Băng Châu – Wikipedia Tiếng Việt

Bài viết này cần thêm chú thích nguồn gốc để kiểm chứng thông tin. Mời bạn giúp hoàn thiện bài viết này bằng cách bổ sung chú thích tới các nguồn đáng tin cậy. Các nội dung không có nguồn có thể bị nghi ngờ và xóa bỏ. (tháng 1/2022)
Băng Châu
Tên khai sinhNguyễn Thị Xuân Mai
Tên gọi khácBăng Châu
Sinh1 tháng 8, 1950 (74 tuổi)Bà Rịa , Liên bang Đông Dương
Thể loạiNhạc vàng
Nghề nghiệpCa sĩDiễn viên
Năm hoạt động1970 – nay
Hợp tác vớiDuy Khánh
Bài hát tiêu biểu
  • Qua cơn mê
  • Nhớ nhau hoài
  • Viết thư tình
  • Những đóm mắt hỏa châu
  • Chiều thương đô thị
  • Thư đô thị
  • Một ngày tàn chiến tranh

Băng Châu (sinh năm 1950), tên khai sinh là Nguyễn Thị Xuân Mai, là một nữ ca sĩ thuộc dòng nhạc vàng nổi danh từ trước năm 1975. Ngoài ra bà còn là một diễn viên khi tham gia bộ phim Trần Thị Diễm Châu của đạo diễn Lê Dân.

Tiểu sử và sự nghiệp

[sửa | sửa mã nguồn]

Ca sĩ Băng Châu tên thật là Nguyễn Thị Xuân Mai, sinh năm 1950 ở Bà Rịa, lớn lên ở miền đất Trà Ôn, Cần Thơ. Vốn yêu thích văn chương nên bà muốn lấy tên thật ý nghĩa, từ đó tên "Băng Châu", nghĩa là "viên ngọc lạnh" ra đời.[1]

Do yêu thích ca hát từ nhỏ nên từ những năm đệ thất, Băng Châu tham gia những lớp đánh đàn, ca hát. Sau đó, bà tham gia hát cho những chiến sĩ rồi quen biết các ca sĩ nổi tiếng. Trong những người bà quen biết có ca sĩ Tuyết Nhung. Nhung thuyết phục Băng Châu lên Sài Gòn để tiếp tục con đường ca hát. Năm 1969, Băng Châu bỏ lớp đệ nhị lên Sài Gòn. Tại đây, Tuyết Nhung dẫn Băng Châu vào đội văn nghệ và gặp được nhiều nhạc sĩ như Duy Khánh, Khánh Băng, Bảo Thu... Bà nhận được sự nâng đỡ của ca nhạc sĩ Duy Khánh trong một thời gian dài.[1][cần dẫn nguồn]

Một thời gian sau, Băng Châu thu âm bài hát "Qua cơn mê" của Trịnh Lâm Ngân. Bài hát sau đó đưa tên tuổi của bà trở nên nổi tiếng trong nền âm nhạc miền Nam Việt Nam, đồng thời giúp cái tên Băng Châu gắn liền với ca khúc.[1]

Năm 1971, Băng Châu tham gia phim điện ảnh Trần Thị Diễm Châu của đạo diễn Lê Dân,[2] tạo dấu ấn lớn trong nền điện ảnh Sài Gòn.[1]

Trước 1975, Băng Châu được nghệ sĩ Thanh Nga đưa về dạy cải lương và đóng trong một số vở cải lương như "Đưa em về tây hạ". Sau năm 1975, bà tiếp tục sinh hoạt âm nhạc, đóng phim. Tháng 9 năm 1979, bà sang Hoa Kỳ định cư, hợp tác với nhiều hãng đĩa ở hải ngoại.[1]

