Bảng Cân Nặng Thai Nhi Theo Tuần Tuổi Chuẩn Quốc Tế WHO 2022

Bảng cân nặng thai nhi chuẩn quốc tế WHO chính xác nhất ra sao? Yếu tố nào ảnh hưởng đến cân nặng thai nhi? Cần làm gì khi thai nhi có cân nặng bất thường? Cùng Thai Ha Clinic tìm hiểu các vấn đề này ngay sau đây.

Đối với các cặp vợ chồng, đặc biệt là người phụ nữ khi mới mang thai lần đầu đều băn khoăn không biết bé yêu của mình phát triển ra sao, có khỏe mạnh không, số cân nặng có đạt chuẩn hay không… Đừng quá lo lắng, các cặp đôi có thể dựa vào bảng cân nặng thai nhi mà chúng tôi chia sẻ để nắm rõ một cách tổng quan về sự phát triển của bé yêu của mình, hãy cùng theo dõi trong bài viết dưới đây nhé.

Tóm Tắt Tin Sức Khỏe [Hiện]

Những yếu tố có ảnh hưởng đến cân nặng của thai nhi

Theo nghiên cứu, trong các chỉ số thai nhi theo tuần thì cân nặng là một trong những chỉ số không thể thiếu. Dựa vào đó, bác sĩ chuyên khoa sẽ biết thai nhi trong bụng của mẹ phát triển như thế nào, sau đó sẽ đưa ra lời khuyên thích hợp về chế độ dinh dưỡng cho sự phát triển của thai nhi.

Thường thì có khá nhiều yếu tố khác nhau chi phối số cân nặng của thai nhi. Và các mẹ đừng quá lo lắng nếu nhận thấy chỉ số thai nhi của mình có sự chênh lệch so với bảng nhé. Dưới đây là các yếu tố có ảnh hưởng tới cân nặng thai nhi:

Bảng cân nặng thai nhi theo tuần hoặc tháng tuổi chuẩn quốc tế hiện nay
Bảng cân nặng thai nhi theo tuần hoặc tháng tuổi chuẩn quốc tế hiện nay

Chế độ dinh dưỡng của mẹ

Chúng ta đều biết rằng, thai nhi nằm trong bụng mẹ thường sẽ nhận nguồn dinh dưỡng từ người mẹ của mình. Và tất nhiên chế độ dinh dưỡng của mẹ cũng sẽ ảnh hưởng ít nhiều đến sự phát triển của em bé, điển hình là về chỉ số cân nặng.

Nếu mẹ trong quá trình mang thai mà có chế độ dinh dưỡng hợp lý, ăn uống đầy đủ chất thì tất nhiên em bé sẽ phát triển một cách toàn diện hơn. Còn ngược lại, nếu mẹ không cung cấp đủ dinh dưỡng, ăn uống thiếu chất thì em bé sẽ có nguy cao phát triển chậm, dễ mắc thêm một số bệnh lý nào đó.

Sức khỏe của mẹ

Đối với những chị em mắc phải bệnh tiểu đường, béo phì thì con sinh ra sẽ có số cân nặng cao hơn so với những chị em có tình trạng sức khỏe ổn định. Tuy nhiên thì thai nhi khi sinh ra dễ bị béo phì từ nhỏ, thể chất cũng không được ổn định so với những trẻ khác.

Bên cạnh đó, những trẻ nào có mẹ bị huyết áp cao, bị ốm nghén nặng và liên tục bị stress, căng thẳng… thì khi sinh ra sẽ dễ bị thiếu cân, suy dinh dưỡng và dễ mắc phải bệnh lý.

Do di truyền

Ở một số trường hợp, số cân nặng của thai nhi cũng phụ thuộc ít nhiều vào sự di truyền. Nghĩa là tùy vào số cân nặng, vóc dáng của cha mẹ mà thai nhi trong bụng cũng sẽ có số cân nặng tương đồng. Tuy nhiên, không phải trường hợp nào cũng đúng tuyệt đối nên cha mẹ đừng quá lo lắng.

