Bảng Chiều Cao Cân Nặng Chuẩn Từ 2 – 20 Tuổi

Chiều cao và cân nặng là hai yếu tố quan trọng quyết định ngoại hình của trẻ khi trưởng thành, giúp trẻ có những lợi thế nhất định trong cuộc sống. Bảng chiều cao cân nặng trong bài viết dưới đây sẽ giúp cha mẹ nắm được mức chuẩn để có kế hoạch chăm sóc sức khỏe tối ưu.

Trẻ em và thanh thiếu niên còn trong giai đoạn phát triển thể chất sẽ có những thay đổi không ngừng về chiều cao và cân nặng. Kết quả này cũng có sự khác biệt ở cùng một độ tuổi phụ thuộc vào chế độ dinh dưỡng, vận động, thời gian ngủ nghỉ, môi trường sống… của trẻ. Vậy, cách tính mức chuẩn của hai yếu tố này như thế nào? Cùng tham khảo bài viết sau đây của Khỏe Đẹp Là Vàng ngay nhé.

Bảng chiều cao cân nặng chuẩn

Bảng chiều cao cân nặng chuẩn

Yếu tố ảnh hưởng đến chiều cao và cân nặng của trẻ

Sức khỏe mẹ bầu trong quá trình mang bầu

Trẻ đã hình thành các cơ quan xương khớp ngay từ trong bụng mẹ để có chiều dài cơ thể và cân nặng nhất định khi chào đời. Trách nhiệm của người mẹ ở thời gian mang thai đòi hỏi các phương pháp đầu tư về dinh dưỡng, đảm bảo con có đủ dưỡng chất cần thiết để nuôi dưỡng cơ thể. Mẹ lưu ý ăn uống lành mạnh, tránh các chất kích thích, đồng thời giữ tâm lý thoải mái, hạn chế nguy cơ mắc bệnh trong thai kỳ.

Bệnh tật

Tình trạng cơ thể cũng là điều kiện để trẻ đạt được tốc độ tăng trưởng tối ưu cả về chiều cao và cân nặng. Trẻ có sức đề kháng yếu, thường xuyên bệnh tật sẽ khó hấp thụ dinh dưỡng, khả năng vận động kém, ngủ không ngon giấc. Ngoài ra, những trẻ mắc bệnh cần điều trị thuốc gây ra những biến đổi chất trong cơ thể, vô tình cản trở quá trình phát triển bình thường về thể chất.

Môi trường xung quanh

Môi trường sống bao gồm khí hậu, nguồn nước… tác động đến sự tăng trưởng về chiều cao và cân nặng của trẻ. Cụ thể, nếu trẻ sống ở khu vực có nguồn nước bẩn, không khí ô nhiễm, thường xuyên có tiếng ồn… thì trẻ rất dễ mắc bệnh. Ngoài ra, môi trường này khiến trẻ khó tham gia các hoạt động thể chất ngoài trời, khả năng rèn luyện bị hạn chế làm cho xương khớp bị kìm hãm phát triển.

Môi trường sống lành mạnh giúp con yêu đạt chuẩn bảng chiều cao cân nặng của trẻ em

Môi trường sống lành mạnh giúp con yêu đạt chuẩn bảng chiều cao cân nặng của trẻ em

Cách tra cứu chiều cao cân nặng của trẻ

Chiều cao và cân nặng của trẻ liên tục tăng trưởng trong 18 – 20 năm đầu đời. Ở từng độ tuổi, các chuyên gia y tế từ WHO đều đã nghiên cứu và thống kê mức chuẩn. Dưới đây là cách tra cứu theo bảng chiều cao cân nặng của trẻ theo WHO giúp cha mẹ thuận tiện hơn trong việc tra cứu và đối chiếu với kết quả thể trạng hiện tại của con yêu.

