#Bảng Chiều Cao Cân Nặng Cho Trẻ Chuẩn Quốc Tế Mới Nhất 2021

5/5 - (8 bình chọn)

Sự phát triển của trẻ về chiều cao, cân nặng luôn dành được sự quan tâm to lớn của các bậc phụ huynh. Không ít phụ huynh đau đầu, lo lắng về tình trạng thừa, thiếu cân nặng, chiều cao của trẻ.  Sử dụng bảng chiều cao cân nặng cho trẻ giúp bố mẹ có thể kiểm soát được liệu bé có đang thực sự phát triển tốt? Bé có thừa cân hay thiếu cân, hay đang sở hữu cân nặng bình thường? Bé có quá thấp, nhỏ so với các bạn cùng trang lứa hay đang sở hữu chiều cao vượt trội?

Teky hướng dẫn bạn cách đánh giá cân nặng, chiều cao của trẻ theo tiêu chuẩn của WHO (Tổ chức y tế thế giới).

Nội dung

Toggle
  • Cách đo chiều cao, cân nặng cho trẻ
    • Chiều cao
    • Cân nặng
  • Đánh giá cân nặng, chiều cao của trẻ qua bảng chiều cao cân nặng
    • Hướng dẫn xem bảng cân nặng, chiều cao
    • Bảng cân nặng và chiều cao của bé trai sơ sinh-12 tháng tuổi
    • Bảng cân nặng và chiều cao của bé trai từ 15 tháng-5 tuổi
    • Bảng cân nặng và chiều cao của bé trai từ 6-10 tuổi
    • Bảng cân nặng và chiều cao của bé gái sơ sinh-12 tháng tuổi
    • Bảng cân nặng và chiều cao của bé gái từ 15 tháng-5 tuổi
    • Bảng cân nặng và chiều cao của bé gái từ 6-10 tuổi
  • Yếu tố ảnh hưởng đến chiều cao, cân nặng của trẻ
    • Gen
    • Dinh dưỡng
    • Thói quen sinh hoạt
    • Dinh dưỡng, sức khỏe của mẹ khi mang thai
  • Các biện pháp cải thiện các số đo cho trẻ
    • Chế độ dinh dưỡng
    • Rèn luyện thể thao
    • Đảm bảo chất lượng giấc ngủ
    • Kiểm tra sức khỏe định kỳ
      • Lời kết

Cách đo chiều cao, cân nặng cho trẻ

Chiều cao

Cách đo chiều cao cho trẻ sử dụng bảng đo chiều cao cân nặng
Cách sử dụng bảng chiều cao cân nặng cho bé

– Trẻ dưới 2 tuổi:

  • Cho trẻ nằm ngửa, dọc thước đo.
  • Giữ đầu nhìn thẳng.
  • Kéo thẳng đầu gối.

– Trẻ từ 2 tuổi trở lên:

  • Cởi bỏ giày, dép.
  • Cho trẻ đứng thẳng, đầu, lưng, gót chân dựa vào sát tường.
  • Dùng thước thẳng, dóng từ đầu trẻ vuông góc với tường, đánh dấu.
  • Dùng thước đo từ gót chân trẻ đến vạch đánh dấu trên tường.

>>> Có thể bạn quan tâm: #Thực đơn cho bé 5 tuổi “chuẩn” dinh dưỡng bố mẹ nên biết

Cân nặng

Cách đo cân nặng cho trẻ - đánh giá theo bảng cân nặng
Đánh giá theo bảng chiều cao cân nặng

– Trẻ dưới 2 tuổi:

  • Đặt cân ở mặt phẳng, chỉnh cân về số 0.
  • Cho trẻ nằm hoặc ngồi im lên cân.
  • Ghi chép số cân. Lưu ý: trừ đi khối lượng tã, quần áo trên người trẻ được số cân chính xác (200-400g), nên cho trẻ cân vào buổi sáng khi chưa ăn, đã đi vệ sinh xong.

– Trẻ trên 2 tuổi:

  • Đặt cân ở mặt phẳng, chỉnh cân về số 0.
  • Cho trẻ đứng lên cân.
  • Ghi chép số cân. Lưu ý: nên hạn chế cho trẻ mặc nhiều quần áo, đi giày dép khi cân.

Đánh giá cân nặng, chiều cao của trẻ qua bảng chiều cao cân nặng

Hướng dẫn xem bảng cân nặng, chiều cao

Bạn luôn theo dõi cân nặng, chiều cao của trẻ nhưng băn khoăn không biết con mình có đang phát triển tốt? Việc so sánh với số đo của các bạn cùng trang lứa xung quanh không hẳn một ý kiến hay. Teky giúp bạn so sánh số đo phát triển của trẻ với tiêu chuẩn đánh giá của WHO về chiều cao, cân nặng của bé trai, bé gái từ sơ sinh đến 10 tuổi (Tổ chức y tế thế giới).