Những cặp cha mẹ có số cân nặng đầy đủ, có vóc dáng cao ráo thì thai nhi cũng sẽ có số cân nặng, chiều cao chuẩn chuẩn. Ngược lại, nếu cha mẹ nào có số cân nặng nhẹ, thấp thì con sinh ra cũng thấp, nhẹ cân.

Số lượng thai

Số lượng thai cũng có ảnh hưởng đến số đo cân nặng thai nhi, cha mẹ cũng nên nắm rõ điều này khi nhận thấy con của mình nhẹ hoặc nặng cân hơn so với bình thường.

Thông thường, với những trường hợp mẹ mang thai là song thai, đa thai thì số cân nặng của các bé cũng sẽ thấp hơn so với bảng cân nặng thai nhi chính xác. Còn nếu trường hợp mẹ mang đơn thai thì số cân nặng của trẻ cũng sẽ cao hơn.

Giới tính của thai

Đây cũng là một trong những yếu tố có ảnh hưởng đến số đo cân nặng của thai, thường thì giữa bé trai và bé gái sẽ có sự khác nhau về số cân nặng. Nghiên cứu cho thấy, số đo cân nặng của các bé trai sẽ cao hơn so với số đo cân nặng của các bé gái.

Ngoài ra thì số đo cân nặng của thai nhi theo từng tuổi cũng phụ thuộc ít nhiều vào thời điểm mẹ mang thai, thứ tự con… Nếu thai phụ trong thời gian mang thai mà sử dụng các chất kích thích, ăn uống không hợp lý, quá căng thẳng… thì em bé cũng dễ bị nhẹ cân so với bình thường.

Bảng cân nặng thai nhi theo tuần tuổi và tháng tuổi chuẩn quốc tế 2023 - 2024

Thông thường, thai nhi trong bụng mẹ từ tuần đầu tiên đến tuần thứ 7 còn khá nhỏ, khi siêu âm sẽ chỉ thấy một điểm nhỏ mà thôi. Và số cân nặng của thai nhi theo tuần sẽ được tính từ tuần thứ 8 trở đi, lúc này thai nhi đã nặng khoảng 1gr.

Các cặp vợ chồng nào chưa nắm rõ thì có thể tham khảo bảng cân nặng thai nhi theo tuần dưới đây để biết chính xác bé yêu của mình phát triển như thế nào nhé:

Bảng cân nặng thai nhi 3 tháng đầu chuẩn quốc tế 2020 - 2021
Bảng cân nặng thai nhi 3 tháng đầu (1-13 tuần) chuẩn quốc tế WHO hiện nay
Bảng cân nặng thai nhi 3 tháng giữa chuẩn quốc tế 2020 - 2021
Bảng cân nặng thai nhi 3 tháng giữa (14-26 tuần) chuẩn quốc tế WHO hiện nay
Bảng cân nặng thai nhi 3 tháng cuối chuẩn quốc tế 2020 - 2021
Bảng cân nặng thai nhi 3 tháng cuối (27-40 tuần) chuẩn quốc tế WHO hiện nay

Các vấn đề bất thường về số đo cân nặng thai nhi so với tuổi thai

Trong giai đoạn thai kỳ, việc quan tâm số cân nặng của thai nhi là một việc làm cực kỳ cần thiết, cha mẹ sẽ nắm được tình trạng phát triển của con mình, xem có vấn đề gì hay không. Và các mẹ nên chú ý xây dựng cho mình một chế độ ăn uống đầy đủ dinh dưỡng, nghỉ ngơi hợp lý và cần chú ý thông báo cho bác sĩ các dấu hiệu bất thường, ví dụ như:

Thai nhi bị thiếu cân

Đối với trường hợp thai nhi có số cân nhẹ hơn, tức là bị thiếu cân thì có thể bé đang kém phát triển, và có thể là do mẹ bị suy nhược cơ thể. Trẻ khi sinh ra dễ bị suy dinh dưỡng, sức đề kháng không đảm bảo, trí tuệ cũng giảm xuống và dễ mắc phải các bệnh lý như viêm phổi, đa hồng cầu, hạ đường huyết…

Khi đó, mẹ sẽ được chỉ định làm một số xét nghiệm liên quan để bác sĩ nắm được nguyên nhân. Tùy vào từng trường hợp, bác sĩ có thể chỉ định mẹ làm xét nghiệm kiểm tra chức năng nhau thai, chủ yếu là để kiểm tra về việc cung cấp dinh dưỡng cho thai nhi, kiểm tra xem dây rốn có gì bất thường không.

