Bảng Chi Tiết Chỉ Số Siêu âm Thai Theo Từng Ngày Và Từng Tuần, Mẹ ...
Có thể bạn quan tâm
Các mẹ ơi, em mang thai con so nên khi đi khám thai lần đầu, cầm sổ khám mà cứ như người mù chữ ấy. Rồi cũng chẳng biết mình đi khám vậy để làm gì, có hại gì và có thể theo dõi được chỉ số phát triển của con từng ngày không nữa. Sau này, em tìm hiểu từ nhiều nguồn và tổng hợp được một số thông tin cần thiết liên quan đến chuyện siêu âm thai. Đã từng rất lớ ngớ trong chuyện này nên em nghĩ các mẹ khác mang thai lần đầu cũng sẽ rất cần những thông tin này đấy ạ. Các mẹ chịu khó dành thời gian đọc kỹ và theo dõi những chỉ số phát triển hàng ngày của con theo đây nha! Mục đích siêu âm thai là gì? Siêu âm thai sẽ giúp mẹ nắm rõ tình hình phát triển của con trong bụng mẹ, phát hiện những bất thường về bánh nhau, dây rốn, nước ối… và đồng thời tầm soát được những dị tật bẩm sinh. Khi đi siêu âm, mẹ sẽ được bác sĩ sẽ thoa lên bụng một lớp gel, sau đó dùng đầu máy siêu âm để quét qua – quét lại cho đến khi hình ảnh bào thai hiển thị trên màn hình. Căn cứ theo tất cả chỉ số thai hiển thị, bác sĩ sẽ cho biết tình hình sức khỏe của con các mẹ. Những thời điểm quan trọng nào nên đi siêu âm thai? Có khoảng 8 lần cần thiết nhất mẹ nên đi siêu âm trong thai kỳ. Tuy nhiên, trong thai kỳ, có 3 mốc siêu âm thai quan trọng nhất mà các mẹ nên biết: - Từ tuần 12 -14 của thai kỳ: Đây là thời điểm đo khoảng sáng sau gáy nhằm dự đoán một số bất thường nhiễm sắc thể (những bất thường này có thể là nguyên nhân gây bệnh Down, dị dạng tim, chi, thoát vị cơ hoành…). - Từ tuần 21 - 24 của thai kỳ: Các cột sống, hộp sọ, não, tim, phổi, thận, cánh tay và chân của thai nhi ở thời kỳ này đều có thể được nhìn thấy. Ngoài ra, trong giai đoạn này còn có thể phát hiện hầu hết các bất thường về hình thái của thai nhi như sứt môi, hở hàm ếch, dị dạng ở các cơ quan nội tạng. - Từ tuần 30 - 32 của thai kỳ: Những bất thường xuất hiện muộn như bất thường ở động mạch, tim và một vùng cấu trúc não sẽ được bác sĩ siêu âm phát hiện ở thời điểm siêu âm này. Ngoài ra, giai đoạn này còn kiểm tra được cả tình trạng vận chuyển dinh dưỡng của dây rốn, vị trí của nhau thai và tình trạng nước ối (đục hay trong, nhiều hay ít). Nhiều mẹ chắc cũng thắc mắc không biết siêu âm thai có hại cho thai nhi hay không. Nhân đây cũng xin nói rõ các mẹ nắm luôn nha! Hiện nay chưa có nghiên cứu nào khẳng định việc siêu âm có ảnh hưởng không tốt tới thai nhi nhưng cũng đừng quá lạm dụng vì có những vùng cực nhạy với sóng siêu âm như mắt hoặc tuyến sinh dục. Nói chung cứ theo bác sĩ dặn rồi đi siêu âm y vậy là an toàn nha các mẹ! Em thì thấy siêu âm cũng thú vị lắm á. Được ngắm con từng cái chân, cái tay, cái nhắm mắt, cái tung chưởng… trong lòng vui không tả được. Để nắm rõ chỉ số siêu âm thai qua từng tuần và từng ngày, các mẹ có thể theo dõi bảng chi tiết này nha: Ký hiệu chỉ các thông số quan trọng của thai nhi: Sau khi siêu âm, mẹ sẽ nhận được một tờ giấy in kết quả. Trong đó có rất nhiều chỉ số khác nhau được viết tắt. Các mẹ không cần phải hiểu hết cũng được, nhưng có những chỉ số cơ bản các mẹ nắm được sẽ rất có lợi: GSD = Gestinational sac diameter (đường kính túi thai) AC = Abdominal circumference (chu vi bụng) CRL = Crown-rump length (chiều dài đầu-mông) HC = Head circumference (chu vi đầu) BPD = Biparietal diameter (đường kính lưỡng đỉnh) EFW = Estimated Fetal Weight (Cân nặng thai nhi) FL = Femur length (chiều dài xương đùi) CRL: Rown rump length (chiều dài từ đầu mông) BPD: Biparietal diameter (đường kính lưỡng đỉnh) TTD: Đường kính ngang bụng APTD: Đường kính trước và sau bụng AC: Abdominal circumference (chu vi vòng bụng) FL: Femur length (chiều dài xương đùi) GS: Gestational sac diameter (đường kính túi thai) HC : head circumference (chu vi