– Các kí hiệu cần biết:

-2SD

  • Trong bảng cân nặng là chỉ số thiếu cân, suy dinh dưỡng.
  • Trong bảng chiều cao là chỉ số thấp còi.

TB

  • Chỉ số chiều cao, cân nặng phát triển trung bình, bình thường.

+2SD

  • Trong bảng cân nặng là chỉ số thừa cân, béo phì.
  • Trong bảng chiều cao là chỉ số phát triển vượt trội.

– Cách xem:

  • Tìm tháng, tuổi của trẻ.
  • So sánh số đo của trẻ với số đo tiêu chuẩn.

Bảng cân nặng và chiều cao của bé trai sơ sinh-12 tháng tuổi

Tháng Cân nặng (kg) Chiều cao (cm)
-2SD TB +2SD -2SD TB +2SD
Sơ sinh 2.5 3.3 4.4 46.1 49.9 53.7
1 tháng 3.4 4.5 5.8 50.8 54.7 58.6
2 tháng 4.3 5.6 7.1 54.4 58.4 62.4
3 tháng 5.0 6.4 8.0 57.3 61.4 65.5
4 tháng 5.6 7.0 8.7 59.7 63.9 68.0
5 tháng 6.0 7.5 9.3 61.7 65.9 70.1
6 tháng 6.4 7.9 9.8 63.3 67.6 71.9
7 tháng 6.7 8.3 10.3 64.8 69.2 73.5
8 tháng 6.9 8.6 10.7 66.2 70.6 75.0
9 tháng 7.1 8.9 11.0 67.5 72.0 76.5
10 tháng 7.4 9.2 11.4 68.7 73.3 77.9
11 tháng 7.6 9.4 11.7 69.9 74.5 79.2
12 tháng 7.7 9.6 12.0 71.0 75.7 80.5

Bảng cân nặng và chiều cao của bé trai từ 15 tháng-5 tuổi

Tháng Cân nặng (kg) Chiều cao (cm)
-2SD TB +2SD -2SD TB +2SD
15 tháng 8.3 10.3 12.8 7.6 9.6 12.4
18 tháng 8.8 10.9 13.7 8.1 10.2 13.2
21 tháng 9.2 11.5 14.5 8.6 10.9 14.0
2 tuổi 9.7 12.2 15.3 9.0 11.5 14.8
2,5 tuổi 10.5 13.3 16.9 10.0 12.7 16.5
3 tuổi 11.3 14.3 18.3 10.8 13.9 18.1
3,5 tuổi 12.0 15.3 19.7 11.6 15.0 19.8
4 tuổi 12.7 16.3 21.2 12.3 16.1 21.5
4,5 tuổi 13.4 17.3 22.7 13.0 17.2 23.2
5 tuổi 14.1 18.3 24.2 13.7 18.2 24.9

Bảng cân nặng và chiều cao của bé trai từ 6-10 tuổi

Tháng Cân nặng (kg) Chiều cao (cm)
-2SD TB +2SD -2SD TB +2SD
6 tuổi 15.9 20.5 27.1 106.1 116.0 125.8
6,5 tuổi 16.8 21.7 28.9 108.7 118.9 129.1
7 tuổi 17.7 22.9 30.7 111.2 121.7 132.3
7,5 tuổi 18.6 24.1 32.6 113.6 124.5 135.5
8 tuổi 19.5 25.4 34.7 116.0 127.3 138.6
8,5 tuổi 20.4 26.7 37.0 118.3 129.9 141.6
9 tuổi 21.3 28.1 39.4 120.5 132.6 144.6
9,5 tuổi 22.2 29.6 42.1 122.8 135.2 147.6
10 tuổi 23.2 31.2 45.0 125.0 137.8 150.5

Bảng cân nặng và chiều cao của bé gái sơ sinh-12 tháng tuổi

Tháng Cân nặng (kg) Chiều cao (cm)
-2SD TB +2SD -2SD TB +2SD
Sơ sinh 2.4 3.2 4.2 45.4 49.1 52.9
1 tháng 3.2 4.2 5.5 49.8 53.7 57.6
2 tháng 3.9 5.1 6.6 53.0 57.1 61.1
3 tháng 4.5 5.8 7.5 55.6 59.8 64.0
4 tháng 5.0 6.4 8.2 57.8 62.1 66.4
5 tháng 5.4 6.9 8.8 59.6 64.0 68.5
6 tháng 5.7 7.3 9.3 61.2 65.7 70.3
7 tháng 6.0 7.6 9.8 62.7 67.3 71.9
8 tháng 6.3 7.9 10.2 64.0 68.7 73.5
9 tháng 6.5 8.2 10.5 65.3 70.1 75.0
10 tháng 6.7 8.5 10.9 66.5 71.5 76.4
11 tháng 6.9 8.7 11.2 67.7 72.8 77.8
12 tháng 7.0 8.9 11.5 68.9 74.0 79.2

