Bảng Chiều Cao Cân Nặng Chuẩn Của Trẻ Từ 0-18 Tuổi Theo WHO, Việt ...
Có thể bạn quan tâm
MỤC LỤC BÀI VIẾT
- Bảng chiều cao cân nặng chuẩn của bé gái từ 0-18 tuổi
- Bảng chiều cao cân nặng chuẩn của bé trai 0-18 tuổi
- Cách đọc bảng chiều cao cân nặng của trẻ từ 0-18 tuổi chuẩn theo WHO
- Cân nặng và chiều cao trung bình của trẻ em Việt Nam
- Cách đo chiều cao cân nặng của trẻ sơ sinh
- Những yếu tố ảnh hưởng đến quá trình phát triển cân nặng và tăng chiều cao của trẻ
- Câu hỏi thường gặp về cân nặng chiều cao của trẻ
Việc theo dõi bảng chiều cao cân nặng chuẩn của bé trai, bé gái giúp mẹ nắm được quá trình phát triển của con yêu theo từng giai đoạn. Mẹ cần căn cứ vào bảng chiều cao cân nặng của trẻ để theo dõi tình trạng thể chất suy dinh dưỡng hay béo phì để trẻ được khỏe mạnh nhất. Vậy cân nặng, chiều cao của trẻ sơ sinh bao nhiêu là đạt chuẩn WHO, Việt Nam? Cùng Huggies tìm hiểu về bảng chiều cao cân nặng theo từng tháng tuổi và cách đo chiều cao, cân nặng của trẻ.
Dưới đây, Huggies sẽ chia sẻ Bảng chiều cao, cân nặng chuẩn của trẻ dựa trên chuẩn Tài liệu về Chiều cao, cân nặng của trẻ theo Tổ chức Y tế Thế Giới (WHO) Bố mẹ có thể tham khảo để đánh giá sự phát triển của trẻ, biết được trẻ có phát triển tốt hay trẻ chậm tăng cân và chiều cao. Hãy tải hình về và dán ở vị trí dễ thấy để việc theo dõi chiều cao và cân nặng trở nên thuận tiện hơn nhé.
>> Xem thêm:
- Trẻ mấy tháng mặc được bỉm quần? Cách chọn tã quần theo tháng tuổi và cân nặng
- Tã Bỉm Em Bé các loại, đủ kích thước từ sơ sinh đến trên 15kg bán chạy 2024
Bảng chiều cao cân nặng chuẩn của bé gái từ 0-18 tuổi
Chiều cao cân nặng của bé gái từ 0-10 tuổi
Dưới đây là Bảng chuẩn cân nặng, chiều cao theo tuổi của bé gái từ lúc sơ sinh cho đến chiều cao bé gái 10 tuổi. Bố mẹ có thể tải hình ảnh bảng chiều cao cân nặng chuẩn của bé gái lưu về điện thoại để tiện theo dõi sự phát triển của trẻ có tốt không.
Ngoài ra, bố mẹ nên tải thêm biểu đồ so sánh cân nặng theo chiều cao của bé gái để biết thể trạng phát triển của trẻ với cân nặng này sẽ cần cao bao nhiêu và ngược lại.
>> Tham khảo thêm:
- Tã giấy: Hướng dẫn mẹ lựa chọn tã giấy tốt, an toàn cho trẻ sơ sinh
- Tã dán là gì? Thông tin mẹ cần biết và kinh nghiệm mua tã dán an toàn cho bé
- Tã bỉm quần là gì? Các loại tã quần tốt 2024 và cách chọn bỉm quần phù hợp cho trẻ
Bảng tiêu chuẩn cân nặng bé gái từ 0-10 tuổi theo WHO (Nguồn: WHO, Huggies tổng hợp)
Chiều cao cân nặng của bé gái từ 5-18 tuổi
Khi bé gái bắt đầu được 5 tuổi thì để đánh giá thể trạng phát triển tốt sẽ dựa trên chỉ số BMI và so sánh chiều cao bé gái Việt Nam với tiêu chuẩn chiều cao trung bình của thế giới. Trong đó:
BMI = (Cân nặng) / (Chiều cao x Chiều cao)
Cân nặng: Tính bằng kg
Chiều cao: Tính bằng m
Ví dụ: Bé gái 5 tuổi, nặng 18,3kg và cao 1,1m. Ta có cách tính như sau:
BMI =18,3 / (1,1 x 1,1) = 18,3 / 1,21 = 15,1
Đối chiếu chỉ số BMI với bảng chiều cao, BMI dưới đây sẽ thấy được bé gái 5 tuổi đạt BMI là 15,1 và gần bằng mức 15,2 ở cột TB của BMI 5 tuổi là mức phát triển tốt.
