Bảng Chấm Công Làm Thêm Giờ Mới Nhất

Mẫu 01b- LĐTL: Bản chấm công làm thêm giờ là biểu mẫu mà người phụ trách thường sử dụng nhằm theo dõi việc làm thêm ngoài giờ cho mỗi người lao động trong tổ chức, đơn vị nhằm đánh giá chính xác và có phương án trả lương thoả đáng với người lao động.

 Khi có phát sinh làm thêm ngoài giờ làm việc của người lao động theo quy định thì Mỗi bộ phận (phòng, ban, tổ, nhóm...) trong doanh nghiệp phải lập bảng chấm công làm thêm giờ.

Timviec365.vn đã cập nhật Biểu mẫu 01b- LĐTL mới nhất 2024 theo quy định của pháp luật hiện hành, xin gửi đến độc giả Mẫu 01b -LĐTL để kham khảo và sử dụng.

Bảng chấm công làm thêm giờ

Biểu mẫu 01b -LĐTL ban hành kèm theo thông tư 133/2024/TT-BTC

 

Việc làm kế toán - kiểm toán

1. Bảng chấm công làm thêm là gì?

Có lẽ nhiều người đã biết tới bảng chấm công làm thêm. Vậy, nó thực chất là gì? Bảng chấm công làm thêm là thuật ngữ sử dụng để mô tả các biểu mẫu được quản lý sử dụng để giám sát việc làm thêm ngoài giờ của nhân viên lao động trong các tổ chức, đơn vị. Bảng chấm công làm thêm được dùng với mục đích đánh giá chính xác và có cơ chế trả lương thỏa đáng, phù hợp với người lao động.

Các bạn hãy theo dõi tiếp để biết khi nào sử dụng bảng chấm công cũng như sử dụng ở đâu nhé!

1.1. Bảng chấm công làm thêm được sử dụng khi nào

Bảng chấm công làm thêm giờKhi có bất kỳ công việc nào phát sinh và được thực hiện ngoài giờ làm việc (hoặc ca làm việc) của nhân viên, theo quy định của công ty, các phòng ban cần tạo bảng chấm công làm thêm giờ, sau đó bộ phận kế toán sẽ xem xét và chi trả tiền lương và thưởng một cách chính xác cho nhân viên.

Có 2 loại bảng chấm công làm thêm đó là:

Bảng chấm công làm thêm giờ: được tính khi xảy ra các giờ làm việc thêm ngoài giờ đã đăng kí làm trong ngày.

Bảng chấm công làm thêm ca: được tính khi có phát sinh ca làm việc ngoài ca đăng kí làm trong tuần hoặc tháng. 1 ngày thường có 2-3 ca, mỗi ca làm 8 tiếng. Ngoài ca 8 tiếng phát sinh thêm tính theo làm thêm giờ. Trong phát sinh ca có cả phát sinh thêm giờ.

Xem thêm: Mẫu biên bản kiểm kê tài sản cho doanh nghiệp

1.2. Bảng chấm công làm thêm được sử dụng ở đâu

Bảng chấm công làm thêm được sử dụng chủ yếu tại các doanh nghiệp, công ty có chia thành các phòng ban, hệ thống bộ máy làm việc. Tuy nhiên, tại một số doanh nghiệp nhất định vẫn chia ra cụ thể hơn như sau:

Đối với hình thức bảng chấm công tăng ca: thường được áp dụng tại các doanh nghiệp làm trong ngành về lĩnh vực sản xuất hay dịch vụ

Đối với hình thức bảng chấm công làm thêm giờ: thường được áp dụng tại các doanh nghiệp làm trong các lĩnh vực khác nhau (ẩm thực, nghỉ dưỡng, tuyển dụng, kinh doanh, marketing,…)

Như vậy, các nhân viên nếu làm thêm giờ/ca cần phải biết quyền lợi của mình là làm bảng chấm công làm thêm để có thể được ghi nhận và thanh toán tiền làm thêm giờ bởi bộ phận kế toán của công ty hoặc doanh nghiệp.

 

>> Tải ngay mẫu bảng chấm công làm thêm giờ mới nhất

Mau bang cham cong lam them gio.rar

 

2. Đối tượng liên quan đến bảng chấm công làm thêm

2.1. Đối tượng chính

Đối tượng chính được áp dụng cho các bảng chấm công làm thêm đó là: các nhân viên có phát sinh thêm giờ (hoặc ca) làm việc tại các doanh nghiệp, công ty có quy định làm bảng chấm công làm thêm.