Cách tra cứu chiều cao cân nặng của bé từ 0 – 5 tuổi

Trẻ trong giai đoạn tuổi này đang thích nghi với cuộc sống bên ngoài, trẻ cũng có thời gian phát triển mạnh mẽ ở 3 năm đầu đời và ổn định hơn ở 2 năm sau. Nếu chỉ số cân nặng và chiều cao của con nằm dưới mức tối thiểu so với bảng chiều cao cân nặng của trẻ sơ sinh đồng nghĩa với cơ thể trẻ đang thấp bé, nhẹ cân. Đây cũng là độ tuổi mà trẻ dễ bị suy dinh dưỡng, cha mẹ cần có cách chăm sóc hợp lý và cân bằng.

Cân đo chuyên dụng chính xác để so sánh bảng chiều cao cân nặng chuẩn của bé sơ sinh

Cân đo chuyên dụng chính xác để so sánh bảng chiều cao cân nặng chuẩn của bé sơ sinh

Cách tra cứu chiều cao cân nặng của bé 5 – 15 tuổi

Trong khoảng thời gian này có độ tuổi dậy thì của trẻ – thời điểm “vàng” phát triển thể chất, đặc biệt là chiều cao. Do đó, chiều cao của con có thể tăng mạnh trong thời gian ngắn, trong đó có 1 – 2 năm đạt đỉnh với tốc độ 8 – 15cm/năm. Ngoài theo dõi bảng chiều cao cân nặng chuẩn của trẻ em, cha mẹ cần chú ý đến tỷ lệ chiều cao – cân nặng được tính bằng BMI dựa trên công thức BMI = cân nặng / (chiều cao)2 (Cân nặng: kg; Chiều cao: mét).

Cách tra cứu chiều cao cân nặng của bé từ 15 – 18 tuổi

Đây là giai đoạn cuối của dậy thì, tốc độ tăng đã chậm hơn và có thể ngừng hẳn ở một số trường hợp, đặc biệt là nữ giới. Cơ thể lúc này đã có sự hoàn thiện nhất định về khung xương, và hình thành cơ bắp. Cha mẹ tiếp tục theo dõi chỉ số BMI và có thể hướng dẫn cho con tự theo dõi cơ thể và phát triển ý thức chăm sóc sức khỏe khoa học.

Cách đo chiều cao chuẩn cho các bé

Cách đo chiều cao chuẩn cho bé dưới 2 tuổi

Đối với trẻ dưới 2 tuổi, cha mẹ nên đo chiều cao cho con bằng cách đặt con nằm ngửa, duỗi thẳng tay chân. Mẹ lưu ý giữ cho đầu, đầu gối của con thẳng, mặt song song với trần nhà, một đầu thước đo nằm ở đầu của con, đầu thước còn lại ở gót chân. Hiện nay, có một số loại thước đo chuyên dụng giúp mẹ dễ dàng đo được kết quả chính xác. Bên cạnh đó, mẹ cũng cần đối chiếu với bảng chiều cao cân nặng của trẻ sơ sinh để đảm bảo con đang đạt tốc độ tăng trưởng tối ưu.

Cách đo chiều cao chuẩn cho bé trên 2 tuổi

Trẻ trên 2 tuổi đã có thể đứng vững nên cha mẹ đo chiều cao cho con bằng loại thước đo phổ biến cho người trưởng thành. Bằng cách cho con đứng sát vào thước đo, lưng, chân và cổ giữ thẳng, bạn sẽ kiểm tra được kết quả chính xác về chiều cao của trẻ. Mẹ lưu ý cho con đo vào buổi sáng sớm, con không mang theo giày dép hay mũ nón. Mẹ có thể ghi lại kết quả này theo mẫu bảng đo chiều cao cân nặng của trẻ em, đo theo mốc thời gian 1 – 3 tháng để theo dõi tiến trình tăng trưởng.

