Bảng Chiều Cao Cân Nặng Chuẩn Của Bé Trai, Bé Gái Từ 0 - 5 Tuổi

1. Quá trình phát triển chiều cao, cân nặng của bé

Đối với trẻ sơ sinh, sau khi chào đời, cả chiều cao lẫn cân nặng của bé sẽ tăng lên nhanh chóng. Cho đến khi 1 tuổi, cân nặng của bé có thể gấp rưỡi cân nặng khi mới chào đời. Chiều cao của con trong năm đầu tiên cũng tăng trung bình 25cm và sẽ đạt mức khoảng 75cm. Tới năm thứ hai, bé sẽ có thể tăng thêm 10cm chiều cao và đạt mức trung bình là 85 - 86cm. Từ 10 tuổi trở đi, trung bình trẻ cao thêm 5cm/năm.

Chiều cao chuẩn của bé theo từng độ tuổi giúp mẹ theo dõi sự phát triển của con

Chiều cao chuẩn của bé theo từng độ tuổi giúp mẹ theo dõi sự phát triển của con

Sau đó đến giai đoạn tiền dậy thì, đây có thể coi là thời điểm phát triển vượt bậc của trẻ. Trong thời gian này, con lớn rất nhanh, bé gái có thể tăng chiều cao đến 6cm/năm trong độ tuổi từ 9 - 11, còn bé trai có thể tăng khoảng 7cm/năm trong thời gian từ 12 - 14 tuổi.

Chúng ta thường nghĩ trẻ sẽ tăng chiều cao nhiều nhất vào tuổi dậy thì thế nhưng thực tế thì không như vậy. Trong thời kỳ dậy thì, tốc độ tăng chiều cao của trẻ có phần chậm lại, không được như giai đoạn tiền dậy thì. Nhiều trẻ gần như không tăng thêm chiều cao hoặc chỉ tăng khoảng 1 - 2 cm mỗi năm. Vào khoảng 23 - 25 tuổi, cơ thể sẽ ngừng phát triển chiều cao.

Sự phát triển chiều cao, cân nặng của trẻ cần đạt chuẩn chung

Sự phát triển chiều cao, cân nặng của trẻ cần đạt chuẩn chung

2. Các yếu tố ảnh hưởng đến chiều cao và cân nặng của trẻ

Để có cách chăm sóc con thật tốt và phù hợp, các bậc cha mẹ cần hiểu được những yếu tố ảnh hưởng đến chiều cao và cân nặng của con. Dưới đây là 6 yếu tố tác động chủ yếu đến sự phát triển về chiều cao và cân nặng của trẻ.

2.1. Yếu tố di truyền

Mỗi trẻ sinh ra đều thừa hưởng các đặc điểm di truyền từ cả bố và mẹ. Yếu tố di truyền được cho là là tác động lớn tới sự phát triển về chiều cao và cân nặng của trẻ.

Các nhà nghiên cứu cũng chỉ ra rằng những yếu tố như nhóm máu, cân nặng và lượng mỡ thừa của bố mẹ cũng ảnh hưởng đến sự phát triển của trẻ khi sinh ra. Tuy nhiên đó không phải là tất cả, sự phát triển của trẻ chỉ chịu ảnh hưởng khoảng 23% từ yếu tố di truyền.

2.2. Chế độ dinh dưỡng và môi trường

Những yếu tố từ môi trường sống bên ngoài đặc biệt là chế độ dinh dưỡng có ảnh hưởng rất lớn đến sự phát triển của trẻ nhỏ. Một chế độ ăn thiếu dưỡng chất sẽ khiến trẻ bị suy dinh dưỡng và làm chậm quá trình phát triển về thể chất. Dinh dưỡng tác động lớn đến xương, răng và các cơ quan bên trong cơ thể, nếu không có đủ dưỡng chất trẻ có thể bị chậm phát triển ở tuổi dậy thì và tiền dậy thì,...

Nếu trẻ được cung cấp đủ chất dinh dưỡng cần thiết, trẻ có thể phát triển một cách khỏe mạnh và bình thường. Các bậc cha mẹ cần cho con một chế độ dinh dưỡng hợp lý tùy theo từng giai đoạn. Bên cạnh chế độ dinh dưỡng, một số yếu tố ngoại cảnh như khí hậu hay ô nhiễm môi trường cũng có thể làm ảnh hưởng đến quá trình phát triển của trẻ.