Cụ thể, trong bảng chấm công làm thêm của các doanh nghiệp, bạn sẽ được khai báo những thông tin bao gồm:

  • Thông tin nhân viên làm thêm ngoài giờ/ca của mỗi phòng ban.
  • Xác nhận cộng giờ làm thêm của các ngày trong tháng (tính từ ngày đầu tiên của tháng).
  • Tổng số giờ/ca làm thêm của nhân viên vào các ngày thường và các ngày nghỉ, ngày lễ cũng như buổi tối hoặc không phải ca làm việc của nhân viên trong một tháng để tính lương.

Xem thêm: Mẫu biên bản nghiệm thu

2.2. Đối tượng xác nhận, quản lý

Đối tượng xác nhận, quản lý bảng chấm công làm thêm cho các nhân viên lao động tại doanh nghiệp là những người phụ trách/quản lý của các phòng, ban, nhóm,… có nhân viên làm thêm giờ hoặc những người được ủy quyền.

Cách tính bảng chấm công làm việc dựa trên số giờ/ca làm thêm thực tế của nhân viên thuộc bộ phận mình để chấm giờ làm thêm việc cho họ trong ngày, sau đó điền chi tiết vào các ngày tương ứng trong cột từ 1 đến 31 theo các ký hiệu quy định trong bảng chấm công làm thêm. Những dữ liệu này được tổng kết rõ ràng và minh bạch vào cuối mỗi tháng để quy ra tiền lương (tương ứng với số công) theo từng loại tương ứng quy định tại mỗi doanh nghiệp. Cuối cùng được ghi vào các cột 32,33,34,35. Và bộ phận kế toán sẽ ghi nhận và thanh toán lương cho nhân viên làm thêm giờ/ca đó.

Xem thêm: Biên bản kiểm nghiệm vật tư, công cụ, sản phẩm, hàng hoá

2.3. Đối tượng nhận bảng

Sau khi các bộ phận quản lý, phụ trách của các phòng, ban, nhóm tổng hợp chi tiết và cụ thể sẽ gửi về bộ phận kế toán. Đây là đối tượng nhận bảng chấm công làm thêm cho nhân viên tại các doanh nghiệp.

Kế toán được thiết lập với tất cả nhiệm vụ liên quan tới ngân sách của doanh nghiệp, công ty như thanh toán lương cho nhân viên, nộp thuế thu nhập cá nhân, chi cho các nguyên vật liệu, chi cho các dự án,… Chính vì vậy, các nhân viên thuộc bộ phận kế toán sẽ chịu trách nhiệm về bảng chấm công làm thêm cho người lao động và thanh toán lương cho họ.

Cụ thể, bộ phận kế toán sau khi nhận được bảng chấm công cùng các giấy tờ, chứng từ liên quan phải đối chiếu, quy ra công làm thêm dựa trên các ký hiệu chấm công được ghi trên cột 32,33,34,35, sau đó thanh toán lương cho nhân viên đó (trong trường hợp thanh toán lương).

Việc làm kế toán công nợ

 

>> Tải ngay mẫu bảng chấm công làm thêm giờ mới nhất

File mẫu bảng chấm công làm thêm giờ

Mau bang cham cong lam them gio.rar

 

3. Tại sao nên dùng bảng chấm công làm thêm

3.1. Để xác thực công việc

Việc sử dụng bảng chấm công làm thêm cho các nhân viên có phát sinh thêm giờ/ca làm ngoài khoảng thời gian làm mà họ đăng kí, sẽ giúp xác thực công việc một cách rõ ràng và cụ thể.

Các nhân viên ngoài việc hưởng lương tính trên số giờ làm của chính mình có nhu cầu tăng ca, hoặc làm thêm giờ trong ngày, trong tuần nên cần có giấy tờ, biểu mẫu ghi nhận và chứng minh cho những giờ/ca mà họ làm thêm để ghi nhận trả lương theo quy định của doanh nghiệp.

Nhằm hạn chế cho những mâu thuẫn dẫn tới bất hòa giữa doanh nghiệp và nhân viên thì cần có bảng chấm công làm thêm để xác thực cho công việc.

Xem thêm: Biên bản bàn giao tài sản cố định sửa chữa lớn hoàn thành

3.2. Để quản lý nhân viên

Ngoài mục đích xác thực công việc, bảng chấm công làm thêm còn có tác dụng giúp các doanh nghiệp, công ty quản lý nhân viên thật tốt. Cụ thể, việc đưa ra bảng chấm công làm thêm dành cho đội ngũ nhân viên sẽ xác nhận thời gian làm việc của các nhân viên, cũng như hiệu quả làm việc, có nghĩa là quản lý chặt chẽ về số lượng và chất lượng làm việc của người lao động.

Hơn thế, việc quản lý chặt chẽ được nhân viên trong các doanh nghiệp, công ty sẽ thống kê và nhận biết được nhân viên nào có tiềm năng, có nỗ lực và làm việc hiệu quả để không chỉ mang lại mức lương xứng đáng cho họ mà còn đánh giá, xem xét để thăng tiến cho các nhân viên đó nếu có năng lực tốt trong công việc.

