Bảng Cân Nặng Thai Nhi Chuẩn Quốc Tế Mới Nhất 2022 - Fitobimbi

Cân nặng thai nhi theo tuần sẽ có sự khác nhau và mẹ bầu có thể dựa vào bảng cân nặng thai nhi của WHO để biết được sự phát triển của con yêu khi ở trong bụng, từ đó có sự điều chỉnh kịp thời, hợp lý về chế độ dinh dưỡng, nghỉ ngơi và thư giãn để thai nhi phát triển tốt nhất.

✔️✔️✔️ Xem nhiều hơn:

  • 18 Thực phẩm tăng chiều cao cho bé
  • Trẻ sơ sinh là từ mấy tháng đến mấy tháng?
Theo dõi cân nặng thai nhi theo tiêu chuẩn WHO

Bảng cân nặng thai nhi theo tuần tuổi theo tiêu chuẩn WHO

Để dễ dàng theo dõi sự thay đổi của con yêu theo từng tuần tuổi, mẹ bầu có thể tham khảo bảng cân nặng thai nhi mà WHO công bố sau đây.

Tuần tuổiCân nặng (g)Chiều dài (cm)
Tuần 811,6
Tuần 922,3
Tuần 1043,1
Tuần 11454,1
Tuần 12585,4
Tuần 13736,7
Tuần 149314,7
Tuần 1511716,7
Tuần 1614618,6
Tuần 1718120,4
Tuần 1822222,2
Tuần 1927224,0
Tuần 2033025,7
Tuần 2140027,4
Tuần 2247629,0
Tuần 2356530,6
Tuần 2466532,2
Tuần 2575633,7
Tuần 2690035,1
Tuần 271.00036,6
Tuần 281.10037,6
Tuần 291.23939,3
Tuần 301.39640,5
Tuần 311.56841,8
Tuần 321.75543,0
Tuần 332.00044,1
Tuần 342.20045,3
Tuần 352.37846,3
Tuần 362.60047,3
Tuần 372.80048,3
Tuần 383.00049,3
Tuần 393.18650,1
Tuần 403.33851,0
Tuần 413.60051,5
Tuần 423.70051,7

Cách tính cân nặng thai nhi nhanh chóng và an toàn cho mẹ bầu

Siêu âm để biết chính xác đường kính lưỡng đỉnh của thai nhi và dựa vào đó để tính cân nặng thai nhi là một trong những phương pháp hiện đại, nhanh chóng, với độ chính xác cao và an toàn cho mẹ bầu. Bên cạnh đó, mẹ bầu cũng có thể áp dụng công thức tính cân nặng thai nhi dựa vào chu vi vòng bụng và chiều cao tử cung.

Tính theo đường kính lưỡng đỉnh

Phương pháp đơn giản và hiệu quả thường được áp dụng để tính cân nặng thai nhi đó là tính theo đường kính lưỡng đỉnh. Dựa vào đường kính lưỡng đỉnh của thai nhi trong kết quả siêu âm, chúng ta có thể áp dụng 1 trong 2 công thức tính cân nặng thai nhi như sau đây:

Công thức 1: Trọng lượng = (đường kính lưỡng đỉnh – 60) x 100

  • Trong đó: Trọng lượng: gam (g)
  • Đường kính lưỡng đỉnh: milimét (mm)

Ví dụ: Nếu đường kính lưỡng đỉnh của thai nhi là 75mm thì cân nặng thai nhi tương đối sẽ là: (75 – 60) x 100 = 1.500g

Công thức 2: Trọng lượng = 88,69 x đường kính lưỡng đỉnh – 5.062

  • Trong đó: Trọng lượng: g
  • Đường kính lưỡng đỉnh: mm

Ví dụ: Nếu đường kính lưỡng đỉnh của thai nhi là 90mm thì cân nặng thai nhi tương đối sẽ là: 88,69 x 90 – 5.062 = 2.920(g)

Công thức tính cân nặng thai nhi dựa vào chu vi vòng bụng

Dựa vào chu vi vòng bụng, mẹ bầu hoàn toàn có thể ước tính cân nặng thai nhi với 2 bước đơn giản sau:

Bước 1: Đo chu vi vòng bụng và chiều cao tử cung, mẹ bầu sẽ sờ vào bụng để ước tính.

