Bảng Cân Nặng Thai Nhi 2021 Theo Tháng, Tuần Chuẩn Từ WHO
Có thể bạn quan tâm
Theo dõi bảng cân nặng thai nhi đạt chuẩn sẽ giúp bố mẹ biết được con có đang phát triển bình thường hay không và từ đó sẽ có những điều chỉnh phù hợp để đảm bảo thai nhi phát triển tốt nhất.
Bảng cân nặng thai nhi 2021 theo tuần chuẩn quốc tế (WHO) và tham khảo bảng cân nặng từ bệnh viện Từ Dũ sẽ cung cấp cho mẹ bầu những thông tin về chỉ số cân nặng của bé, mẹ có thể dựa vào kết quả siêu âm thai để so sánh, đối chiếu.
Bảng cân nặng thai nhi 2021 chuẩn quốc tế (WHO)
Bảng cân nặng thai nhi 2021 theo tuần tuổi chuẩn quốc tế (WHO) tính từ tuần thai thứ 8 trở đi, các tuần thai từ thứ 1 - thứ 7 là giai đoạn chuẩn bị thụ thai, thụ thai và hình thành phôi, hoàn thiện phôi thai.
Theo dõi cân nặng thai nhi để biết được bé có đang phát triển tốt hay không (ảnh minh họa)
Chỉ số cân nặng thai nhi luôn đi kèm với chỉ số chiều dài của em bé trong bụng mẹ.
THÁNG | TUẦN TUỔI | CÂN NẶNG (g) | CHIỀU DÀI (cm) |
Tháng thứ 1 | Tuần 1 | Trứng được thụ tinh, phôi thai được hình thành | |
Tuần 2 | |||
Tuần 3 | |||
Tuần 4 | |||
Tuần 5 | Hệ thần kinh được hình thành | ||
Tháng thứ 2 | Tuần 6 | ||
Tuần 7 | Phôi thai hoàn thiện | ||
Tuần 8 | 1 g | 1,6 cm | |
Tuần 9 | 2 g | 2,3 cm | |
Tháng thứ 3 | Tuần 10 | 4 g | 3,1 cm |
Tuần 11 | 7 g | 4,1 cm | |
Tuần 12 | 14 g | 5,4 cm | |
Tuần 13 | 23 g | 7,4 cm | |
Tháng thứ 4 | Tuần 14 | 43 g | 8,7 cm |
Tuần 15 | 70 g | 10,1 cm | |
Tuần 16 | 100 g | 11,6 cm | |
Tuần 17 | 140 g | 13 cm | |
Tháng thứ 5 | Tuần 18 | 190 g | 14,2 cm |
Tuần 19 | 240 g | 15,3 cm | |
Tuần 20 | 300 g | 16,4 cm | |
Tuần 21 | 360 g | 26,7 cm | |
Tuần 22 | 430 g | 27,8 cm | |
Tháng thứ 6 | Tuần 23 | 501 g | 28,9 cm |
Tuần 24 | 600 g | 30 cm | |
Tuần 25 | 660 g | 34,6 cm | |
Tuần 26 | 760 g | 35,6 cm | |
Tháng thứ 7 | Tuần 27 | 875 g | 36,6 cm |
Tuần 28 | 1.000 g | 37,6 cm | |
Tuần 29 | 1.100 g | 38,6 cm | |
Tuần 30 | 1.300 g | 39,9 cm | |
Tuần 31 | 1.500 g | 41,1 cm | |
Tháng thứ 8 | Tuần 32 | 1.700 g | 42,4 cm |
Tuần 33 | 1.900 g | 43,7 cm | |
Tuần 34 | 2.100 g | 45 cm | |
Tuần 35 | 2.400 g | 46,2 cm | |
Tháng thứ 9 | Tuần 36 | 2.600 g | 47,4 cm |
Tuần 37 | 2.900 g | 48,6 cm | |
Tuần 38 | 3.000 g | 49,8 cm | |
Tuần 39 | 3.300 g | 50,7 cm | |
Tháng thứ 10 | Tuần 40 | 3.500 g | 51,2 cm |
Tuần 41 | 3.600 g | 51,5 cm | |
Tuần 42 | 3.700 g | 51,7 cm |
Bảng cân nặng thai nhi 2021 theo bệnh viện Từ Dũ
Chỉ số chiều dài, cân nặng thai nhi 2021 từ bệnh viện Từ Dũ cũng được dựa trên chỉ số chuẩn quốc tế nhưng có điều chỉnh đề phù hợp với sự phát triển tại Việt Nam.
