Bảng Cân Nặng Thai Nhi Theo Tuần Chuẩn Quốc Tế 2022 | Huggies

MỤC LỤC BÀI VIẾT

  • Bảng cân nặng thai nhi theo tuần chuẩn Quốc Tế
  • Cách đo chiều dài và cân nặng thai nhi theo tuần tuổi
  • Yếu tố ảnh hưởng đến cân nặng của thai nhi theo tuần
  • Cần làm gì để cân nặng thai nhi phát triển đúng chuẩn?
  • Một số lưu ý về cân nặng tiêu chuẩn của thai nhi
  • Câu hỏi thường gặp về tiêu chuẩn cân nặng thai nhi

Chỉ số thai nhi theo tuần là một trong những tiêu chí quan trọng nhất để phản ánh sự phát triển và sức khỏe của bé. Dựa trên những số liệu này, bác sĩ sẽ đưa ra lời khuyên về chế độ dinh dưỡng cho mẹ để thai nhi phát triển một cách tốt nhất. Dưới đây là bảng cân nặng thai nhi chuẩn quốc tế WHO để mẹ có thể tham khảo và đánh giá sự phát triển của con. Mẹ không cần quá lo lắng nếu chỉ số thai nhi có sự chênh lệch nhỏ so với bảng nhé!

>>Tham khảo:

  • Danh sách đồ sơ sinh cần chuẩn bị cho bé đầy đủ và tiết kiệm nhất
  • Chỉ Số Tiểu Đường Thai Kỳ Bao Nhiêu Là An Toàn Và Nguy Hiểm?
  • Trẻ mấy tháng mặc được bỉm quần? Cách chọn tã quần theo tháng tuổi và cân nặng

Bảng cân nặng thai nhi theo tuần chuẩn Quốc Tế

Từ tuần thai thứ 1 đến tuần thai thứ 7, em bé trong bụng mẹ còn rất nhỏ. Khi siêu âm thai, mẹ hầu như chỉ có thể thấy một điểm nhỏ trên màn hình. Vì vậy, chiều dài và cân nặng thai nhi theo tuần sẽ bắt đầu tính từ tuần thai thứ 8, khi em bé trong bụng mẹ đã dài được 1,6cm và nặng khoảng 1gr. Bé con sẽ phát triển như thế nào trong những tuần thai tiếp theo? Mẹ tham khảo ngay bảng cân nặng và chiều dài thai nhi theo tuần dưới đây nha!

Tuần thai Cân nặng Chiều dài
Thai nhi tuần 1 Trứng được thụ tinh, phôi thai được hình thành
Thai nhi tuần 2
Thai nhi tuần 3
Thai nhi tuần 4
Thai nhi tuần 5 Hình thành hệ thần kinh
Thai nhi tuần 6
Thai nhi tuần 7 Phôi thai hoàn thiện
Thai nhi tuần 8 1gr 1,6cm
Thai nhi tuần 9 2gr 2,3cm
Thai nhi tuần 10 4gr 3,1cm
Thai nhi tuần 11 7gr 4,1cm
Thai nhi tuần 12 14gr 5,4cm
Thai nhi tuần 13 23gr 7,4cm
Thai nhi tuần 14 43gr 8,7cm
Thai nhi tuần 15 70gr 10,1cm
Thai nhi tuần 16 100gr 11,6cm
Thai nhi tuần 17 140gr 13cm
Thai nhi tuần 18 190gr 14,2cm
Thai nhi tuần 19 240gr 15,3cm
Thai nhi tuần 20 330gr 16,4cm
Thai nhi tuần 21 360gr 25,6cm
Thai nhi tuần 22 430gr 27,8cm
Thai nhi tuần 23 501gr 28,9cm
Thai nhi tuần 24 600gr 30cm
Thai nhi tuần 25 660gr 34,6cm
Thai nhi tuần 26 760gr 35,6cm
Thai nhi tuần 27 875gr 36,6cm
Thai nhi tuần 28 1.005gr 37,6cm
Thai nhi tuần 29 1.200gr 39cm
Thai nhi tuần 30 1.400gr 41cm
Thai nhi tuần 31 1.600gr 43cm
Thai nhi tuần 32 1.800gr 45cm
Thai nhi tuần 33 2.000gr 46cm
Thai nhi tuần 34 2.200gr 48cm
Thai nhi tuần 35 2.500gr 49cm
Thai nhi tuần 36 2.700gr 50cm
Thai nhi tuần 37 2.800gr 51cm
Thai nhi tuần 38 2.900gr 52cm
Thai nhi tuần 39 3.000gr 53cm
Thai nhi tuần 40 3.200gr 54cm