Bước 2: Khi đã ước tính một cách tương đối chu vi vòng bụng và chiều cao tử cung, mẹ bầu áp dụng công thức tính cân nặng thai nhi như sau:

Trọng lượng thai nhi = [(chiều cao tử cung + chu vi vòng bụng) x 100]/4

Trong đó:

  • Trọng lượng thai nhi: g
  • Chiều cao tử cung (khoảng cách từ mu đến đáy tử cung): cm
  • Chu vi vòng bụng (chỗ phình nhất, thông thường là đo ở vị trí qua rốn): cm

Lưu ý: Công thức tính cân nặng thai nhi ước tính bằng chu vi vòng bụng chỉ mang tính chất tham khảo, nó không phản ánh chính xác cân nặng thực tế của thai nhi. Mẹ bầu nên tham khảo ý kiến của bác sĩ chuyên khoa hoặc chuyên gia y tế để có được kết quả chính xác.

Cách tính chiều dài thai nhi

Thai kỳ gồm 3 giai đoạn hay còn gọi là tam cá nguyệt. Ở mỗi tam cá nguyệt, cách tính chiều dài thai nhi cũng có sự khác nhau. Cụ thể như sau:

Tam cá nguyệt I: Suốt nửa đầu thai kỳ, chân của thai nhi bị uốn cong bên trong bào thai nên rất khó để đo chính xác chiều dài và cân nặng. Khi đó, chiều dài thai nhi được tính từ đầu đến mông, được gọi là chiều dài đầu mông (CRL).

Tam cá nguyệt II: Trong khoảng thời gian này, chiều dài thai nhi sẽ được tính từ đầu đến gót chân. Đây là khoảng thời gian mà cân nặng và chiều dài thai nhi sẽ tăng dần đều.

Tam cá nguyệt III: Bác sĩ tiếp tục áp dụng cách tính chiều dài thai nhi như ở tam cá nguyệt II, tức là đo từ đầu đến gót chân thai nhi.

Những yếu tố ảnh hưởng đến cân nặng thai nhi theo tuần

Cân nặng thai nhi theo tuần có thể bị ảnh hưởng bởi một số yếu tố như di truyền, chế độ dinh dưỡng, sức khỏe và cân nặng của mẹ, số lượng bào thai hay thứ tự sinh con (con đầu lòng hay con sau).

Cân nặng thai nhi chịu ảnh hưởng bởi rất nhiều yếu tố

Di truyền: Chiều dài và cân nặng thai nhi có thể có sự tương đồng với cân nặng và vóc dáng của cha mẹ. Thực tế, không ít mẹ bầu có vóc dáng cao to sinh con nặng cân và dài hơn những mẹ khác.

Sức khỏe của mẹ: Thông thường, ở những mẹ bầu bị béo phì hay đái tháo đường, cân nặng thai nhi có thể lớn hơn so với cân nặng thai nhi của những mẹ bầu có sức khỏe bình thường.

Chế độ dinh dưỡng của mẹ: Trong suốt quá trình mang thai, những thay đổi trên cơ thể mẹ đều ảnh hưởng đến con. Nếu mẹ ăn quá nhiều hoặc không đủ chất dinh dưỡng sẽ khiến cân nặng thai nhi tăng hay giảm khỏi vùng an toàn.

Cân nặng của mẹ: Thai nhi có thể bị thiếu cân, suy dinh dưỡng nếu mẹ bầu hầu như không tăng cân hoặc tăng quá ít trong giai đoạn thai kỳ. Ở những mẹ bầu tăng cân nhiều, chiều dài cũng như cân nặng thai nhi có thể vượt mức chuẩn mà WHO công bố và mẹ bầu có nguy cơ phải sinh mổ.