>> Tham khảo thêm:
- Nên dùng tã dán hay tã quần? Loại nào tốt? Cách chọn tã phù hợp cho bé
- [HƯỚNG DẪN] Cách đóng bỉm cho trẻ sơ sinh và thay tã đúng CHUẨN
- Hướng dẫn mẹ cách chọn tã bỉm quần nào tốt cho bé, chất lượng và an toàn nhất
Bảng tiêu chuẩn cân nặng bé gái 5-19 tuổi theo WHO (Nguồn: WHO, Huggies tổng hợp)
Bảng chiều cao cân nặng chuẩn của bé trai 0-18 tuổi
Chiều cao cân nặng của bé trai từ 0-10 tuổi
Dưới đây là bảng chiều cao cân nặng theo tuổi của bé trai dựa trên chuẩn WHO từ lúc sơ sinh trẻ 1 tháng tuổi cho đến 10 tuổi. Bố mẹ theo dõi bảng này để đánh giá mức độ tăng trưởng và kịp thời bổ sung dinh dưỡng để trẻ phát triển chiều cao và tăng cân hoàn thiện nhất.
Ngoài ra, bố mẹ nên tải thêm biểu đồ so sánh cân nặng theo chiều cao của bé trai để biết thể trạng phát triển của trẻ với cân nặng này sẽ cần cao bao nhiêu và ngược lại.
>> Xem thêm:
- Chiều cao cân nặng trẻ 1 tuổi bao nhiêu là chuẩn?
- Chiều cao cân nặng trẻ 2 tuổi bao nhiêu là chuẩn?
- Chiều cao cân nặng trẻ 3 tuổi bao nhiêu là chuẩn?
Bảng chiều cao bé trai từ 0-10 tuổi chuẩn WHO (Nguồn: WHO, Huggies tổng hợp)
Chiều cao cân nặng của bé trai từ 5-18 tuổi
Khi bé trai bắt đầu được 5 tuổi thì để đánh giá thể trạng phát triển tốt sẽ dựa trên chỉ số BMI và so sánh chiều cao bé trai Việt Nam với tiêu chuẩn chiều cao trung bình của thế giới. Trong đó:
BMI = (Cân nặng) / (Chiều cao x Chiều cao)
Cân nặng: Tính bằng kg
Chiều cao: Tính bằng m
Ví dụ: Bé trai 5 tuổi, nặng 18,3kg và cao 1,1m. Ta có cách tính như sau:
BMI =18,3 / (1,1 x 1,1) = 18,3 / 1,21 = 15,1
Đối chiếu chỉ số BMI với bảng chiều cao, BMI dưới đây sẽ thấy được bé trai 5 tuổi đạt BMI ở cột TB là mức phát triển tốt.
>> Tham khảo thêm:
- Chiều cao cân nặng trẻ 5 tuổi bao nhiêu là chuẩn?
- [WHO] Bảng chiều cao cân nặng bé trai 0-18 tuổi & kinh nghiệm chăm con
- Bảng chiều cao cân nặng chuẩn của trẻ sơ sinh từ 0 - 12 tháng tuổi
Bảng chiều cao bé trai 5-19 tuổi chuẩn WHO (Nguồn: WHO, Huggies tổng hợp)
Mẹ có biết:
Trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ thường phát triển rất nhanh về cân nặng, chiều cao, do đó khi chuẩn bị những đồ dùng cho trẻ sơ sinh như bỉm cho bé, quần áo,... mẹ nên lựa chọn kỹ lưỡng. Hành trình chăm sóc bé yêu không thể thiếu sự đồng hành của Huggies Skin Perfect! Đây là sản phẩm mới nhất của Huggies, cùng bố mẹ trong hành trình chăm sóc thiên thần nhỏ của gia đình.