>>Tham khảo: 

  • Mẹ bầu nên ăn gì để chuyển dạ nhanh?
  • Dấu hiệu thai ngoài tử cung là gì? Mấy tuần thì biết?

bảng cân nặng chuẩn của thai nhi

Bảng cân nặng và chiều dài thai nhi theo tuần của WHO (Nguồn: Sưu tầm)

Để kiểm tra xem cân nặng theo tuổi thai có đang phát triển tốt hay không, ba mẹ có thể so sánh thông tin trên phiếu siêu âm với bảng số liệu này. Tuy nhiên, bảng cân nặng thai nhi Việt Nam có thể có sự chênh lệch và các số liệu chỉ mang tính trung bình. Vì vậy, ba mẹ không cần quá lo lắng nếu thai nhi lớn hơn hoặc nhỏ hơn các chỉ số trong bảng, bởi sự phát triển của bé còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác.

Cách đo chiều dài và cân nặng thai nhi theo tuần tuổi

Nhiều bậc phụ huynh đang thắc mắc về cách xác định kích thước thai nhi theo tuần. Theo các chuyên gia sản khoa, cách đo cân nặng thai nhi theo từng giai đoạn như sau:

  • Tam cá nguyệt thứ nhất: Thai nhi được đo từ đầu đến mông (chiều dài đầu mông - CRL). Giai đoạn này, thai còn nhỏ nên sẽ khó xác định trọng lượng.
  • Tam cá nguyệt thứ 2 : Bác sĩ sẽ không dùng chỉ số chiều dài đầu mông nữa. Thai nhi sẽ được đo đường kính lưỡng đỉnh, chiều dài xương đùi và chu vi vòng bụng. Dựa vào số đo này, bác sĩ sẽ tính trọng lượng thai theo tuần.
  • Tam cá nguyệt thứ 3: Bác sĩ sẽ tiếp tục đo các chỉ số trên. Nếu cần, bác sĩ sẽ đo thêm chu vi vòng đầu và đường kính ngang bụng. Từ tuần thứ 32, cân nặng của bé phát triển nhanh chóng và các đặc điểm cơ thể hoàn thiện hơn, giúp việc xác định cân nặng và chiều dài trở nên dễ dàng hơn.

>> Tham khảo thêm:

  • Mang thai bao nhiêu tuần thì sinh & Cách tính ngày dự sinh
  • [Chi tiết] Dấu hiệu thai nhi khỏe mạnh 3 tháng cuối theo tuần

cách đo cân nặng chuẩn của thai nhi

Mẹ thực hiện siêu âm để đo cân nặng chuẩn thai nhi chính xác nhé(Nguồn: Sưu tầm)

Mẹ có biết:

Đừng nên quá lo lắng nếu chỉ số thai nhi có sự chênh lệch nhẹ so với bảng, bởi đây chỉ là những con số để tham khảo thôi mẹ nhé. Bên cạnh đó, mẹ hãy chuẩn bị dần dần các đồ dùng cần thiết cho bé như: tã, bỉm để có thể đón con yêu chào đời một cách tốt nhất. Tã sơ sinh cao cấp Huggies Naturemade cỡ NB đạt chất lượng 5 sao từ Viện nghiên cứu Đức an toàn cho da bé sơ sinh có bề mặt làm từ sợi thiên nhiên 100% nhập khẩu từ Châu u, cùng vitamin E từ dầu mầm lúa mạch. Hơn nữa, sản phẩm còn sở hữu công nghệ ZeroFeel siêu mỏng chỉ 5mm, bề mặt thấm hút nhanh, không chứa các hóa chất độc hại, đảm bảo tốt lành cho làn da bé. Bên cạnh đó, Huggies còn có tã dán lọt lòng Huggies Tràm Trà Tự Nhiên cỡ NB chứa tinh chất tràm trà tự nhiên, làm dịu làn da mỏng manh của bé và đã được chứng minh lâm sàng giúp ngừa hăm. Ngoài ra, công nghệ bong bóng 3D khóa ẩm và ngăn thấm ngược giúp mẹ yên tâm, không lo tràn tã. Mẹ cân nhắc chuẩn bị đón bé chào đời của mình bằng những siêu phẩm của nhà Huggies nhé.

