Bảng Chấm Công Là Gì? Mẫu Bảng Chấm Công MỚI NHẤT

5 / 5 ( 53 bình chọn )

Chấm công giúp doanh nghiệp xác định đúng số ngày và giờ nhân viên đã làm trong tháng nhằm mục đích trả lương đúng và đủ cho người lao động đồng thời cũng đánh giá chính xác về tính chấp hành nội quy của người lao động. Vậy bảng chấm công là gì? Hãy tham khảo bài viết dưới đây của VinaTrain để hiểu hơn về khái niệm cùng mẫu bảng chấm công mới nhất hiện nay.

  • Phân Biệt Tiền Lương Và Thù Lao, Những Nguyên Tắc Nhất Định HR Phải Biết?
  • Phân Biệt Phụ Cấp Và Trợ Cấp Theo Lương, Làm Nhân Sự Nhất Định Phải Biết.
  • Làm Nhân Sự Có Tương Lai Không Hay Nghề Này Đã Bão Hoà
  • Phụ Cấp Lương Là Gì, Phân Loại Phụ Cấp Theo Lương
  • Góc Khuất Nghề Nhân Sự – Mặt Trái Của Ngành “HR – Hành Chính”

i. Khái Niệm Bảng Chấm Công Là Gì?

Chấm công là công việc mà mỗi nhân viên bắt buộc phải thực hiện trước khi bắt đầu vào làm việc tại công ty. Việc chấm công như một hình thức điểm danh đầu giờ, là minh chứng cho việc nhân viên đã đi làm – tan ca đúng giờ quy định.

Bảng chấm công là gì?
Bảng chấm công là gì?

Bảng chấm công được hiểu là biểu mẫu doanh nghiệp dùng để quản lý số ngày công thực tế mà nhân viên đã làm việc trong suốt một tháng. Đây sẽ là căn cứ cho việc tính lương cho từng nhân viên một cách đầy đủ và chính xác nhất. Bảng chấm công thường được thực hiện bằng phần mềm Microsoft Excel trên máy tính. hoặc những phần mềm chấm công chuyên dụng có trả phí. 

Tùy theo mô hình của doanh nghiệp sẽ biết được nên sử dụng loại bảng chấm công nào.

ii. Lý Do Bảng Chấm Công Luôn Cần Thiết Tại Các Doanh Nghiệp

Tất cả những dữ liệu chấm công của nhân viên trong một tháng sẽ được thống kê và tổng hợp lại bởi phòng nhân sự của doanh nghiệp, sau đó chuyển đến cho bộ phận kế toán để tiến hành lập bảng lương, tính toán tổng tiền lương và tiền thưởng phải chi trả cho từng nhân viên. Để có thể tính toán chính xác việc đó thì bảng chấm công là công cụ bắt buộc phải có. Ngoài là căn cứ công bằng để tính lương mỗi tháng thì bảng chấm công còn giúp doanh nghiệp đánh giá tần suất làm việc của mỗi nhân viên, từ đó có thể làm căn cứ khen thưởng cuối năm cho nhân viên xuất sắc nhất.

iii. Các Hình Thức Chấm Công Thông Dụng

ở mỗi công ty sẽ có hình thức chấm công sẽ khác nhau. Hiện nay nhờ thời đại công nghệ phát triển, các hình thức chấm công cũng trở nên đa dạng, phong phú hơn. Dưới đây là một số phương pháp chấm công hiệu quả nhất mà ta thường thấy:

1, Chấm công bằng vân tay

Hình thức chấm công này yêu cầu doanh nghiệp phải trang bị máy nhận diện vân tay điện tử ngay trước cửa vào phòng làm việc. Nhân viên khi đến công ty muốn vào làm việc phải áp ngón tay vào máy, hệ thống sẽ lấy dấu vân tay đó so sánh với dữ liệu có sẵn, từ đó xác định được danh tính, ngày giờ vào làm của nhân viên.