Tuần tuổi | Chiều dài | Cân nặng | Tuần tuổi | Chiều dài | Cân nặng |
Tuần thứ 1 | Trứng được thụ tinh, phôi thai được hình thành | Tuần thứ 21 | 25,6 cm | 360 gam | |
Tuần thứ 2 | Tuần thứ 22 | 27,8 cm | 430 gam | ||
Tuần thứ 3 | Tuần thứ 23 | 28,9 cm | 501 gam | ||
Tuần thứ 4 | Tuần thứ 24 | 30 cm | 600 gam | ||
Tuần thứ 5 | Hệ thần kinh hoàn thành | Tuần thứ 25 | 34,6 cm | 660 gam | |
Tuần thứ 6 | Tuần thứ 26 | 35,6 cm | 760 gam | ||
Tuần thứ 7 | Phôi thai hoàn thiện | Tuần thứ 27 | 36,6 cm | 875 gam | |
Tuần thứ 8 | 1,6 cm | 1 gam | Tuần thứ 28 | 37,6 cm | 1005 gam |
Tuần thứ 9 | 2,3 cm | 2 gam | Tuần thứ 29 | 38,6 cm | 1153 gam |
Tuần thứ 10 | 3,1 cm | 4 gam | Tuần thứ 30 | 39,9 cm | 1319 gam |
Tuần thứ 11 | 3,1 cm | 7 gam | Tuần thứ 31 | 41,1 cm | 1502 gam |
Tuần thứ 12 | 5,4 cm | 14 gam | Tuần thứ 32 | 42,4 cm | 1702 gam |
Tuần thứ 13 | 7,4 cm | 23 gam | Tuần thứ 33 | 43,7 cm | 1918 gam |
Tuần thứ 14 | 8,7 cm | 43 gam | Tuần thứ 34 | 45 cm | 2146 gam |
Tuần thứ 15 | 10,1 cm | 70 gam | Tuần thứ 35 | 46,2 cm | 2383 gam |
Tuần thứ 16 | 11,6 cm | 100 gam | Tuần thứ 36 | 47,4 cm | 2622 gam |
Tuần thứ 17 | 13 cm | 140 gam | Tuần thứ 37 | 48,6 cm | 2859 gam |
Tuần thứ 18 | 14,2 cm | 190 gam | Tuần thứ 38 | 49,8 cm | 3083 gam |
Tuần thứ 19 | 15,3 cm | 240 gam | Tuần thứ 39 | 50,7 cm | 3288 gam |
Tuần thứ 20 | 16,4 cm | 300 gam | Tuần thứ 40 | 51,2 cm | 3462 gam |
20 tuần, chiều dài của thai nhi được tình từ đỉnh đầu tới mông | Từ tuần thứ 21 trở đi, chiều dài thai nhi được tình từ đầu tới chân thai nhi |
Bảng cân nặng và chiều dài trên đây chỉ là thông tin các mẹ tham khảo. Mỗi một bé sẽ có mức độ phát triển khác nhau. Khi đi siêu âm, khám thai định kỳ, nếu có bất kỳ vấn đề nào về sự phát triển của con sẽ được bác sĩ thông báo và có những hướng dẫn cụ thể.
Những yếu tố quyết định sự phát triển và cân nặng thai nhi
Mỗi một em bé sẽ có sự phát triển khác nhau, có nhiều yếu tố quyết định đến cân nặng và chiều dài của bé. Cụ thể đó là:
- Chế độ dinh dưỡng của mẹ
Để đảm bảo thai nhi phát triển khỏe mạnh toàn diện thì mẹ cần có chế độ dinh dưỡng đầy đủ các dưỡng chất, đặc biệt cần bổ sung protein, chất béo, chất đạm, khoáng chất, vitamin, canxi, sắt, axit folic... để bé phát triển tốt hơn.
Dinh dưỡng của mẹ cũng là yếu tố quyết định cân nặng thai nhi (ảnh minh họa)
- Yếu tố di truyền
Di truyền là một yếu tố không thể thay đổi được, em bé có bố mẹ cao lớn thì kích thước cân nặng và chiều dài cũng sẽ có thay đổi vượt trội hơn so với cân nặng của những em bé khác. Mẹ chỉ nên tham khảo bảng cân nặng thai nhi theo tuần để so sánh vì mỗi em bé có mức độ phát triển khác nhau.
- Thể trạng sức khỏe của mẹ bầu
Tình trạng sức khỏe của mẹ bầu cũng là một yếu tố quyết định sự phát triển của thai nhi. Những mẹ bầu mắc các chứng bệnh như tiểu đường, béo phì... thì thai nhi có xu hướng nặng cân hơn.