Số lượng bào thai: Trường hợp mẹ bầu mang song thai, đa thai, cân nặng thai nhi thường thấp hơn so với chỉ số cân nặng thai nhi theo chuẩn quốc tế.

Giới tính thai nhi: Một trong những yếu tố ảnh hưởng đến cân nặng thai nhi đó là giới tính. Thông thường, cân nặng của bé trai sẽ nhỉnh hơn bé gái một chút.

Thứ tự sinh con (con so hay con rạ): Thường thì con rạ (con sau) có kích thước lớn hơn con so (con đầu). Tuy nhiên, nếu khoảng cách giữa 2 lần sinh quá gần nhau, con sau cũng có thể nhẹ cân hơn so với con đầu lòng.

Tình trạng sức khỏe mẹ bầu và cân nặng thai nhi

Theo bác sĩ chuyên khoa, tình trạng sức khỏe mà cụ thể là cân nặng của mẹ bầu có mối liên hệ chặt chẽ với cân nặng thai nhi. Do đó, trong suốt quá trình mang thai, cân nặng của mẹ bầu cũng cần được quan tâm đặc biệt.

Tình trạng sức khỏe mẹ bầu có mối liên hệ mật thiết với cân nặng thai nhi

Một số nghiên cứu chỉ ra rằng, cân nặng mẹ bầu ảnh hưởng rất nhiều đến sự tăng trưởng chiều dài và cân nặng thai nhi qua mỗi tuần. Theo đó, mức tăng cân hợp lý của mẹ bầu không ảnh hưởng đến thai nhi đó là:

  • Đối với thai đơn: Mẹ bầu tăng khoảng 10 – 12kg
  • Đối với đa thai: Mẹ bầu tăng khoảng 16 – 20kg

Theo bác sĩ, thai nhi có thể không đủ dinh dưỡng cho quá trình phát triển, dễ bị sinh non nếu như mẹ bầu tăng cân quá ít. Ngược lại, tăng cân quá mức có thể khiến mẹ bầu bị tiểu đường thai kỳ, thai nhi quá to và nguy cơ phải sinh mổ.

Trong 3 tháng đầu thai kỳ, mẹ bầu chỉ nên tăng không quá 1,5 – 2kg. Tuy nhiên, nếu bác sĩ cảnh báo đang thiếu cân, mẹ bầu nên tăng thêm khoảng 2kg nữa. Trường hợp thừa cân, trong 3 tháng đầu thai kỳ, mẹ bầu có thể không cần tăng cân hoặc chỉ tăng ở mức tối đa không quá 1kg.

Từ tuần thứ 14 đến tuần 28, mẹ bầu nên tăng khoảng 0,5kg, nhưng nếu đang thừa cân thì chỉ nên giới hạn cân nặng tăng ở mức 0,2 – 0,3kg mỗi tuần. Vì vậy, mẹ bầu cần chú ý đến chế độ dinh dưỡng, vận động đều đặn 30 phút mỗi ngày để thai nhi phát triển khỏe mạnh và khi sinh bé dễ dàng hơn.

Một số vấn đề bất thường về cân nặng thai nhi

Thông qua bảng cân nặng thai nhi, cha mẹ có thể theo dõi dễ dàng mức độ phát triển của con yêu trong từng giai đoạn. Một số vấn đề bất thường về cân nặng thai nhi mẹ nên biết đó là thai nhi phát triển kém hoặc nhanh hơn so với tuổi thai.

Thai nhi phát triển kém hơn so với tuổi thai

Khi so sánh kết quả siêu âm với bảng cân nặng thai nhi theo chuẩn quốc tế, nếu thấy chiều dài thai nhi ngắn hơn chiều dài trung bình 3cm thì đó là dấu hiệu thai nhi kém phát triển, nguy cơ suy dinh dưỡng, sức đề kháng kém, dễ mắc bệnh…

Chiều dài thai nhi ngắn hơn chiều dài trung bình 3cm là dấu hiệu thai nhi kém phát triển

Khi đó, bác sĩ sẽ chỉ định mẹ bầu thực hiện một số xét nghiệm để xác định nguyên nhân, chẳng hạn như xét nghiệm kiểm tra chức năng nhau thai để đánh giá nhau thai có vận chuyển đủ dưỡng chất cho thai nhi hay dây rốn có điều gì bất thường hay không.