Hình ảnh máy chấm công bằng vân tay
Hình ảnh máy chấm công bằng vân tay

2, Chấm công bằng thẻ từ

Điều này cũng yêu cầu doanh nghiệp phải lắp đặt máy chấm công bằng thẻ từ. Bằng việc quẹt thẻ đã được cấp cho mỗi nhân viên vào đầu đọc thẻ, máy sẽ xác định được danh tính nhân viên qua mã số riêng trên mỗi thẻ, từ đó hoàn thành việc chấm công.

3, Chấm công bằng thẻ giấy

Hình thức này thường dành cho những doanh nghiệp, cơ sở làm việc nhỏ lẻ không có nhu cầu sử dụng các thiết bị công nghệ để chấm công. Mỗi lần vào làm, nhân viên sẽ bỏ thẻ giấy vào máy, sau đó máy sẽ tự động in ra ngày, giờ đi làm lên thẻ. Hình thức này bất tiện ở việc nhân viên phải mang theo thẻ giấy trong suốt tháng, bảo quản cẩn thận không để bẩn hay rách thẻ. Ngoài ra khi sử dụng hình thức này, các nhân viên sẽ có thể chấm công hộ nhau, dẫn đến việc không công bằng, minh bạch trong tiền lương.

4,  Chấm công bằng công nghệ nhận diện khuôn mặt

Cùng với sự bùng nổ của công nghệ ứng dụng sinh trắc học thì công nghệ nhận diện khuôn mặt cũng phát triển theo. Ứng dụng này sẽ dựa vào những đặc điểm trên khuôn mặt của người quét rồi so sánh với dữ liệu khuôn mặt có sẵn trong hệ thống để nhận dạng nhân viên và tiến hành chấm công. Tuy nhiên, đây là hình thức chấm công chưa phổ biến lắm tại các doanh nghiệp do chi phí lắp đặt khá đắt đỏ.

Chấm công bằng hình thức nhận diện khuôn mặt hiện đại
Chấm công bằng hình thức nhận diện khuôn mặt hiện đại

Chấm công thủ công: với hình thức này sẽ cần nhân sự chấm công cho nhân viên trong công ty mỗi ngày. Các công ty sẽ cần nhân sự theo dõi ngày công thực tế của người lao động tại công ty. Đây là cách chấm công truyền thống không chính xác và tốn chi phí nhân sự do không đo lường được thời gian đi về chính xác của người lao động, mang cảm tính nhiều. Vì vậy, hiện tại các công ty gần như không sử dụng hình thức này.

iv. Mẫu Bảng Chấm Công Mới Nhất 2022

Mỗi năm bảng chấm sẽ được cập nhật thêm những chi tiết mới, hoàn thiện hơn để tiện cho doanh nghiệp trong việc quản lý hàng ngàn nhân viên công ty. Dưới đây là mẫu bảng chấm công mới nhất, được sử dụng nhiều nhất trong các công ty, doanh nghiệp. Bảng chấm công mới được thiết kế dựa trên tiêu chí đầy đủ – đơn giản – dễ hiểu – dễ thực hiện.

Mẫu bảng chấm công mới nhất
Mẫu bảng chấm công mới nhất

Tải mẫu bảng chấm công tham khảo tại đây: Mẫu BCC,BL

vi. Hướng Dẫn Cách Điền Vào Bảng Chấm Công Nhân Viên

Dựa vào thực tế ngày làm việc của nhân viên, bộ phận phụ trách chấm công sẽ đưa ra những ký hiệu đã được quy định để thể hiện công.

* Đối với nhân viên, cụ thể như:

  • Điền ‘’1’’ nếu hôm đó nhân viên đi làm đầy đủ, đúng giờ.
  •  Điền ‘’K’’ nếu hôm đó nhân viên nghỉ làm không lương, ‘’P’’ nếu đó là xin nghỉ phép.
  • Đối với trường hợp nghỉ ốm, nghỉ thai sản, nghỉ tai nạn thì điền các ký hiệu tương ứng như ‘’Ô’’, ‘’TS’’, ‘’TN’’.
  • Trong trường hợp một ngày nhân việc làm 2 việc có chênh lệch về mặt thời gian (họp 5 giờ, làm việc 3 giờ) thì việc chấm công sẽ xác định theo việc có thời gian làm nhiều hơn. Khi đó ký hiệu chấm công sẽ điền là ‘’H’’ (hội họp).
  • Mặt khác, khi nhân viên làm 2 việc tương đương nhau về thời gian trong ngày thì công việc nào được thực hiện trước sẽ được tính để chấm công.