- Số lượng thai nhi
Cân nặng của thai nhi cũng phụ thuộc vào số lượng thai nhi mẹ mang. Mẹ mang thai 1 sẽ có cân nặng khác với mang thai đôi hay mang thai 3.
Các vấn đề thường gặp về cân nặng thai nhi và cách xử lý
Các vấn đề về cân nặng thai nhi thường gặp thường có 2 vấn đề:
- Thai nhi bị thiếu cân
Khi đi khám thai, bác sĩ sẽ là người đưa ra kết luận thai nhi bị thiếu cân hay không và có đang ảnh hưởng đến sự phát triển của bé không. Bác sĩ cũng sẽ là người đưa ra những chỉ định khám, xét nghiệm… để xác định nguyên nhân gây nên tình trạng này.
Đồng thời với đó, bác sĩ cũng sẽ đưa ra những chỉ định, khuyến nghị cụ thể cho từng tình trạng của mẹ bầu. Trong trường hợp thai bị thiếu cân, có thể sẽ được khuyến cáo mẹ nên xây dựng chế độ dinh dưỡng đầy đủ, bổ sung thêm các khoáng chất như canxi, sắt, axit folic, kẽm, các loại vitamin… theo đúng liều lượng. Điều chỉnh lại chế độ sinh hoạt, làm việc, học tập, tránh sử dụng các chất kích thích... và đặc biệt mẹ cần đi kiểm tra định kỳ.
Chế độ dinh dưỡng thay đổi phù hợp để bé phát triển khỏe mạnh (ảnh minh họa)
- Thai nhi bị thừa cân
Tương tự như tình trạng thiếu cân, thai bị thừa cân hay không đều được bác sĩ khám và đưa ra kết luận.
Đối với trường hợp thai nhi thừa cân, bác sĩ sẽ có những chỉ định, khuyến nghị như mẹ điều chỉnh lại chế độ ăn, bổ sung thực phẩm có lượng calo và chất béo thấp như rau củ, quả, hạn chế ăn tinh bột, chia nhỏ bữa ăn, thể dục phù hợp với thể trạng, kiểm soát cân nặng…
Bảng cân nặng thai nhi 2021 theo tuần tuổi, tháng tuổi chỉ là yếu tố để mẹ tham khảo. Mẹ nên tuân thủ lịch khám thai định kỳ để biết được tình trạng phát triển của em bé và có những điều chỉnh phù hợp theo chỉ dẫn của bác sĩ.
4 hành động vợ bầu rất thích từ chồng, ông xã bạn đã thực hiện chưa? Vợ bụng mang dạ chửa, chồng có thương hay không? Hãy kiểm tra qua 4 hành động này! Bấm xem >>Từ khóa » Tiêu Chuẩn Cân Nặng Thai Nhi 2021
-
Bảng Cân Nặng Thai Nhi Theo Tuần Tuổi Chuẩn Quốc Tế WHO 2022
-
Bảng Cân Nặng Thai Nhi Theo Tuần Tuổi Chuẩn Quốc Tế 2022 WHO
-
Bảng Cân Nặng Thai Nhi Chuẩn Quốc Tế Mới Nhất 2022 - Fitobimbi
-
Bảng Cân Nặng Và Chiều Dài Thai Nhi Theo Tiêu Chuẩn Của WHO
-
Bảng Cân Nặng Thai Nhi Chuẩn Quốc Tế 2021 Chính Xác Nhất
-
Bảng Cân Nặng Thai Nhi Theo Tuần Chuẩn Quốc Tế 2022 | Huggies
-
Cân Nặng Thai Nhi Và Những Lưu ý Mẹ Bầu Không Nên Bỏ Qua
-
Bảng Cân Nặng Thai Nhi Theo Tuần Tuổi Chuẩn Quốc Tế
-
Bảng Cân Nặng Thai Nhi Và Chiều Dài Theo Từng Tuần Tuổi Chuẩn Quốc ...
-
Bảng Cân Nặng Tiêu Chuẩn Của Thai Nhi Theo Tuần Tuổi Chuẩn Quốc Tế
-
Bảng Cân Nặng Thai Nhi Chuẩn Theo Tuần MỚI NHẤT Từ WHO
-
Bảng Cân Nặng Thai Nhi Theo Tiêu Chuẩn Của WHO [2021] - MonMom
-
Bảng Cân Nặng Thai Nhi Theo Chuẩn WHO - Bệnh Viện Phương Đông