng chuẩn của thai nhi từng giai đoạn mẹ đọc tiếp mục dưới nhé.

Bảng cân nặng chuẩn theo bệnh viện Từ Dũ

Hiện nay Việt Nam chưa có biểu đồ tăng trưởng bào thai của riêng mình. Để có được biểu đồ tăng trưởng của thai nhi trong tử cung cần có dữ liệu quốc gia về sinh trắc thai mà điều này chúng ta chưa đủ điều kiện để thu thập tổng hợp. Trong khi muốn đánh giá tăng trưởng bào thai phải tìm được một biểu đồ gần với chúng ta nhất chẳng hạn như về lối sống, chủng tộc…

Bảng cân nặng chuẩn theo bệnh viện Từ Dũ 1

Bảng cân nặng thi nhi chuẩn theo bệnh viện Từ Dũ

Tại bệnh viện Từ Dũ có một số liệu khá lớn về sinh trắc thai nhi. Và các số liệu này cũng khá gần với dữ liệu thu thập bởi Norio Shinozuka trên dân số thành phố Tokyo – Nhật bản năm 1994. Chính vì thế mà các bệnh viện nước ta thường lấy biểu đồ sinh trắc thai theo dữ liệu này của Nhật.

Bảng cân nặng chuẩn theo bệnh viện Từ Dũ 2

Bảng cân nặng chuẩn theo bệnh viện phụ sản Trung ương

Bảng cân nặng thai nhi được chia sẻ nhiều trên mạng là bảng của WHO lấy các chỉ số cân nặng và chiều cao trung bình của thai nhi thế giới. Nhiều khi chỉ số này thường sai khác và lệch nhiều so với chuẩn Việt. Chính vì vậy mà ở bệnh viện phụ sản trung ương cũng có bảng cân nặng tiêu chuẩn cho các mẹ bầu tham khảo. Bảng này sát với cân nặng thai nhi Việt Nam nhiều hơn.

Bảng số liệu như sau:

Tuổi thai nhi (tuần) Cân nặng (gram)
15 – 16 90 – 110
17 – 18 145 – 200
19 – 20 250 – 310
21 – 22 370 – 460
23 – 24 560 – 700
25 – 26 850 – 950
27 – 28 1050 – 1150
29 – 30 1250 – 1400
31 – 32 1550 – 1700
33 – 34 1900 – 2100
35 – 36 2300 – 2500
37 – 38 2900 – 3100
39 – 40 3200 – 3400

Bảng cân nặng thi nhi chuẩn theo bệnh viện phụ sản trung ương

Hãy thăm khám định kỳ tại các cơ sở y tế chất lượng để theo dõi sự phát triển toàn diện của con. Tuy nhiên sự phát triển của bé còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác ngoài cân nặng. Vì vậy các bố mẹ đừng quá lo lắng khi thấy cân nặng của con có sự lệch nhỏ trong khoảng tiêu chuẩn. Hãy lấy số liệu từ bảng để tham khảo và điều chỉnh chế độ ăn uống, nghỉ ngơi cho phù hợp nhé.

Làm thế nào để biết cân nặng của thai nhi?

Làm thế nào để biết cân nặng của thai nhi? 1

Bụng của mẹ bầu ngày càng lớn nhưng liệu có phải đó hoàn toàn là do cân nặng của em bé chiếm. Không hoàn toàn thế, đó không chỉ là cân nặng của bé mà còn là khối lượng nước ối, bánh rau và nhiều thứ khác nữa. Để có cân nặng ước tính của thai nhi trong bụng mẹ bác sĩ sử dụng công thức tính từ các chỉ số được lấy đo trong quá trình siêu âm.