Tã dán cao cấp Huggies Platinum Naturemade

Tã cao cấp Huggies Platinum Naturemade có bề mặt Naturesoft êm mềm từ sợi thiên nhiên 100% từ Châu u giúp nâng niu làn da mỏng manh của bé (Nguồn: Huggies)

Yếu tố ảnh hưởng đến cân nặng của thai nhi theo tuần

Trong suốt thai kỳ, có nhiều yếu tố chủ quan và khách quan tác động đến cân nặng thai nhi, trong đó bao gồm:

1. Yếu tố di truyền và chủng tộc

Yếu tố di truyền có thể quyết định 60-70% sự phát triển cơ thể của thai nhi.. Tùy vào cân nặng và vóc dáng của cha mẹ mà cân nặng của thai nhi cũng sẽ có sự tương đồng. Chính vì thế mà chỉ số cân nặng thai nhi sẽ có sự khác nhau tùy theo dân tộc và quốc gia.

>> Tham khảo thêm: Thai trứng (chửa trứng) là gì? Dấu hiệu, cách điều trị thai trứng

2. Vóc dáng, thể trạng của mẹ

Thông thường, những người mẹ có vóc dáng cao to thường sinh con nặng cân và dài hơn những mẹ khác. Trong mỗi mốc khám thai, mẹ bầu sẽ được tư vấn cẩn thận về cân nặng của thai nhi và sự tương quan với thể trạng mẹ.

>> Tham khảo thêm: Ngôi thai là gì? Ngôi thai đầu là gì? Cách xác định bất thường

3. Số lượng thai

Nếu mẹ bầu mang song thai, đa thai, cân nặng của thai nhi chắc chắn sẽ thấp hơn bảng cân nặng thai nhi chuẩn. Điều này là hoàn toàn bình thường và phản ánh sự phát triển chung trong trường hợp mang đa thai.

4. Sức khoẻ, dinh dưỡng của mẹ

Nếu mẹ mắc các bệnh như béo phì hay tiểu đường thì con sinh ra thường lớn và nặng cân hơn với các mẹ có sức khỏe bình thường. 

>> Mẹ có thể tham khảo thêm cách chăm sóc phụ khoa trong thai kỳ:

>> Tham khảo thêm:

  • Chiều Dài Xương Mũi Thai Nhi Bao Nhiêu Là Chuẩn?
  • Hướng dẫn bổ sung canxi cho mẹ sau sinh đúng cách

5. Mức tăng cân trong thai kỳ

Nếu cân nặng của mẹ tăng quá ít hoặc không tăng, thì thai nhi có khả năng thiếu cân, trẻ suy dinh dưỡng. Ngược lại, nếu tăng cân nhanh và nhiều, thai nhi có khả năng to, dẫn đến khó sinh, nguy cơ sinh mổ.

6. Con so hay con rạ (Thứ tự sinh con)

Thường thì con đầu sẽ nhỏ hơn con thứ và nếu mẹ sinh các con trong khoảng thời gian gần nhau, con thứ cũng có thể nhẹ cân hơn con đầu.

>> Tham khảo: Biến chứng thai kỳ thường gặp khi mang thai

Ngoài ra, theo bác sĩ Bùi Thị Thu Hà:

bac si

Cân nặng của thai nhi còn bị ảnh hưởng bởi bệnh lý của bánh nhau, dây rốn hay chính bản thân thai. Một thai kỳ với diện bánh nhau mỏng hay bánh nhau có bệnh lý, dây rốn bàm rìa, bám màng, xoắn vặn hay quấn cổ, quấn thân bé nhiều vòng chặt cũng có thể làm giảm lượng máu đến nuôi thai. Bên cạnh đó, một nguyên nhân nữa khiến thai chậm tăng trưởng sớm trong tam cá nguyệt thứ thứ II là do các bất thường ở chính thai nhi như các đột biến gene, nhiễm sắc thể hay nhiễm trùng trong thời kỳ bào thai. Do đó, nếu có bất kỳ vấn đề gì liên quan cân nặng của thai, các bác sĩ sẽ cần rà soát kỹ nguyên nhân để giải quyết sớm, nhằm hướng tới một thai kỳ khoẻ mạnh cho mẹ và bé.