Chế độ dinh dưỡng ảnh hưởng rất lớn đến sự phát triển của trẻ

Chế độ dinh dưỡng ảnh hưởng rất lớn đến sự phát triển của trẻ

2.3. Bệnh lý

Các bệnh lý mạn tính hay các khuyết tật nghiêm trọng hoặc đã từng phẫu thuật sẽ gây ảnh hưởng tiêu cực đến sự phát triển thể chất ở trẻ nhỏ. Những trẻ có tiền sử mắc các bệnh lý như thiếu máu hồng cầu hình lưỡi liềm trong khoảng từ 8 - 19 tuổi thì thường bị thấp bé, nhẹ cân hơn trẻ khỏe mạnh. Bên cạnh đó, sự phát triển sinh lý cũng như sức khỏe sinh sản ở tuổi dậy thì của trẻ vị thành niên cũng sẽ bị ảnh hưởng.

2.4. Sự chăm sóc của người lớn

Dù là cha mẹ hay người thân, người giữ trẻ,... khi chăm sóc thì đều có ảnh hưởng nhất định đến tinh thần, thể chất và cả hành vi của trẻ. Điều này không chỉ quyết định đứa trẻ lớn lên sẽ phát triển thể chất như thế nào mà nó còn quyết định cả mặt hành vi và lối sống của trẻ sau này.

2.5. Sức khỏe mẹ bầu khi mang thai

Một yếu tố vô cùng quan trọng ảnh hưởng đến sự phát triển của trẻ đó chính là tâm trạng, sức khỏe của mẹ trong thời kỳ mang thai. Sự căng thẳng của mẹ bầu có thể dẫn đến chậm phát triển trí tuệ, thể chất ở trẻ khi được sinh ra.

Không chỉ vậy, chế độ ăn uống của mẹ bầu cần có đủ các dưỡng chất thiết yếu như sắt, canxi, axit béo, axit folic hay DHA,... để con có thể phát triển khỏe mạnh và bình thường.

2.6. Nên cho trẻ vận động và tập thể dục thể thao

Một thực tế rất dễ nhận thấy hiện nay đó là tình trạng thức khuya, lười vận động và thường xuyên dán mắt vào màn hình vi tính, smartphone. Chính điều này đã làm ảnh hưởng không nhỏ đến sự phát triển hệ cơ, xương cũng như hệ thần kinh của trẻ. Các bậc cha mẹ nên khuyến khích con tham gia các trò chơi vận động, các môn thể thao tốt cho sức khỏe của trẻ như bơi lội, đạp xe, bóng rổ,...

Đặc biệt là với trẻ bị thừa cân, béo phì, cha mẹ cần phải cho con một chế độ ăn uống và luyện tập phù hợp để lấy lại vóc dáng cân đối, tránh các bệnh tật nguy hiểm như tiểu đường hay bệnh tim mạch ở trẻ thừa cân. Không chỉ vậy, một giấc ngủ sâu và ngon giấc cũng giúp cho trẻ cảm thấy thoải mái, vui vẻ và hỗ trợ phát triển chiều cao, cân nặng và cả trí tuệ nữa.

Khuyến khích trẻ tập luyện thể dục thể thao nâng cao sức khỏe

Khuyến khích trẻ tập luyện thể dục thể thao nâng cao sức khỏe

3. Bảng chiều cao, cân nặng chuẩn

Để biết được bé nhà mình có đạt mức chiều cao, cân nặng chuẩn hay không, cha mẹ có thể tham khảo các bảng sau.

Chiều cao, cân nặng chuẩn của bé trai, bé gái theo tháng tuổi

Chiều cao, cân nặng chuẩn của bé trai, bé gái tiêu chuẩn mà MEDLATEC cung cấp trên hy vọng bài viết đã đem đến cho bạn đọc những thông tin bổ ích. Nếu cần tư vấn thêm, liên hệ với MEDLATEC qua tổng đài tư vấn sức khỏe 1900 56 56 56.

Từ khóa » Bảng Cân Nặng Chuẩn Của Bé Gái Theo Từng Tháng