Bảng cân nặng và chiều cao của bé gái từ 15 tháng-5 tuổi

Tháng Cân nặng (kg) Chiều cao (cm)
-2SD TB +2SD -2SD TB +2SD
15 tháng 7.6 9.6 12.4 72.0 77.5 83.0
18 tháng 8.1 10.2 13.2 74.9 80.7 86.5
21 tháng 8.6 10.9 14.0 77.5 83.7 89.8
2 tuổi 9.0 11.5 14.8 80.0 86.4 92.9
2,5 tuổi 10.0 12.7 16.5 83.6 90.7 97.9
3 tuổi 10.8 13.9 18.1 87.4 95.1 102.7
3,5 tuổi 11.6 15.0 19.8 90.9 99.0 107.2
4 tuổi 12.3 16.1 21.5 94.1 102.7 111.3
4,5 tuổi 13.0 17.2 23.2 97.1 106.2 115.2
5 tuổi 13.7 18.2 24.9 99.9 109.4 118.9

Bảng cân nặng và chiều cao của bé gái từ 6-10 tuổi

Tháng Cân nặng (kg) Chiều cao (cm)
-2SD TB +2SD -2SD TB +2SD
6 tuổi 15.3 20.2 27.8 104.9 115.1 125.4
6,5 tuổi 16.0 21.2 29.6 107.4 118.0 128.6
7 tuổi 16.8 23.4 31.4 109.9 120.8 131.7
7,5 tuổi 17.6 22.6 33.5 112.4 123.7 134.9
8 tuổi 18.6 25.0 35.8 115.0 126.6 138.2
8,5 tuổi 19.6 26.6 38.3 117.6 129.5 141.4
9 tuổi 20.8 28.2 41.0 120.3 132.5 144.7
9,5 tuổi 20.0 30.0 43.8 123.0 135.5 148.1
10 tuổi 20.3 31.9 46.9 125.8 138.6 151.4

Yếu tố ảnh hưởng đến chiều cao, cân nặng của trẻ

Gen

Đứa trẻ sinh ra sở hữu gen di truyền của cả bố và mẹ. Theo các nghiên cứu khoa học, các số đo, lượng mỡ thừa của bố mẹ cũng ảnh hưởng lớn đến các số đo của trẻ. Tuy nhiên, gen di truyền chỉ có khả năng quyết định khoảng 20%.

Dinh dưỡng

Dinh dưỡng đóng vai trò quan trọng đối với sự phát triển các số đo của bé. Bé được cung cấp đầy đủ dinh dưỡng sẽ giúp bé phát triển toàn diện, tốt hơn. Tùy theo từng bé mà nhu cầu dinh dưỡng cũng khác nhau. Cha mẹ hãy tìm hiểu các chất dinh dưỡng nào cần thiết và trẻ nhà mình đang thiếu và cần những chất dinh dưỡng nào. Từ đó, xây dựng thực đơn bồi dưỡng hợp lý cho bé.

>>> Có thể bạn quan tâm: Luyện Tập Thể Dục: Thói Quen Tốt Giúp Ngăn Ngừa Dịch Bệnh!

Thói quen sinh hoạt

Thói quen hoạt động, ăn, uống, ngủ, nghỉ ngơi cũng ảnh hưởng lớn đến sự phát triển các số đo của trẻ. Các hoạt động như: ăn uống quá nhiều đồ ngọt, không ăn rau, ít uống nước, lười hoạt động, thức đêm hoặc ngủ quá nhiều, sử dụng điện thoại thiết bị công nghệ quá nhiều,… là tác nhân gây ảnh hướng xấu đến sức khỏe.

Rèn luyện cho trẻ thói quen sinh hoạt khoa học giúp trẻ khỏe mạnh, phát triển tốt hơn. Bé cần ăn uống đầy đủ dinh dưỡng kết hợp các hoạt động thể dục, thể thao điều độ.

Dinh dưỡng, sức khỏe của mẹ khi mang thai

Khi bé ở trong bụng mẹ là thời kì hình thành và phát triển khung xương, sức khỏe quyết định số đo của trẻ khi ra đời. Thời gian này, bé hấp thụ dinh dưỡng từ mẹ. Sức khỏe và tinh thần của mẹ ảnh hưởng lớn đến sự phát triển. Vì vậy, việc mẹ chú ý ăn uống đầy đủ dinh dưỡng, giữ một tinh thần thoải mái trong suốt thời kỳ mang thai. Bé phát triển tốt từ trong thai kì là nền tảng cho các giai đoạn phát triển tiếp theo.