đầu) AF : amniotic fluid (nước ối) AFI : amniotic fluid index (chỉ số nước ối) OFD : occipital frontal diameter (đường kính xương chẩm) BD : binocular distance (khoảng cách hai mắt) CER : cerebellum diameter (đường kính tiểu não) THD : thoracic diameter (đường kính ngực) TAD : transverse abdominal diameter (đường kính cơ hoành) APAD : anteroposterior abdominal diameter (đường kính bụng từ trước tới sau) FTA : fetal trunk cross-sectional area (thiết diện ngang thân thai) HUM : humerus length (chiều dài xương cánh tay) Ulna : ulna length (chiều dài xương khuỷu tay) Tibia : tibia length (chiều dài xương ống chân) Radius: Chiều dài xương quay Fibular: Chiều dài xương mác EFW : estimated fetal weight (khối lượng thai ước đoán) GA : gestational age (tuổi thai) EDD : estimated date of delivery (ngày sinh ước đoán) Alb: Albumin (một protein) trong nước tiểu. HA: Huyết áp. Ngôi mông: Mông em bé ở dưới. Ngôi đầu: Em bé ở vị trí bình thường (đầu ở dưới). MLT: Mổ lấy con. Lọt: Đầu em bé đã lọt vào khung xương chậu. DS: Dự kiến ngày sinh. Fe: Kê toa viên sắt bổ sung. TT:Tim thai. TT(+): Tim thai nghe thấy. TT(-): Tim thai không nghe thấy. BCTC: Chiều cao tử cung. Hb: Mức Haemoglobin trong máu (để kiểm tra xem có thiếu máu không). HAcao: Huyết áp cao. KC: Kỳ kinh cuối. MNT: Mẫu nước tiểu lấy phần giữa (của một lần đi tiểu). NTBT: Không có gì bất thường phát hiện trong nước tiểu. KL: Đầu em bé chưa lọt vào khung xương chậu. Phù: Phù (sưng). Para 0000: Người phụ nữ chưa sinh lần nào (con so). TSG: Tiền sản giật. Ngôi: Em bé ở ví trí xuôi, ngược, xoay trước, sau thế nào. NC: Nhẹ cân lúc lọt lòng. TK: Tái khám. NV: Nhập viện. SA: Siêu âm. KAĐ: Khám âm đạo. VDRL: Thử nghiệm tìm giang mai. HIV(-): Xét nghiệm AIDS âm tính. Những ký tự viết tắt mô tả tư thế nằm của em bé trong tử cung: CCPT: Xương chẩm xoay bên phải, đưa ra đằng trước. CCTT: Xương chẩm xoay bên trái, đưa ra đằng trước. CCPS: Xương chẩm xoay bên phải đưa ra đằng sau. CCTS: Xương chẩm xoay bên trái đưa ra đằng sau. Cách tính trọng lượng thai nhi từ siêu âm Các mẹ dựa vào đường kính ngang bụng để tính trọng lượng thai thì theo công thức: (TAD): Trọng lượng (gam) = 7971 x TAD (mm)/100 – 4995 Ví dụ: TAD = 100mm, thai nhi cân nặng: 7971 – 4995 = 2976g Các mẹ dựa vào số đo đường kính lưỡng đỉnh để tính trọng lượng thai thì theo công thức: (BPD: Trọng lượng (gam) = x 100 Ví dụ: đường kính lưỡng đỉnh 90mm thì thai nhi cân nặng (90 – 60) x 100 = 3kg Nếu các mẹ dựa vào cả 3 số đo (mm) lưỡng đỉnh (BPD), đường kính ngang bụng (TAD), chiều dài xương đùi (FL), trọng lượng thai nhi (Pgam) thì tính theo công thức: Pg = 13,54 x BPD + 42,32 x TAD + 30,53 x FL – 4213,37. Tuy có thể dựa vào kết quả siêu âm để tính tuổi thai nhưng mẹ nhớ siêu âm vẫn có xác suất nha, không tuyệt đối chính xác. Xem thêm các bài viết liên quan tại đây: ‘Rõ từng milimet’ sự lớn lên của thai nhi Những hình ảnh rõ nét nhất về thai nhi từng tuần tuổi “Mẹ ăn gì thai ăn nấy”, đây là 4 nhóm thực phẩm nuôi thai trắng hồng, chân dài, não giàu chất xám Xem thêm clip:
Từ khóa » Chỉ Số Aptd Là Gì
-
Các Chỉ Số Thai Nhi Và Những điều Mẹ Cần Biết
-
Các Chỉ Số Trong Kết Quả Siêu âm Thai | Vinmec
-
Kí Hiệu Về Các Chỉ Số Siêu âm Thai Và Chỉ Số Siêu âm Thai
-
Ý Nghĩa Của Các Chỉ Số Thai Nhi Trong Siêu âm
-
CÁC CHỈ SỐ TRONG KẾT QUẢ SIÊU ÂM THAI
-
Bảng Các Chỉ Số Thai Nhi Theo Tuần Chuẩn WHO Mới Nhất - Huggies
-
Top 14 Chỉ Số Aptd Là Gì
-
Bảng Chỉ Số Thai Nhi Phát Triển Theo Từng Tuần Chi Tiết Cho Mẹ
-
Các Chỉ Số Thai Nhi Và ý Nghĩa Của Các Chỉ Số Quan Trọng Mẹ Nên Biết
-
Siêu âm Thai Và Các Chỉ Số Thai Nhi 37 Tuần - Con Cưng
-
Cực Dễ Cách đọc Kết Quả Siêu âm Thai - Eva
-
Mách Mẹ Cách đọc Chỉ Số Siêu âm Thai Cực Chuẩn
-
Chỉ Số Crl Trong Siêu âm Thai Là Gì? Nó Có ý Nghĩa Gì Trong Sự Phát ...