Kích ứng da như hăm tã, rôm sảy là một trong những vấn đề thường gặp và gây ảnh hưởng đến sự phát triển toàn diện của bé. Chính vì vậy, việc chọn loại bỉm sơ sinh chất lượng để bảo vệ làn da nhạy cảm của bé sơ sinh rất quan trọng! Thay thế cho dòng tã dán sơ sinh tràm trà, Huggies Skin Perfect đã được nâng cấp với nhiều cải tiến mới. Đây là chiếc tã đầu tiên tại Việt Nam sở hữu công nghệ DUAL ZONE với 2 vùng thấm hút riêng biệt cho phân và nước tiêu. Tã giúp giảm các tác nhân gây kích ứng da và duy trì pH trên da bé > Tham khảo: Trẻ sơ sinh bị khò khè: Cách nhận biết, nguyên nhân và hướng xử lý
Bảng BMI chiều cao cân nặng của trẻ từ 5 - 15 tuổi:
PHÂN LOẠI | WHO BMI (kg/m²) | IDI & WPRO BMI (kg/m²) |
---|---|---|
Cân nặng thấp (gầy) | < 18.5 | < 18.5 |
Bình thường | 18.5 - 24.9 | 18.5 - 22.9 |
Thừa cân | 25 | 23 |
Tiền béo phì | 25 - 29.9 | 23 - 24.9 |
Béo phì độ I | 30 - 34.9 | 25 - 29.9 |
Béo phì độ II | 35 - 39.9 | 30 |
Béo phì độ III | > 40 | > 40 |
>> Xem thêm bài viết “Tháp dinh dưỡng cho trẻ” giúp bố mẹ chuẩn bị thực đơn với liều lượng các nhóm chất để trẻ phát triển tăng chiều cao và tăng cân tốt.
Tuổi | BMI trung bình bé trai | BMI trung bình bé gái |
---|---|---|
5 tuổi | 15.3 | 15.2 |
6 tuổi | 15.3 | 15.3 |
7 tuổi | 15.5 | 15.4 |
8 tuổi | 15.7 | 15.7 |
9 tuổi | 16.0 | 16.1 |
10 tuổi | 16.4 | 16.6 |
11 tuổi | 16.9 | 17.2 |
12 tuổi | 17.5 | 18.0 |
13 tuổi | 18.2 | 18.8 |
14 tuổi | 19.0 | 19.6 |
15 tuổi | 19.8 | 20.2 |
16 tuổi | 20.5 | 20.7 |
17 tuổi | 21.1 | 21.0 |
18 tuổi | 21.7 | 21.3 |
>> Gợi ý các bí quyết giúp trẻ tăng chiều cao, cân nặng tốt: Các giai đoạn vàng phát triển chiều cao của trẻ mẹ nên biết
Cân nặng và chiều cao trung bình của trẻ em Việt Nam
Theo cuộc điều tra vào tháng 4/2021, Viện dinh dưỡng Quốc Gia Việt Nam đã công bố kết quả Tổng điều tra dinh dưỡng toàn quốc 2019- 2020:
(Hiện tại tới năm 2023, Viện dinh dưỡng Quốc Gia chưa tổ chức lại cuộc điều tra diện rộng về chiều cao của trẻ em Việt Nam.)
- Chiều cao trung bình của nam giới 18 tuổi: Đạt 168,1 cm (năm 2020), tăng 3,5 cm so với năm 2010 (164,4 cm).
- Chiều cao trung bình của nữ giới 18 tuổi: Đạt 156,2 cm (năm 2020), đã tăng 1,4 cm so với năm 2010 (154,8 cm).
