Bảng Chỉ Số đường Huyết Trong Thực Phẩm – Bạn Nên Biết

Nhiều người còn chưa hiểu rõ về bảng chỉ số đường huyết đặc biệt là bảng chỉ số đường huyết thực phẩm dành cho người tiểu đường. Vậy hãy cùng Kiên Minh tìm hiểu ngay tại bài viết dưới đây nhé!

Tìm hiểu về bảng chỉ số đường huyết trong thực phẩm
Tìm hiểu về bảng chỉ số đường huyết trong thực phẩm

1. Bảng chỉ số đường huyết là gì?

Bảng chỉ số đường huyết thực chất là bảng phân loại chỉ số đường huyết trong máu của bạn đang nằm trong mức độ nào của bệnh tiểu đường, khi người bệnh kiểm tra lượng đường trong máu có thể dựa vào đó chẩn đoán bệnh. 

Dựa vào bảng trên chúng ta có thể biết chỉ số đường huyết của mình đang ở mức bình thường hay tiền tiểu đường hoặc nghiêm trọng hơn là mắc tiểu đường.

Bảng chỉ số đường huyết
Bảng chỉ số đường huyết

2. Bảng chỉ số đường huyết thực phẩm

Một trong những nguyên nhân gây bệnh tiểu đường là do chế độ ăn của bạn chưa hợp lý các thực phẩm có lượng đường cao, lâu dần dẫn đến mắc bệnh nếu người bệnh không hay biết. Chính vì vậy, các nhà nghiên cứu đã đưa ra bảng chỉ số đường huyết của thực phẩm, từ đó giúp người bệnh có thể dễ dàng lựa chọn khẩu phần ăn hàng ngày. 

Bảng chỉ số đường huyết thực phẩm

2.1. Thực phẩm có chỉ số đường huyết thấp (< 55)

Khi ta ăn các thực phẩm có chỉ số đường huyết thấp thì đường trong máu tăng lên từ từ, điều độ và giảm xuống chậm sẽ giữ nguồn năng lực ổn định. Thức ăn chỉ số GI thấp như: rau xanh, những loại hoa quả, ngũ cốc nguyên hạt… Đây thuộc nhóm thức ăn các chuyên gia y tế khuyên dùng. 

Thực phẩmGI
Táo  36
Nước ép táo 41
Chuối 51
Lúa mạch 28
Cà rốt luộc 39
Chapatti 52
Đậu gà 28
Sô cô la 40
Quả chà là 42
Kem 51
Đậu thận 24
Đậu lăng 32
Xoài 51
Cam 43
Nước ép cam 50
Đào đóng hộp 43
Bún 53
Yến mạch cán dẹt 55
Sữa tách béo 37
Đậu nành 16
Sữa đậu nành 34
Spaghetti trắng 49
Spaghetti ngũ cốc nguyên hạt 48
Mứt dậu 49
Ngô ngọt 52
Khoai môn luộc 53
Mì udon 55
Súp rau  48
Sữa nguyên chất 39
Sữa chua trái cây 41

Thực phẩm có chỉ số đường huyết thấp theo dữ liệu từ American Diabetes Association

Xem thêm:

  • Hành khô - Hành tím có thực sự tốt cho sức khỏe?
  • Cây thù lù trị bệnh gì? Đặc điểm, công dụng và cách dùng

2.2. Thực phẩm có chỉ số đường huyết GI trung bình (56 – 69)

Tương tự như vậy thực phẩm có chỉ số GI trung bình sẽ giúp hệ tiêu hóa, hấp thu và làm tăng lượng đường máu trung bình. Một số thực phẩm thuộc nhóm vàng như: bột mì nguyên, các loại bột yến mạch, gạo lứt…

Thực phẩm GI
Gạo lứt chín 68
Quả dứa 59
Bắp rang bơ 65
Khoai tây chiên 56
Bí ngô chín 64
Soda 59
Khoai lang chín 63

Thực phẩm có chỉ số đường huyết trung bình theo dữ liệu từ American Diabetes Association

2.3. Thực phẩm có chỉ số đường huyết cao (>70)

Nhóm này khi dùng thức ăn tiêu hóa, hấp thu và chuyển hóa nhanh làm tăng đường máu rất nhanh do đó ảnh hưởng rất lớn đến chỉ số glucose của bệnh nhân tiểu đường. Do vậy, đó là nhóm thức ăn người tiểu đường nên tránh như: bánh mì trắng, khoai tây, bí đỏ, bánh quy…

FoodsGI
 Yến mạch ăn liền 79
 Khoai tây chín 78
Khoai tây nghiền ăn liền 87
Sữa gạo 86
Cháo gạo 78
Dưa hấu 76
Gạo trắng nấu chín 73
Bánh mì trắng 75

Thực phẩm có chỉ số đường huyết cao theo dữ liệu từ American Diabetes Association

Có thể bạn muốn đọc:

  • Cây đuôi chuột - Bài thuốc của người tiểu đường
  • Cách làm bí đao khô tốt cho người bệnh tiểu đường, mỡ máu

Đối với người bệnh tiểu đường lựa chọn và dùng thực phẩm thực sự cần thiết bởi liên quan để chính sức khỏe, kiểm soát đường huyết, giảm cân, phòng ngừa các biến chứng tiểu đường. Do vậy dựa vào bảng chỉ số đường huyết thực phẩm người bệnh hãy lựa chọn thực phẩm lành mạnh và tránh thực phẩm cần tránh cho người tiểu đường

Từ khóa » Chỉ Số Gi Của Các Loại Thực Phẩm