Thai nhi bị thừa cân

Còn nếu trường hợp thai nhi bị thừa cân, lớn hơn so với bảng cân nặng bình thường thì mẹ sẽ gặp phải rất nhiều vấn đề trong quá trình chuyển dạ và sinh bé.

Thai nhi thừa cân không chỉ khiến mẹ gặp trở ngại trong quá trình sinh nở mà còn gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm như vỡ tử cung, viêm nhiễm, tổn thương đường sinh dục… Ngoài ra, những trẻ em nào thừa cân khi sinh ra còn gặp phải nhiều bệnh lý như suy hô hấp, suy tim, nhiệt độ cơ thể hạ xuống bất thường…

Bên cạnh đó, nếu thai nhi bị thừa cân còn là dấu hiệu cảnh báo trẻ dễ mắc phải các bệnh về hệ tiêu hóa, tiểu đường, béo phì… ảnh hưởng tới sự phát triển về sau.

Bác sĩ sẽ tiến hành thăm khám, kiểm tra cụ thể rồi đưa ra hướng điều chỉnh thích hợp để đảm bảo sức khỏe cho mẹ, đảm bảo cho sự phát triển của bé yêu.

Cần làm gì khi thai nhi nhẹ cân hoặc thừa cân hơn so với bảng cân nặng thai nhi?

Dù là thai nhi nhẹ cân hoặc thừa cân cũng đều không tốt đối với sức khỏe của mẹ, ảnh hưởng đến sự phát triển của bé khi sinh ra. Do đó, các mẹ có thể tham khảo một số phương pháp sau:

Nếu thai nhi nhẹ cân

  • Xây dựng một thực đơn ăn uống đủ chất, hợp lý bằng cách ăn hợp lý các loại thực phẩm giàu protein, các loại trái cây tươi, rau xanh, ngũ cốc, rau củ, các loại hạt, các thức ăn giàu đạm, chất béo…
  • Bổ sung đầy đủ các loại khoáng chất như canxi, sắt, axit folic, kẽm, các loại vitamin… theo đúng liều lượng, nên bổ sung hợp lý theo đúng chỉ định của bác sĩ chuyên khoa.
  • Tránh sử dụng các chất kích thích không tốt trong quá trình mang thai như bia, thuốc lá, rượu, cà phê…
  • Điều chỉnh chế độ sinh hoạt, làm việc hợp lý để đảm bảo cho sức khỏe của mẹ và bé. Giữ tinh thần thoải mái, nghỉ ngơi hợp lý.
  • Tránh khuân vác, lao động nặng.
  • Đi kiểm tra thai định kỳ tại phòng khám chuyên khoa tin cậy.

Nếu thai nhi thừa cân

  • Cần điều chỉnh chế độ ăn phù hợp, nên bổ sung các thực phẩm có hàm lượng calo, chất béo thấp như rau củ, trái cây tươi.
  • Hạn chế ăn các loại tinh bột, chất đạm, chất béo, đường.
  • Có thể chia nhỏ nhiều bữa ăn để giúp hệ tiêu hóa tốt hơn, giúp hạn chế việc hấp thụ các chất dư thừa.
  • Chú ý tập thể dục bằng những bài tập phù hợp để tăng cường sức khỏe, đẩy nhanh quá trình trao đổi chất.
  • Kiểm soát cân nặng của bản thân một cách phù hợp.

Như vậy, trên đây là chia sẻ về bảng cân nặng thai nhi chính xác dành cho cặp đôi nào chưa nắm rõ. Có thể thấy, chỉ số cân nặng là một yếu tố có ảnh hưởng không nhỏ đến sự phát triển của thai nhi trong giai đoạn thai kỳ. Các mẹ nếu cần thiết thì vẫn nên tham khảo ý kiến của bác sĩ chuyên khoa để đảm bảo sự phát triển toàn diện cho bé nhé.

Từ khóa » Bảng Cân Nặng Thai Nhi Năm 2019