Chiều cao trung bình | Nam | Nữ |
---|---|---|
Việt Nam | 168,1 cm | 156,2 cm |
Thế Giới | 176,1 cm | 163,1 cm |
Chênh lệch chiều cao giữa Việt Nam và Thế Giới | 8 cm | 6,9 cm |
Tỷ lệ chênh lệch | -4.54% | -4.23% |
Bảng so sánh mức chiều cao của Nam và Nữ của Việt Nam so với mức chiều cao tiêu chuẩn của Thế Giới theo tổ chức Y tế Thế Giới WHO (Số liệu của cuộc điều tra diện rộng mới nhất diễn ra năm 2020). Nhìn bảng so sánh, chiều cao cân nặng tiêu chuẩn của trẻ em và thanh thiếu niên Việt Nam theo cuộc điều tra gần nhất năm 2020 là thấp hơn khoảng -4.5% so với tiêu chuẩn chiều cao trung bình của thế giới.
Song song đó, tỷ lệ béo phì ở trẻ em Việt Nam tăng mạnh từ 8,5% (năm 2010) lên 19% (năm 2020). Điều này cảnh báo bố mẹ cần cân bằng các nhóm chất, khẩu phần ăn theo tháp dinh dưỡng từng độ tuổi sẽ giúp trẻ phát triển toàn diện và tránh các nguy cơ béo phì.
Ngoài những yếu tố di truyền, theo Bác sĩ Nguyễn Phước Mỹ Linh, chiều cao của bé còn phụ thuộc:
Môi trường: Vận động hoạt động thể lực + Cung cấp Calci: 500 – 600 mL sữa mỗi ngày, không nhất thiết là sữa giàu Calci, loại nào cũng tốt vì sữa rất giàu Calci + Cung cấp đủ Vitamin D: giúp cơ thể hấp thu Calci vào cơ thể bằng cách cho bé phơi nắng 30 phút/ ngày trước 8 giờ sáng hoặc bổ sung vitamin D 400-600ui/ ngày (aquadetrim 1-2 giọt). Bạn có thể cho bé đi tắm biển, hồ bơi rất tốt cho bé tăng chiều cao.
Bác sĩ Nguyễn Phước Mỹ Linh, Bác sĩ Chuyên khoa 2, ngành Nội nhi, bệnh viện Nhi Đồng 1 TP.HCM
Cách đo chiều cao cân nặng của trẻ sơ sinh
Nguyên tắc đo chiều cao trẻ sơ sinh (chiều dài)
- Với bé dưới 2 tuổi: Đầu tiên, mẹ đặt bé nằm trên mặt phẳng, dọc theo thước đo. Tiếp theo, giữ đầu bé nhìn thẳng lên trần, kéo thẳng đầu gối bé. Sau đó, mẹ tiến hành ghi chỉ số chiều cao cả số chẵn và số lẻ.
- Với bé từ 2 tuổi trở lên: Mẹ cần đặt thước đo thẳng, vuông góc với sàn nhà, vạch số 0 nằm sát sàn. Sau đó, cho bé đứng thẳng, quay lưng về tường, chân tạo hình chữ V. Mẹ lưu ý không cho bé mang dép, và chú ý các bộ phận đầu - lưng - vai - mông - bắp chân - gót chân của bé đều được dựa sát tường. Dùng thanh trượt, thước hoặc tấm bảng mỏng áp sát đỉnh đầu. Cuối cùng ghi lại kết quả chiều cao cả số chẵn và số lẻ.
>> Xem thêm: Cách tính chiều cao, cân nặng chuẩn theo WHO
Nguyên tắc đo chiều cao trẻ sơ sinh (Nguồn: Sưu tầm)
Nguyên tắc đo cân nặng trẻ sơ sinh
- Trước khi cân, mẹ lưu ý nên cân trẻ sơ sinh vào buổi sáng, khi trẻ chưa có ăn gì, đã đi tiểu và đại tiện, đồng thời mẹ cũng cần bỏ bớt quần áo, tã trên người của trẻ ra.