Xem thêm: Mẫu về việc mua tài sản, trang thiết bị

3.3. Để đảm bảo chính xác tiền lương

Bảng chấm công làm thêm được đặt ra tại các doanh nghiệp, công ty nhằm đảm bảo quyền lợi của nhân viên về quyết định khen thưởng định kỳ hay khen thưởng đột xuất. Những nhân viên làm thêm giờ hoặc ca, gọi là tăng ca, sẽ được hưởng thêm các mức lương được quy định về tương ứng với số giờ làm trong doanh nghiệp.

Biểu mẫu bảng chấm công làm thêm sẽ ghi nhận rõ tổng số giờ/ca làm thêm trong ngày, hoặc trong tuần của nhân viên có phát sinh thêm giờ làm để tính lương một cách chính xác nhất có thể. Tổng số lương của nhân viên lúc này sẽ bằng số lương tính theo giờ làm việc đã đăng ký cộng với số lượng tương ứng với số giờ làm thêm thực tế được ghi nhận bởi bộ phận phụ trách và quản lý của các phòng, ban, nhóm. 

 

>> Tải ngay mẫu bảng chấm công làm thêm giờ mới nhất

Mau bang cham cong lam them gio.rar

 

4. Bảng chấm công làm thêm trình bày như thế nào?

Trước hết, nội dung của một bảng chấm công làm thêm bao gồm 3 mục chính dưới đây:

Thông tin nhân viên làm thêm ngoài giờ/ca của mỗi phòng ban.

Xác nhận cộng giờ làm thêm của các ngày trong tháng (tính từ ngày đầu tiên của tháng).

Tổng số giờ/ca làm thêm của nhân viên vào các ngày thường và các ngày nghỉ, ngày lễ cũng như buổi tối hoặc không phải ca làm việc của nhân viên trong một tháng để tính lương.

Trong đó, các nội dung trên được ghi nhận tại các cột cụ thể theo quy định:

Thông tin nhân viên làm thêm ngoài giờ: được ghi nhận ở cột Họ và Tên, tức cột B.

Xác nhận cộng giờ làm thêm: được ghi nhận ở cột Ngày trong tháng từ 1 đến 31

Tổng số giờ/ca làm thêm của nhân viên: được ghi nhận cụ thể ở cột Cộng giờ làm thêm từ 32 đến 35

  • Cột 32: ngày làm việc
  • Cột 33: ngày thứ 7, chủ nhật
  • Cột 34: ngày lễ, tết
  • Cột 35: làm đêm

Các ký hiệu chấm công được liệt kê bao gồm:

  • NT: làm thêm ngày làm việc (từ giờ… đến giờ…)
  • NN: làm thêm ngày ngày thứ 7, chủ nhật (từ giờ… đến giờ…)
  • NL: làm thêm ngày lễ, tết (từ giờ… đến giờ…)
  • Đ: làm thêm buổi đêm (từ giờ… đến giờ…)

Ngoài ra, biểu mẫu bảng chấm công làm việc còn cần điền thêm các thông tin ngoài các thông tin được yêu cầu phía trên bao gồm:

  • Đơn vị
  • Bộ phận: có nhân viên phát sinh thêm giờ làm việc
  • Mẫu số bảng chấm công làm thêm/ban hàng theo thông tư…/số…
  • Tháng…năm… thực hiện bảng chấm công
  • Xác nhận của các của các bộ phận có người làm thêm, người chấm công và người duyệt

Bảng chấm công làm thêm được trình bày theo biểu mẫu mà Bộ Tài chính đã quy định cho các doanh nghiệp, công ty. Vì vậy, các bộ phận quản lý có thể tìm kiếm các biểu mẫu trên hệ thống mạng và đặc biệt là tại trang web của chúng tôi.

Trên đây toàn toàn bộ thông tin về bảng chấm công làm thêm mới nhất 2024. Chúng tôi hy vọng có thể giúp các bộ phận chịu trách nhiệm về bảng chấm công tại các doanh nghiệp nắm rõ hơn các thông tin cần thiết về nó và chấm công dễ dàng, chính xác hơn cho nhân viên nhằm hạn chế các trường hợp sai lệch dẫn tới bất hòa. Chúc các bạn có một ngày vui vẻ bên gia đình và bạn bè! Cảm ơn bạn vì đã quan tâm và theo dõi chúng tôi!

>>> Xem thêm: Trong quá trình làm việc bao gồm cả làm thêm giờ, chưa đến ngày nhận lương người lao động có thể sử dụng giấy đề nghị tạm ứng để tạm ứng trước một phần tiền lương nhưng cần sự đồng ý của cấp trên hoặc lãnh đạo.

Từ khóa » Bảng Chấm Công Làm Thêm Giờ Mới Nhất