Ngoài ra, bác sĩ sẽ tìm hiểu xem chế độ dinh dưỡng của mẹ bầu có đảm bảo cho sự phát triển của thai nhi hoặc có gặp vấn đề gì tác động tiêu cực đến tinh thần hay không. Khi đã xác định được nguyên nhân cụ thể, bác sĩ sẽ hướng dẫn kỹ lưỡng về cách điều chỉnh sao cho phù hợp nhất.

Thai nhi phát triển nhanh hơn so với tuổi thai

Khi so sánh kết quả siêu âm với bảng cân nặng thai nhi theo chuẩn quốc tế và thấy rằng, chiều dài thai nhi hơn mức bình thường khoảng 3cm có nghĩa là thai nhi đang lớn hơn so với tuổi thai.

Chiều dài thai nhi hơn chiều dài trung bình 3cm là dấu hiệu thai nhi phát triển nhanh

Thai nhi quá lớn sẽ khiến mẹ bầu gặp khó khăn trong quá trình chuyển dạ và sinh con. Hơn nữa, đây cũng là dấu hiệu cảnh báo bé có thể mắc một số bệnh như thừa cân, béo phì, tiểu đường, bệnh về đường tiêu hóa…

Trong trường hợp này, bác sĩ cũng tiến hành một số xét nghiệm cần thiết để tìm ra nguyên nhân. Sau khi biết nguyên nhân cụ thể, bác sĩ sẽ hướng dẫn mẹ bầu cách điều chỉnh phù hợp, đảm bảo cho sự phát triển bình thường của thai nhi trong từng giai đoạn.

Mẹ nên làm gì để cân nặng thai nhi đạt tiêu chuẩn trung bình?

Để thai nhi phát triển tốt nhất và cân nặng thai nhi đạt tiêu chuẩn trung bình, mẹ bầu nên đặc biệt chú ý một số điều sau đây:

  • Không nên ăn quá nhiều nhưng cũng không nên ăn kiêng, cần đảm bảo bổ sung đầy đủ dưỡng chất để thai nhi phát triển toàn diện
  • Nên xây dựng chế độ ăn uống và sinh hoạt khoa học, hợp lý, hạn chế hoặc tốt nhất là tránh vận động mạnh. Nên tránh xa các loại thực phẩm gây hại cho sức khỏe mẹ và bé, đặc biệt là đồ uống có cồn, chất kích thích…
  • Nên thực hiện đều đặn một số bài tập nhẹ nhàng để tăng cường sức khỏe, duy trì cân nặng lành mạnh. Thêm nữa, mẹ bầu nên giữ tinh thần lạc quan, tránh căng thẳng trong giai đoạn thai kỳ
  • Nên gặp bác sĩ chuyên khoa định kỳ để nắm được sự phát triển và cân nặng thai nhi. Dựa vào kết quả thăm khám, bác sĩ sẽ đưa ra lời khuyên để mẹ điều chỉnh chế độ ăn uống và sinh hoạt phù hợp

Như vậy, Fitobimbi đã cùng các mẹ tìm hiểu chi tiết về bảng cân nặng thai nhi và một số vấn đề liên quan. Hy vọng, những thông tin này thực sự hữu ích, giúp mẹ hiểu rõ hơn về sự phát triển của con yêu khi ở trong bụng, đồng thời có sự điều chỉnh kịp thời, hợp lý nếu phát hiện những bất thường.

Nên đọc thêm:

  1. 3 cách lấy gỉ mũi cho trẻ sơ sinh đơn giản nên áp dụng
  2. Cách trị mồ hôi trộm bằng lá lốt hiệu quả, an toàn cho con
  3. Rốn trẻ sơ sinh bị lồi có cần chữa không? Mẹ nên làm gì?

Từ khóa » Bảng Cân Nặng Tiêu Chuẩn Của Thai Nhi