- Mẹ nên sử dụng cân điện tử để có số chính xác nhất và đặt cân ở nơi bằng phẳng, đồng hồ cân phải rõ ràng, dễ theo dõi và đảm bảo chỉnh cân về số 0 trước khi cho trẻ lên cân.
- Mẹ hãy đặt trẻ nằm ngửa hoặc ngồi yên giữa cân, không cử động, sau đó, mẹ ghi lại các chỉ số cân nặng chẵn và lẻ.
Nguyên tắc đo cân nặng trẻ sơ sinh (Nguồn: Sưu tầm)
Một số lưu ý đo cân nặng trẻ sơ sinh
- Khi đo cân nặng của trẻ sơ sinh, để kết quả chuẩn xác nhất thì mẹ nên đo vào buổi sáng, lúc bé chưa ăn gì và sau khi bé đi tiểu hoặc đại tiện nhé.
- Mẹ đừng quên trừ trọng lượng của quần áo và tã (khoảng 200-400 gram).
- Trong vòng một năm đầu, Huggies khuyên mẹ nên cân bé mỗi tháng một lần và ghi lại để đối chiếu với bảng cân nặng chuẩn của trẻ sơ sinh.
- Khi còn sơ sinh, chiều cao và cân nặng bé trai thường sẽ nhỉnh hơn cân nặng bé gái nên mẹ không cần quá lo lắng đâu nhé!
- Nên ưu tiên sử dụng loại cân điện tử để có chỉ số chính xác nhất.
>> Xem thêm: Review các loại bỉm cho trẻ sơ sinh chống hăm, thấm hút tốt nhất hiện nay
Những yếu tố ảnh hưởng đến quá trình phát triển cân nặng và tăng chiều cao của trẻ
1. Gen di truyền chiều cao từ bố mẹ
Theo các nhà nghiên cứu, trẻ được thừa hưởng hầu hết gen của bố và mẹ. Vì vậy, di truyền được coi là một trong những yếu tố có ảnh hưởng khá lớn đến chiều cao và cân nặng trẻ sơ sinh. Yếu tố di truyền quyết định khoảng 23% chiều cao của trẻ.
Bên cạnh đó, theo American Journal of Human Biology, cân nặng, nhóm máu và lượng mỡ thừa trong cơ thể của bố và mẹ cũng có tác động đến sự phát triển thể chất ở trẻ sơ sinh.
>> Tham khảo: Sự phát triển của trẻ sơ sinh theo từng tháng tuổi
2. Sức khỏe của mẹ trong khi mang thai và cho con bú
Trong thời gian từ khi mang thai đến khi cho con bú, mẹ và bé có một sự kết nối rất mạnh. Sức khỏe và tâm lý của mẹ trong thời kỳ này cũng là yếu tố quyết định cho sự phát triển về cân nặng, chiều cao và các vấn đề khác của bé.
Về mặt sức khỏe, nếu mẹ được bổ sung đầy đủ chất trong bữa ăn hàng ngày sẽ có được nguồn sữa mẹ chất lượng, giúp bé có sức đề kháng tốt cũng như hệ cơ xương chắc chắn khi hấp thụ. Cân nặng, chiều cao trẻ em nhờ vậy cũng sẽ tốt hơn. Mẹ có thể tham khảo bổ sung thêm canxi cho bà bầu, sắt cho bà bầu, dha cho bà bầu,...
Về mặt tâm lý, khi mẹ có tâm trạng vui vẻ và thường xuyên thư giãn, bé sẽ có tâm lý ổn định hơn. Ngược lại, nếu mẹ luôn căng thẳng, bé sinh ra có thể gặp vấn đề về sức khỏe thể chất, tinh thần và kỹ năng vận động, ảnh hưởng đến cân nặng và chiều cao.
Ngoài ra, mật độ xương của trẻ cũng sẽ được phát triển rất tốt nếu trẻ ngủ đúng giờ và đủ giấc. Từ đó, trẻ sẽ có được chiều cao tốt nhất trong độ tuổi tương ứng.