* Đối với bộ phận phụ trách thống kê chấm công sẽ điền như sau:

  • Cột A, B, C: điền số thứ tự, họ tên và chức vụ tương ứng của từng nhân viên có trong bộ phận/phòng ban.
  • Từ cột D – cột AH: tương ứng với các ngày trong tháng, việc chấm công tiến hành bằng việc điền các ký hiệu đã nói ở trên.
  • Cột AI: thể hiện tổng số công thực tế đã làm việc của từng nhân viên trong tháng.
  • Các cột tiếp theo AJ, AK, AL ứng với số ngày nhân viên đã nghỉ trong tháng bao gồm nghỉ không lương, nghỉ lễ và nghỉ phép.
  • Cột cuối cùng: điền tổng số công hưởng lương (đã có cộng phép nếu có) của mỗi nhân viên trong tháng.  

Bộ phận phụ trách chấm công sẽ căn cứ vào những dữ liệu đã điền từ các ngày suốt tháng để thực hiện việc lập bảng tính lương cho nhân viên. Cuối cùng, kế toán trưởng là người kiểm tra, phê duyệt bảng lương và nộp cho Giám đốc quản lý. Sau khi được Giám đốc phê duyệt, bảng lương sẽ được chuyển cho kế toán tiền lương để tiến hành thanh toán lương cho nhân viên công ty.  

Trên đây là thông tin về mẫu bảng chấm mới nhất mà chủ doanh nghiệp và người lao động cần biết. Hy vọng bài viết này sẽ giúp các bạn có thể hiểu hơn về khái niệm bảng chấm công, các hình thức chấm công, hiểu các ký tự và biết xem xét bảng chấm công hàng tháng.

Nội dung đào tạo về bảng chấm công bạn đang theo dõi nằm trong chương trình đào tạo nhân sự tiền lương, khóa học C&B và hành chính nhân sự tại VinaTrain. bạn đọc quan tâm có thể tham khảo bài viết chi tiết các khóa học nghiệp vụ tại: 

  • Khóa học nhân sự tiền lương
  • Khóa học hành chính nhân sự
  • Khóa học C&B

Cảm ơn các bạn đã xem, chúc các bạn thành công!

Tác giả: Châu Ngân (Tổng hợp)

_____________________________________________________________

HỆ THỐNG ĐÀO TẠO NGHIỆP VỤ THỰC TẾ VINATRAIN 

  •  Văn phòng Hồ Chí Minh:

           – 45 Thạch Thị Thanh, Phường Tân Định, Quận 1

  •  Văn Phòng Hà Nội:

           – 185 Nguyễn Ngọc Vũ, Trung Hòa, Cầu Giấy, Hà Nội

           – Số 43 Khu Tập Thể Công An Xa La, TDP 12, P. Phúc La, Q. Hà Đông, TP. Hà Nội

  •  Hotline tư vấn đào tạo: 0964.237.168
  •  Hotline tư vấn dịch vụ xuất nhập khẩu, thủ tục hải quan: 0931.705.774
  •  Gmail: vinatrain.edu.vn@gmail.com

Mục lục nội dung

  • 1 i. Khái Niệm Bảng Chấm Công Là Gì?
  • 2 ii. Lý Do Bảng Chấm Công Luôn Cần Thiết Tại Các Doanh Nghiệp
  • 3 iii. Các Hình Thức Chấm Công Thông Dụng
    • 3.1 1, Chấm công bằng vân tay
    • 3.2 2, Chấm công bằng thẻ từ
    • 3.3 3, Chấm công bằng thẻ giấy
    • 3.4 4,  Chấm công bằng công nghệ nhận diện khuôn mặt
  • 4 iv. Mẫu Bảng Chấm Công Mới Nhất 2022
  • 5 vi. Hướng Dẫn Cách Điền Vào Bảng Chấm Công Nhân Viên

Từ khóa » Bảng Chấm Lương Là Gì