Có nhiều loại công thức tính và biểu đồ khác nhau giúp bác sĩ ước tính trọng lượng của thai nhi, cùng với các phép đo như chu vi bụng, đường kính lưỡng đỉnh, chiều dài xương đùi, v.v. Các chỉ số này cũng được lấy làm phần tử trong công thức tính ngày dự sinh. Nếu bạn quan tâm, hãy cùng xem cụ thể các chỉ số này là gì:

  • Đường kính lưỡng đỉnh (CRL): từ 8- 19 tuần được sử dụng chỉ số này được đo là chiều dài từ đầu đến mông. Lúc này, thai nhi bị cong chân trong nửa đầu thai kỳ, nên đo cân nặng và chiều dài của bé rất khó chính xác, sau đó từ 20 tuần trở đi, là chiều dài từ đỉnh đầu đến gót chân.
  • Chu vi vòng đầu (HC): Chu vi vòng đầu của em bé qua ước tính trên hình ảnh siêu âm.
  • Chiều dài xương đùi (FL): Đo chiều dài của xương đùi thai nhi.
  • Chu vi vòng bụng (AC): Chỉ số này là chu vi vòng bụng ước tính trên hình ảnh siêu âm.

Em bé của bạn sẽ hoạt động nhiều hơn, có nghĩa là CRL không chính xác. Thay vào đó, bác sĩ siêu âm của bạn sẽ kiểm tra chu vi đầu (HC), chu vi bụng (AC) và chiều dài xương đùi (xương đùi) (FL) của bé và áp dụng một công thức khác để ước tính cân nặng của thai nhi.

Làm thế nào để thai nhi phát triển đạt chuẩn?

Làm thế nào để thai nhi phát triển đạt chuẩn? 1

Cân nặng thai nhi theo tuần tuổi thường có sự liên quan mật thiết với sức khỏe và cân nặng của mẹ bầu trong suốt quá trình mang thai. Vì vậy, mẹ bầu cần theo dõi, đối chiếu với bảng cân nặng thai nhi theo tuần để có những thay đổi trong chế độ ăn uống, nghỉ ngơi cho phù hợp.

Thực hiện chế độ ăn uống chuẩn của mẹ bầu

Theo nghiên cứu, cân nặng của mẹ ảnh hưởng rất nhiều đến cân nặng và sự phát triển của thai nhi. Chính vì vậy mẹ bầu cần kiểm soát được cân nặng của bản thân, không để tăng cân quá cũng không được để thiếu cân trong. Mức tăng tiêu chuẩn, an toàn của một bà bầu bình thường là từ 10 – 12 kg trong suốt cả thai kỳ, có thể tăng từ 16-20 kg trong trường hợp mang đa thai. Tuy nhiên cần phải tăng cân đều trong suốt thai kỳ không nên dồn dập tăng tập trung tránh tiểu đường thai kỳ.

Chẳng hạn như trong giai đoạn 3 tháng đầu, mức tăng cân nặng tiêu chuẩn của mẹ bầu là 1,5 – 2kg. Nếu trường hợp thai nhi được bác sĩ cho là hơi nhẹ cân, thiếu cân thì mẹ cân nhắc điều chỉnh ăn uống bổ sung dinh dưỡng nhưng giữ mức tăng khoảng 2 – 2.5kg. Và nếu trường hợp hợp thai nhi có xu hướng thừa cân thì mẹ nên duy trì cân nặng như hiện tại hoặc đừng tăng quá 1kg.

Còn với giai đoạn 3 tháng giữa, trung bình mỗi tuần mẹ bầu có thể tăng 0,5 kg. Nếu thai nhi cảnh báo có nguy cơ thừa cân thì mẹ nên chú ý điều chỉnh chỉ nên tăng tầm 2 3 lạng mỗi tuần thôi.

Tham khảo: Chế độ dinh dưỡng dành cho bà bầu

Uống đủ nước

Nước tham gia vào quá trình vận chuyển và trao đổi chất giữa cơ thể mẹ bầu và thai nhi, nước cũng có vai trò quan trọng với hệ tiêu hóa của người mẹ, giúp ổn định thân nhiệt, thanh lọc cơ thể. Chính vì thế mà mẹ bầu cần uống đủ nước.