Giọng hát

[sửa | sửa mã nguồn]
  • Băng Châu sở hữu chất giọng nữ trung cao (Mezzo-soprano) với âm sắc kim pha thủy ngọt ngào, truyền cảm, đậm tính tự sự, quãng giọng của cô trải dài khoảng hai quãng tám từ D3 ( Rê 3 ) đến D5 ( Rê 5 ).
  • Băng Châu chọn theo lối hát bạch thanh, ít sử dụng kĩ thuật (giống với nhiều nữ ca sĩ đương thời). Với chất thủy có sẵn trong giọng, cô có khả năng chạy note rất tốt và mượt, kết với chất kim mỹ miều tạo cho cô những nốt cao sáng rực rỡ. Mặc khác, khi hai nguyên tố này khi đi chung với nhau cũng đã tạo ra một hiệu ứng đặc biệt triệt tiêu đi nhược điểm của nhau: cái "âm lượng nhỏ", "thiếu kịch tính" của chất thủy, và cái "chói", "gắt", "khan" có trong chất kim. Chung quy lại, những lợi thế trên đã góp phần tôn thêm vẻ đẹp cho giọng ca "viên ngọc lạnh".
  • Khi hát cô thường hát một cách chậm rãi, thủ thỉ, nâng niu ca từ, tựa như là đang tâm sự với một người thân thương, trầm mặc ở những nốt thấp và dạt dào cảm xúc ở những đoạn cao trào.
  • Tiếng hát của Băng Châu có màu sắc biến hóa khôn lườn, có lúc thì ngọt ngào, dịu dàng, mộc mạc giống như một người em gái hậu phương, nhưng cũng có khi đau khổ, tỉ tê, oán thán tựa như tiếng lòng của những người chinh phụ có chồng đi chiến dịch.
  • Nhược điểm của tiếng hát Băng Châu là dàn trải hơi không đều, chủ yếu ở quãng cao và cận cao, do đó âm lượng bị thu nhỏ đáng kể khi hát quãng trung và trầm, khi hát cô còn bị dính khá nhiều "nasal voice" (âm mũi)"airy voice (âm hơi)", một điều khá kiêng kị trong thanh nhạc chính quy. Ngoài ra, bởi vì chất giọng có phần quá "sướt mướt", "trữ tình" nên dễ dàng bị "đàn áp" bởi những ca sĩ có giọng hát "to", "vang" và "kịch tính" khi đứng chung sân khấu.

Đời tư

[sửa | sửa mã nguồn]

Băng Châu từng có thời gian trải qua mối tình với nhạc sĩ Duy Khánh.[1]

Trình diễn trên sân khấu hải ngoại

[sửa | sửa mã nguồn]

Trung tâm Thúy Nga

[sửa | sửa mã nguồn]
STT Tiết mục Thể hiện với Chương trình Năm
1 Một phút suy tư (Vân Tùng) solo Paris By Night 2 1986
2 Chuyện tình không đoạn kết (Tâm Anh) solo Paris By Night 3 1986
3 Tình ca người đi biển (Trường Hải) solo Paris By Night 8 1989
4 Biết đến bao giờ (Lam Phương) solo Paris By Night 9 1989
5 Tango dĩ vãng (Anh Bằng) solo Paris By Night 10 1990

Trung tâm Asia

[sửa | sửa mã nguồn]
STT Tiết mục Thể hiện với Chương trình Năm
1 Chuyện tình không suy tư (Tâm Anh) solo ASIA 2 1993
2 Sài Gòn (Y Vân) Phương Hồng Quế, Sơn Ca ASIA 68 2011

Tham khảo

[sửa | sửa mã nguồn]
  1. ^ a b c d e f Đình Phùng (25 tháng 11 năm 2020). “Danh ca Băng Châu: Từ giọng hát ngọt ngào đến minh tinh màn bạc”. Pháp luật. Truy cập ngày 2 tháng 2 năm 2021.
  2. ^ Lê Dân (8 tháng 3 năm 2013). “Người đẹp màn bạc Việt một thời - Kỳ 5: Băng Châu hóa thân thành Diễm Châu”. Thanh Niên. Truy cập ngày 2 tháng 2 năm 2021.

Liên kết ngoài

[sửa | sửa mã nguồn]
  • 'Người tình điện ảnh' đầu tiên chia sẻ xúc động về cố nghệ sĩ Chánh Tín”. Báo Điện tử Tiền Phong. Truy cập 16 tháng 3 năm 2021.
Bài viết này vẫn còn sơ khai. Bạn có thể giúp Wikipedia mở rộng nội dung để bài được hoàn chỉnh hơn.
  • x
  • t
  • s

Từ khóa » Ca Sĩ Băng Châu Trước Năm 75