Bảng Chiều Cao, Cân Nặng Chuẩn Của Bé Trai, Bé Gái Theo WHO

1. Quá trình phát triển chiều cao, cân nặng của trẻ

Trước khi biết được chiều cao, cân nặng chuẩn của bé trai, bé gái thì các mẹ nên tìm hiểu qua về quá trình phát triển của trẻ theo các chia sẻ của chuyên gia như sau.

Với những trẻ vừa mới chào đời, cả cân nặng và chiều cao đều tăng lên một cách nhanh chóng. Tiếp đó, cân nặng có thể tăng gấp rưỡi so với giai đoạn vừa ra đời khi trẻ được 1 tuổi. Chiều cao cũng vậy, năm đầu tiên sẽ tăng khoảng 25cm và có thể đạt đến mức 75cm. Đến năm thứ 2, trẻ có thể sẽ tăng thêm khoảng 10cm và đạt ở mức trung bình là 85 đến 86cm. Sau đó, bắt đầu từ 10 tuổi trở đi, sẽ tăng trung bình khoảng 5cm mỗi năm.

Khi trẻ bước đến giai đoạn tiền dậy thì, đây được coi là khoảng thời gian mà trẻ phát triển vượt bậc. Trong khoảng thời gian này, chiều cao của bé sẽ tăng một cách nhanh chóng, những bé gái có khả năng tăng đến 6cm mỗi năm ở độ tuổi từ 9 - 11 còn bé trai có khả năng tăng đến 7cm/năm ở tuổi từ 12 - 14 tuổi.

Nhận xét

Khi trẻ lớn dần lên, so với những năm đầu đời thì khả năng tăng trưởng chiều cao có thể chậm hẳn lại. Do đó, trong khoảng thời gian tăng trưởng trên, việc cung cấp đủ dưỡng chất, năng lượng cho trẻ là điều rất quan trọng nhằm tạo điều kiện dự trữ tốt nhất cho việc tăng vọt ở giai đoạn tiền dậy thì.

Quá trình phát triển chiều cao ở mỗi bé là khác nhau

Quá trình phát triển chiều cao ở mỗi bé là khác nhau

Các bậc cha mẹ thông thường sẽ nghĩ rằng độ tuổi dậy thì là lúc trẻ tăng chiều cao nhiều nhất nhưng thực tế thì không phải như vậy. Thật ra ở tuổi dậy thì, chiều cao của bé sẽ có phần tăng chậm lại chứ không phải phát triển vượt bậc như giai đoạn trước. Thậm chí nhiều trẻ chỉ có thể tăng thêm 1 - 2 cm mỗi năm hoặc có khi không tăng thêm chiều cao nào nữa. Đến độ tuổi từ 23 đến 25 tuổi, cơ thể lúc này sẽ ngừng phát triển chiều cao.

2. Bảng chiều cao, cân nặng chuẩn của bé trai, bé gái theo WHO

Để giúp các bậc cha mẹ có thể theo dõi chính xác quá trình phát triển của con mình. Bác sĩ khuyến cáo các mẹ nên theo dõi qua bảng chiều cao, cân nặng chuẩn của bé trai, bé gái của WHO như sau.

Bảng theo dõi chiều cao, cân nặng của trẻ theo WHO

Bảng theo dõi chiều cao, cân nặng của trẻ theo WHO

3. Các yếu tố ảnh hưởng đến chiều cao, cân nặng của trẻ

Để đạt cân nặng chuẩn bé trai, bé gái như trong bảng nêu trên thì các bậc cha mẹ cần hiểu được các yếu tố ảnh hưởng đến sự phát triển của con mình. Theo chuyên gia, cân nặng và chiều cao của trẻ bị tác động bởi các yếu tố cụ thể sau:

Di truyền

Theo một nghiên cứu chỉ ra rằng những yếu tố như lượng mỡ thừa, cân nặng hay nhóm máu của bố mẹ có tác động đến quá trình phát triển của trẻ lúc được sinh ra. Tuy nhiên đó không phải là yếu tố quyết định, chỉ khoảng 23% yếu tố di truyền là tác động đến sử phát triển của trẻ.

Dinh dưỡng

Chế độ dinh dưỡng là yếu tố từ môi trường sống ở bên ngoài có ảnh hưởng nhiều đến sự phát triển của bé. Nếu trẻ nhà bạn có một chế độ ăn không đủ chất dinh dưỡng cũng như thiếu các dưỡng chất cần thiết thì sẽ làm chậm quá trình phát triển chiều cao và cân nặng. Dẫn đến việc khó đạt được như bảng chiều cao, cân nặng chuẩn bé trai, bé gái theo WHO đã nêu trên.