Mẹ cần chú ý đến sức khỏe và dinh dưỡng để giúp bé tăng cân và cao lớn hơn khi bé sinh ra (Nguồn: Sưu tầm)
3. Sự chăm sóc của bố mẹ
Đối với trẻ từ khi mới sinh cho đến giai đoạn dậy thì, sự gần gũi, hoạt động vui chơi và giáo dục từ bố mẹ hoặc người chăm sóc trẻ sơ sinh trực tiếp ảnh hưởng lớn đến thể chất, tinh thần cũng như hành vi, cảm xúc của trẻ (theo Viện quốc gia về Sức khỏe trẻ em và Sự phát triển con người, Mỹ).
>> Tham khảo: Nhiệt độ phòng & Cách chăm sóc trẻ sơ sinh mùa đông A-Z
4. Các bệnh lý nghiêm trọng
Chiều cao cân nặng của trẻ bị ảnh hưởng rất lớn từ các bệnh lý mạn tính hay khuyết tật nghiêm trọng. Những bé từng trải qua những cuộc phẫu thuật lớn thường sẽ gặp phải vấn đề về phát triển thể chất.
Theo Tạp chí Hiệp hội Y khoa Quốc gia Hoa Kỳ, trẻ em bị bệnh thiếu máu hồng cầu hình liềm (một dạng thiếu máu di truyền do không có đủ các tế bào hồng cầu khỏe mạnh để mang đầy đủ oxy trong cơ thể) từ 8 – 19 tuổi thường nhẹ cân và thấp hơn so với các bạn đồng trang lứa.
>> Tham khảo: Cách tăng sức đề kháng cho trẻ khỏe mạnh: Sữa, Thuốc, Thực phẩm
5. Chế độ dinh dưỡng tốt giúp tăng chiều cao và môi trường xung quanh
Sau khi dứt sữa mẹ, trẻ cần cần được cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng để đảm bảo có được chiều cao và cân nặng tốt nhất trong thời gian phát triển sau này (theo nghiên cứu của Đại học Liên hợp quốc tại Nhật Bản).
Một số chất quan trọng có thể kể đến như canxi cho bé, vitamin D, chất xơ, thuốc sắt cho bé, magie,… Các chất này sẽ giúp trẻ có được khung xương chắc chắn, mật độ xương đầy đủ để cải thiện tăng cân nặng, tăng chiều cao và kích thước các cơ quan trong cơ thể. Ngoài ra, nếu trẻ sống trong một môi trường bị ô nhiễm không khí, nguồn nước hay tiếng ồn, thì sự phát triển thể chất cũng sẽ bị ảnh hưởng.
>> Tham khảo:
- Thực đơn cho bé 1 tuổi biếng ăn đủ chất, giúp bé tăng cân
- 20 thực đơn cho bé 2 tuổi đủ dinh dưỡng, giúp tăng cân và chiều cao
- Thực đơn cho bé 3 tuổi bổ dưỡng giúp bé tăng cân và chiều cao
6. Tập luyện thể thao tăng chiều cao
Việc trẻ tiếp xúc quá sớm với điện thoại thông minh, máy tính bảng, tivi khiến cho trẻ có xu hướng ít vận động, thích ngồi một chỗ. Nhiều trẻ hình thành thói quen thức khuya từ khi còn rất nhỏ. Việc này có ảnh hưởng không tốt đến thể chất lẫn tinh thần của trẻ.
Thay vì để trẻ mải mê ngồi xem hoạt hình, chơi game, bố mẹ có thể cùng với trẻ tham gia các môn thể thao vận động giúp cải thiện chiều cao, cân nặng như bóng đá, bóng rổ, bóng chuyền, bơi lội,…
Những yếu tố ảnh hưởng đến cân nặng chiều cao của trẻ sơ sinh (Nguồn: Sưu tầm)
Câu hỏi thường gặp về cân nặng chiều cao của trẻ
Trẻ 1 tuổi cân nặng bao nhiêu?