bac si

7. Những yếu tố khác

  • Tuổi tác của mẹ: Nghiên cứu cho thấy cân nặng của thai nhi tăng khoảng 12g mỗi năm khi mẹ từ 24 đến 34 tuổi, nhưng sau 34 tuổi, mức tăng này giảm dần 0.8g mỗi năm. Điều này có nghĩa là mẹ sinh con muộn hơn sẽ có nguy cơ sinh con nhẹ cân.
  • Giới tính của thai nhi: Bé trai thường nặng hơn bé gái cùng độ tuổi từ khi sinh ra cho đến khi trưởng thành.
  • Thời điểm sinh nở: Giai đoạn tam cá nguyệt thứ 3 ( 3 tháng cuối) là thời điểm thai nhi phát triển nhanh nhất về cân nặng và chiều dài. Nếu bé sinh sớm (thiếu tháng hoặc sinh non), trọng lượng sẽ thấp hơn so với các bé sinh đủ tháng.

>> Tham khảo: Có nên dự đoán giới tính của trẻ qua nhịp tim thai không?

Cần làm gì để cân nặng thai nhi phát triển đúng chuẩn?

Cân nặng và chiều dài của thai nhi đạt chuẩn là niềm hạnh phúc lớn lao của mẹ bầu. Mẹ bầu có thể tham khảo một số biện pháp hữu ích dưới đây nhé:

  • Kiểm soát cân nặng mẹ bầu: Theo khuyến cáo của chuyên gia, trong thời gian mang thai, mẹ bầu chỉ nên tăng từ 10-12kg. Tuy nhiên, cân nặng mẹ bầu vẫn có thể thay đổi tùy theo số em bé trong bụng mẹ. So với những mẹ mang thai đơn, mẹ mang thai đôi cần tăng thêm từ 16-20 kg.
    • Tam cá nguyệt thứ nhất: Tăng 1,5-2,5kg.
    • Tam cá nguyệt thứ hai: Tăng 5-6,5kg.
    • Tam cá nguyệt thứ ba: Mỗi tuần tăng 0,5kg
  • Chế độ sinh hoạt: Xây dựng lối sống khoa học, lành mạnh, tránh xa căng thẳng để không ảnh hưởng đến sức khỏe và cân nặng của thai nhi..
  • Khám thai định kỳ: Mẹ bầu nên khám thai định kỳ, đúng lích theo chỉ định của bác sĩ để kiểm tra tình hình sức khỏe của thai nhi. Nếu có bất thường, hãy tuân theo hướng dẫn của bác sĩ để điều trị hiệu quả.
  • Chế độ ăn uống hợp lý: Đảm bảo bổ sung đầy đủ chất dinh dưỡng như axit folic, vitamin D, sắt, canxi, omega-3, vitamin A, B1,….

Để biết chính xác nên ăn uống như thế nào, tập luyện ra sao để cân nặng và chiều dài của thai nhi tăng đúng chuẩn trong các giai đoạn của thai kỳ, mẹ nên lưu ý tham khảo thêm ý kiến từ các chuyên gia.

>> Tham khảo: 

  • Cách tính tuổi thai theo ngày quan hệ và chu kỳ kinh chính xác
  • Top 15 thuốc sắt cho bà bầu tốt nhất được bác sĩ khuyên dùng

chế độ dinh dưỡng ảnh hưởng đến chuẩn cân nặng thai nhi

Mẹ có chế độ ăn uống, nghỉ ngơi hợp lý để đảm bảo cân nặng thai nhi qua các tuần đạt chuẩn (Nguồn: Sưu tầm)

Một số lưu ý về cân nặng tiêu chuẩn của thai nhi

Dưới đây là một số điều mẹ cần lưu ý nếu thấy kết quả siêu âm có sự chênh lệch đáng kể so với bảng tiêu chuẩn cân nặng thai nhi:

Thai nhi phát triển lớn hơn so với tuổi thai

Nếu kết quả siêu âm cho thấy chiều dài thai nhi dài hơn mức tiêu chuẩn (khoảng 3cm), có nghĩa là bé đang lớn hơn so với tuổi thai. Thai quá lớn có thể gây khó khăn trong quá trình chuyển dạ và sinh con, đồng thời tăng nguy cơ mắc một số bệnh như tiểu đường, béo phì và các vấn đề về đường tiêu hóa. Trong trường hợp này, bác sĩ sẽ chỉ định một số xét nghiệm để xác định nguyên nhân và điều chỉnh cách chăm sóc phù hợp.