Vận động và nghỉ ngơi hợp lý

Mẹ bầu cần vận động cũng như nghỉ ngơi hợp lý. Không nên vận động mạnh hay làm việc quá sức gây ảnh hưởng đến sức khỏe và tiềm ẩn nhiều nguy cơ. Và cũng cần có chế độ nghỉ ngơi hợp lý cho cơ thể có thời gian tự điều chỉnh cân bằng lại những hoạt động trao đổi hàng ngày diễn ra gấp đôi trong cơ thể mẹ bầu. Đảm bảo sức khỏe tốt, không chỉ mẹ khỏe mà con cũng khỏe.

Tinh thần thoải mái

Tinh thần thoải mái vui vẻ luôn đem lại những điều tích cực về nhiều điểm trong đó có sức khỏe. Nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng nếu mẹ bầu bị suy sụp tinh thần thì quá trình trao đổi chất giữa mẹ và thai nhi cũng không thuận lợi. Hãy tìm đến sự thoải mái từ việc quan tâm chia sẻ của người thân, từ những yêu thích, sở thích cá nhân hay những bài tập yoga nhẹ nhàng mẹ nhé.

Đi khám thai định kỳ

Đây là việc hết sức quan trọng trong việc theo sát quá trình phát triển của thai nhi. Hãy tuân theo lịch khám, lịch hẹn mà bác sĩ chỉ định cho những lần kế tiếp. Qua thăm khám không chỉ biết được vấn đề sức khỏe hiện tại của mẹ và thai nhi, cũng như có những lời khuyên tư vấn của bác sĩ cho thai kỳ của bạn an toàn khỏe mạnh, phát triển bình thường.

Khám thai định kỳ để có những điều chỉnh kịp thời khi nhận thấy cân nặng của thai nhi có sự chênh lệch so với bảng chuẩn cân nặng thai nhi chẳng hạn như:

Với trường hợp thai nhi nhẹ cân bạn có thể được chỉ định làm xét nghiệm chức năng nhau thai để xem liệu nhau thai có vận chuyển đủ chất dinh dưỡng cho em bé của bạn hay không và để kiểm tra những bất thường ở dây rốn. Đồng thời, bác sĩ sẽ hỏi kỹ để biết chế độ ăn uống của bạn có đảm bảo an toàn cho sự phát triển của thai nhi hay có vấn đề ảnh hưởng xấu đến sức khỏe tinh thần hay không. Sau khi xác định rõ nguyên nhân, bác sĩ sẽ hướng dẫn bạn cách điều chỉnh phù hợp như thay đổi chế độ ăn uống, nghỉ ngơi, thư giãn hợp lý.

Với trường hợp thai nhi quá cân mẹ bầu sẽ được chỉ định các xét nghiệm xem có bị đái tháo đường hay không. Nếu có cần điều chỉnh chế độ ăn uống theo hướng dẫn của bác sĩ. Khi bác sĩ chỉ định là thai to, mẹ bầu nên chọn phương pháp sinh mổ để hạn chế những tai biến cho cả mẹ và con.

Bài viết có đề cập tới bảng cân nặng chuẩn của thai nhi Việt Nam, cũng như những vấn đề thắc mắc xung quanh. Hi vọng mẹ bầu có đủ thông tin để vượt qua thai kỳ khỏe mạnh an toàn.

Tham khảo:

  • https://parenting.firstcry.com/articles/foetal-growth-chart-week-by-week-length-weight/
  • https://www.babycenter.com/pregnancy/your-body/growth-chart-fetal-length-and-weight-week-by-week_1290794
  • https://www.vinmec.com/en/news/health-news/obstetrics-gynecology-and-assisted-reproductive-technologies-art/table-of-fetal-weight-and-length-according-to-who-standards/
  • https://ykhoa.org/san-khoa-co-ban-so-36-bieu-do-tang-truong-cua-thai-nhi-trong-tu-cung/

Từ khóa » Tiêu Chuẩn Cân Nặng Thai Nhi Theo Tuần