Xương, răng hoặc các cơ quan các trong cơ thể của trẻ đều chịu tác động của chế độ dinh dưỡng, do đó nếu việc cung cấp bị thiếu sót thì quá trình phát triển của tuổi tiền dậy thì sẽ bị chậm lại.

Nếu muốn con mình có thể phát triển một cách bình thường và khỏe mạnh, thì việc cung cấp đầy đủ dưỡng chất là cần thiết. Chính vì như thế, tùy thuộc vào từng giai đoạn phát triển riêng mà các mẹ nên xây dựng các chế độ dinh dưỡng hợp lý.

Dinh dưỡng là một trong những yếu tố cần thiết ảnh hưởng đến quá trình phát triển chiều cao, cân nặng của trẻ

Dinh dưỡng là một trong những yếu tố cần thiết ảnh hưởng đến quá trình phát triển chiều cao, cân nặng của trẻ

Sức khỏe của mẹ khi mang thai

Sức khỏe, tâm trạng của người mẹ khi mang thai là một trong những yếu tố tác động đến sự phát triển của trẻ. Mẹ bầu thường xuyên căng thẳng có thể sẽ gây ra tình trạng chậm phát triển thể chất và trí tuệ của bé khi được sinh ra.

Bên cạnh đó, để con có thể phát triển một cách bình thường và khỏe mạnh, mẹ bầu cần phải bổ sung đầy đủ những dưỡng chất cần thiết như DHA, Calci, Sắt hay Acid Folic,…

Bệnh lý

Những khuyết tật hay bệnh lý mạn tính nghiêm trọng có thể tác động tiêu cực lên sự phát triển của trẻ. Theo một nghiên cứu mới đây được đăng tải ở Tạp chí Hiệp hội Y khoa Hoa Kỳ, những trẻ đã có tiền sử mắc các bệnh lý như thiếu máu hồng cầu hình liềm thì sẽ thấp bé và nhẹ cân hơn những trẻ khỏe mạnh khác.

Sự quan tâm từ bố mẹ

Những người thường xuyên trông giữ và chăm sóc trẻ cũng là một trong những yếu tố góp phần phát triển cân nặng và chiều cao của trẻ. Sự quan tâm, chăm sóc này có khả năng tác động cả về tinh thần lẫn thể chất cho trẻ.

Tập luyện thể thao

Trẻ em thời hiện đại thường có xu hướng tập trung nhiều vào những thiết bị điện tử thay vì tham gia các hoạt động thể dục thể thao. Tình trạng này nếu kéo dài sẽ gây tác động tiêu cực lên các hệ thần kinh và cơ, xương khớp của trẻ.

Chính vì như thế, các bậc cha mẹ nên khuyến khích con mình vận động nhiều hơn bằng những hoạt động thể thao như bơi lội, đá bóng, chơi cầu lông,… để trẻ có cơ hội phát triển toàn diện. Không những vậy, việc luyện tập này còn hạn chế được nguy cơ thừa cân ở trẻ, từ đó giảm thiểu được các nguy cơ mắc bệnh tim mạch hoặc tiểu đường.

Bơi lội giúp bé phát triển chiều cao tối đa và tìm hiểu cân nặng chuẩn bé trai là thắc mắc của nhiều mẹ

Bơi lội giúp bé phát triển chiều cao tối đa

Ngoài ra, các mẹ cũng phải chú ý đến giấc ngủ của con mình, tránh để trẻ thức khuya vì sẽ ảnh hưởng đến chất lượng giấc ngủ. Để trẻ có thể phát triển toàn diện thì những giấc ngủ sâu là rất quan trọng.

Trên đây là bảng chiều cao, cân nặng chuẩn của bé trai, bé gái được cung cấp bởi Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), và là căn cứ để các mẹ có thể đối chiếu trực tiếp với tình hình thực tế con em mình. Để được tư vấn về chế độ dinh dưỡng cho trẻ hoặc bất kỳ vấn đề nào liên quan đến sức khỏe, hãy liên hệ qua tổng đài 1900 56 56 56 của MEDLATEC để được hỗ trợ.

Từ khóa » Bảng Chiều Cao Cân Nặng Của Trẻ 2 Tuổi