Các biện pháp cải thiện các số đo cho trẻ

Chế độ dinh dưỡng

Dinh dưỡng cho bé
Dinh dưỡng quyết định các số đo bảng chiều cao cân nặng

Phát triển của trẻ yêu cầu một chế độ dinh dưỡng phù hợp từng giai đoạn:

  1. Sơ sinh: Dinh dưỡng chủ yếu từ sữa mẹ hoặc sữa công thức.
  2. 4-6 tháng tuổi: Trẻ sẽ tiếp tục uống sữa và bắt đầu thử nghiệm với đồ ăn dặm, thường là những thực phẩm có dạng lỏng.
  3. Từ 6 tháng trở lên: Trẻ sẽ chuyển sang ăn những thực phẩm được xay nhuyễn, bao gồm rau củ, hoa quả, và thịt.
  4. Từ 2 tuổi trở lên: Khả năng ăn uống của trẻ càng cải thiện, nên cung cấp đủ chất dinh dưỡng qua 3-4 bữa ăn mỗi ngày, trong đó có 2-3 bữa chính và 1-2 bữa phụ. Bữa ăn cần bao gồm đầy đủ chất xơ, chất đạm, vitamin, và khoáng chất cần thiết. Trong chế độ ăn, nên tập trung vào thực phẩm giàu sắt như gan, trứng, thịt, cá, và bổ sung kẽm từ đậu nành, hàu, sữa, và lòng đỏ trứng. Iot có thể được thêm vào chế độ ăn thông qua phô mai, cá biển, và tảo.

Ngoài việc cung cấp chất dinh dưỡng từ thức ăn, bố mẹ cũng có thể tìm hiểu về các sản phẩm hỗ trợ chức năng giúp thúc đẩy tăng trưởng chiều cao và sức đề kháng cho trẻ. Đối với trẻ thừa cân, cần điều chỉnh chế độ ăn uống bằng cách hạn chế đồ ngọt, đồ dầu mỡ, và thực phẩm chiên nhiều dầu

Rèn luyện thể thao

Rèn luyện thể thao
Cách có bảng chiều cao cân nặng hợp lý

Rèn luyện thể thao giúp cơ thể dẻo dai. Tăng cường quá trình trao đổi chất, chuyển hóa năng lượng, kích thích sự phát triển của trẻ. Hướng dẫn, hình thành thói quen thể dục thể thao cho trẻ là điền thực sự cần thiết. Các môn thể thao hiện nay rất đa dạng: bơi lội, cầu lông, bóng bàn, đá bóng, nhảy dây,… Lựa chọn cho bé môn thể thao vận động phù hợp với sở thích, bé sẽ hào hứng hơn khi tham gia.

Đảm bảo chất lượng giấc ngủ

Một giấc ngủ sâu sẽ cho trẻ một ngày đầy năng lượng. Khi ngủ cũng là thời gian cơ thể nghỉ ngơi và phát triển. Vì vậy, cần đảm bảo một môi trường yên tĩnh, thoáng mát, giúp trẻ ngủ ngon hơn. Đảm bảo số lượng giờ ngủ phù hợp: 8 tiếng cho buổi đêm và 30 phút cho buổi trưa. Việc ngủ quá nhiều, ngủ quá ít đều ảnh hưởng xấu đến sức khỏe. Thoái quen tức khuya là tác nhân gây nên tình trạng béo phì không chỉ ở người lớn mà ở cả trẻ em.

Kiểm tra sức khỏe định kỳ

Kiểm tra sức khỏe định kì 6 tháng một lần là cách để đánh giá đúng về tình trạng phát triển và hiệu quả các biện pháp. Thông qua kết quả kiểm tra, bố mẹ sẽ có những điều chỉnh phù hợp. Thêm vào đó, tiêm phòng đúng thời hạn giúp tăng sức đề kháng, hạn chế đau ốm cho trẻ.

Lời kết

Teky mong rằng với bài viết trên sẽ giúp được các bậc phụ huynh dễ dàng hơn trong đánh giá cân nặng, chiều cao của trẻ. Từ đó, cha mẹ sẽ có những điều chỉnh phù hợp trong quá trình nuôi dạy trẻ.

Bên cạnh tạo môi trường, điều kiện thuận lợi để trẻ sở hữu cân nặng, chiều cao lý tưởng, cần chú trọng phát triển trí tuệ cho bé. Tham khảo mô hình giáo dục STEM tại Học viện công nghệ sáng tạo Teky.

Xem thêm:

#Mô hình giáo dục Việt Nam được tổ chức quốc tế đánh giá cao

Dinh dưỡng & hoạt động phát triển trí não cho trẻ sơ sinh

Từ khóa » Chiều Cao Của Trẻ 7 Tuổi Là Bao Nhiêu