Theo bảng cân nặng trẻ sơ sinh, trẻ 1 tuổi có cân nặng đạt chuẩn trong khoảng 8.9 đến 10.4 kg. Cụ thể, bé gái 1 tuổi có cân nặng từ 8.9 đến 10.1 kg, trong khi bé trai 1 tuổi nặng từ 8.9 đến 10.4 kg. Trong giai đoạn từ 0 đến 6 tháng tuổi, mức tăng cân trung bình của trẻ thường dao động từ 125 g đến 600 g mỗi tuần.
10 tuổi nặng bao nhiêu là chuẩn nữ?
Một bé gái 10 tuổi có cân nặng trung bình khoảng 31.9 kg. Tuy nhiên, các bé gái khác ở độ tuổi này có thể nặng từ 23.9 đến 46.2 kg và vẫn được coi là khỏe mạnh, do sự khác biệt lớn về cân nặng giữa trẻ em ở độ tuổi này.
Hy vọng thông tin về bảng chiều cao cân nặng của trẻ theo chuẩn WHO đã giúp bố mẹ có thêm kiến thức để theo dõi con đã lớn khôn. Để biết thêm thông tin về chiều cao và cân nặng của trẻ sơ sinh, mẹ đừng ngần ngại đặt câu hỏi tại Góc chuyên gia của HUGGIES để được các bác sĩ tư vấn, giải đáp thắc mắc. Hoặc tham khảo chuyên mục Chăm Sóc Bé. Huggies chúc bé luôn khỏe mạnh và duy trì chiều cao, cân nặng chuẩn để mẹ được yên tâm!
>> Nguồn tham khảo:
- https://www.who.int/tools/child-growth-standards/standards
- https://www.who.int/tools/child-growth-standards/standards/weight-for-length-height
- https://www.babycenter.com/baby/baby-development/average-weight-and-growth-chart-for-babies-toddlers-and-beyo_10357633
Bố mẹ tìm kiếm nhiều nhất:
Huggies newborn, tã dán Huggies size s, tã dán Huggies size m, tã dán Huggies size l, tã dán Huggies size xl, miếng lót sơ sinh Huggies, tã quần Huggies size m, tã quần Huggies size l, tã quần Huggies size xl, tã quần Huggies size xxl, tã dán Huggies platinum, tã quần Huggies platinum
Từ khóa » Chieu Cao Can Nang Tre 8 Thang
-
Bảng Chiều Cao, Cân Nặng Chuẩn Của Trẻ 0 – 12 Tháng Tuổi
-
Trẻ 8 Tháng ăn Gì để Phát Triển Chiều Cao, Cân Nặng? - Vinmec
-
Bé Trai 8 Tháng Tuổi Nặng Bao Nhiêu Kg? - Vinmec
-
10+ Thắc Mắc Cân Nặng Bé 8 Tháng, Chiều Cao, Dinh Dưỡng & Giấc Ngủ
-
Bảng Chiều Cao Cân Nặng Của Trẻ Theo độ Tuổi - Hello Bacsi
-
Cân Nặng Và Chiều Cao Của Trẻ 8 Tháng Tuổi – Những Món ăn Dặm ...
-
Chiều Cao Cân Nặng Chuẩn Của Trẻ Trong Năm đầu Tiên Là Bao Nhiêu?
-
Bảng đo Chiều Cao Cân Nặng Của Trẻ Chuẩn Nhất Từ Các Chuyên Gia ...
-
Bảng Chiều Cao Cân Nặng Của Trẻ Từ 0 đến 10 Tuổi Chuẩn WHO
-
Bảng Chiều Cao, Cân Nặng Của Trẻ Theo Từng độ Tuổi Chuẩn WHO
-
Bảng Chiều Cao Cân Nặng Của Trẻ Từ 0 -18 Tuổi Theo WHO - Fitobimbi
-
Mách Nhỏ Bé 8 Tháng Bao Nhiêu Kg Là đạt Chuẩn - Mamamy
-
Bảng Chiều Cao Và Cân Nặng Chuẩn Của Trẻ Từ 0-18 Tuổi ... - Doppelherz