Thai nhi phát triển kém hơn so với tuổi thai

Nếu chiều dài thai nhi thấp hơn trung bình 3cm so với mức tiêu chuẩn, điều này cho thấy thai nhi có dấu hiệu phát triển kém. Thai nhi quá nhỏ có thể dẫn đến suy dinh dưỡng, sức đề kháng yếu và dễ mắc bệnh. Bác sĩ sẽ yêu cầu thực hiện một số xét nghiệm để kiểm tra chức năng nhau thai và dây rốn, cũng như đánh giá chế độ dinh dưỡng của mẹ. Sau khi xác định nguyên nhân, bác sĩ sẽ hướng dẫn mẹ cách điều chỉnh chế độ ăn uống, nghỉ ngơi và thư giãn hợp lý để hỗ trợ sự phát triển của thai nhi.

>> Tham khảo: 

  • Thực đơn hàng ngày cho bà bầu dinh dưỡng từng giai đoạn
  • Khi Nào Xét Nghiệm Tiểu Đường Thai Kỳ: Chi Phí và Quy Trình

Khám thai định kỳ để theo dõi cân nặng thai nhi

Mẹ nên thăm khám thường xuyên để theo dõi cân nặng chuẩn của thai nhi  (Nguồn: Sưu tầm)

Câu hỏi thường gặp về tiêu chuẩn cân nặng thai nhi

Mẹ bầu ăn gì để thai nhi tăng cân nhanh?

Theo các chuyên gia dinh dưỡng, để thai nhi tăng cân hiệu quả, mẹ bầu nên chú trọng vào thực phẩm giàu đạm và sắt, như cá, thịt và hải sản, giúp phát triển cơ bắp và tế bào máu. Mẹ cũng nên bổ sung tinh bột vừa đủ, khoảng 2-3 chén cơm mỗi ngày, và có thể thay thế một phần bằng ngũ cốc giàu chất xơ và vitamin.  Ngoài ra, thực phẩm giàu canxi, món chứa DHA, axit folic và vitamin C cũng quan trọng cho sức khỏe của cả mẹ và thai nhi.

>> Tham khảo: Cách bổ sung DHA cho bà bầu giúp bé khỏe, thông minh

Thai nhi khi sinh bao nhiêu kg là chuẩn?

Cân nặng của trẻ sơ sinh đủ tháng thường dao động từ 2,9 đến 3,8 kg, với chiều cao trung bình khoảng 50-53 cm. Chu vi vòng đầu trung bình của bé trai là 34,3 cm, bé  gái là 33,8 cm. Khi trẻ lớn lên, cân nặng sẽ tăng theo từng ngày.

Huggies cũng có loạt bài Thai nhi theo tuần với đầy đủ thông tin cân nặng thai nhi, cũng như cách chăm sóc trong thai kỳ và thai nhi mà mẹ có thể tham khảo. Mẹ hãy tham khảo thêm thông tin trong mục Mang thai hoặc đặt thêm các câu hỏi liên quan đến việc chăm sóc trong thai kỳ tại Góc chuyên gia của Huggies nhé!

>> Tham khảo thêm: 

  • Gợi ý 200+ tên ở nhà cho bé trai hay, ý nghĩa và dễ thương
  • 500+ Tên ở nhà cho bé gái dễ thương, cute, ý nghĩa nhất [2024]
  • Bảng chiều cao cân nặng trẻ sơ sinh từ 0-12 tháng tuổi chuẩn WHO

>> Nguồn tham khảo:

  • Fetus size by week: Your baby's weight throughout pregnancy | BabyCenter
  • Fetal Chart from Baby My Baby | BabyYourBaby
  • Average Baby Weight in the First Year: What to Expect | Healthline

Từ khóa » Số Cân Nặng Phù Hợp Với Tuổi Thai