Trẻ trên 2 tuổi có thể đo chiều cao dễ dàng bằng thước đo bình thường

Trẻ trên 2 tuổi có thể đo chiều cao dễ dàng bằng thước đo bình thường

Cách đo cân nặng chuẩn của trẻ từ sơ sinh đến 18 tuổi

Việc đo cân nặng của trẻ em dễ dàng hơn so với chiều cao. Có nhiều loại cân nặng mà cha mẹ có thể tin dùng một loại phù hợp với gia đình và đảm bảo độ chính xác. Sau khi đọc cân nặng của con, mẹ cần so sánh với bảng đo chiều cao cân nặng trẻ em để kiểm tra con đã đạt chuẩn mức cân nặng chưa.

Đối với trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ dưới 5 tuổi, cha mẹ có thể sử dụng loại cân chuyên dụng cho trẻ em. Ngoài ra, bảng chiều cao cân nặng của trẻ sơ sinh cũng có sự khác biệt, mẹ lưu ý đo 1 lần/tháng để kiểm tra tốc độ tăng liên tục của con. Mức cân nặng này ảnh hưởng đến khả năng phát triển chiều cao của con nên cần được theo dõi cẩn thận, đảm bảo con đang có thể trạng tốt, sẵn sàng để cao lớn vượt trội.

Đối với trẻ trên 10 tuổi, sự cân bằng giữa cân nặng và chiều cao mang đến vóc dáng lý tưởng. Kiểm tra cân nặng thường xuyên giúp trẻ nắm được tỷ lệ cơ thể hiện tại, đồng thời có kế hoạch cân bằng dinh dưỡng và tập luyện để đạt được cân nặng chuẩn.

Bảng chiều cao cận nặng chuẩn WHO cho thai nhi

Bảng chiều cao cận nặng chuẩn WHO cho thai nhi từ 8-20 tuần tuổi

Tuần tuổi thai nhi Chiều cao Cân nặng
Tuần thứ 8 1.6 cm 1 gr
Tuần thứ 9 2.3 cm 2 gr
Tuần thứ 10 3.1 cm 4 gr
Tuần thứ 11 4.1 cm 7 gr
Tuần thứ 12 5.4 cm 14 gr
Tuần thứ 13 7.4 cm 23 gr
Tuần thứ 14 8.7 cm 43 gr
Tuần thứ 15 10.1 cm 70 gr
Tuần thứ 16 11.6 cm 100 gr
Tuần thứ 17 13 cm 140 gr
Tuần thứ 18 14.2 cm 190 gr
Tuần thứ 19 15.3 cm 240 gr
Tuần thứ 20 16.4 cm 300 gr

Bảng chiều cao cận nặng chuẩn WHO cho thai nhi từ 21-32 tuần tuổi

Tuần tuổi thai nhi Chiều cao Cân nặng
Tuần thứ 21 25.6 cm 360 gr
Tuần thứ 22 27.8 cm 430 gr
Tuần thứ 23 28.9 cm 501 gr
Tuần thứ 24 30 cm 600 gr
Tuần thứ 25 34.6 cm 660 gr
Tuần thứ 26 35.6 cm 760 gr
Tuần thứ 27 36.6 cm 875 gr
Tuần thứ 28 37.6 cm 1005 gr
Tuần thứ 29 38.6 cm 1153 gr
Tuần thứ 30 39.9 cm 1319 gr
Tuần thứ 31 41.1 cm 1502 gr
Tuần thứ 32 42.4 cm 1702 gr

Bảng chiều cao cận nặng chuẩn WHO cho thai nhi từ 33 đến 40 tuần tuổi

Tuần tuổi thai nhi Chiều cao Cân nặng
Tuần thứ 33 43.7 cm 1918 gr
Tuần thứ 34 45 cm 2146 gr
Tuần thứ 35 46.2 cm 2383 gr
Tuần thứ 36 47.4 cm 2622 gr
Tuần thứ 37 48.6 cm 2859 gr
Tuần thứ 38 49.8 cm 3083 gr
Tuần thứ 39 50.7 cm 3288 gr
Tuần thứ 40 51.2 cm 3462 gr

Bảng chiều cao cân nặng chuẩn theo độ tuổi chuẩn WHO

Bảng chiều cao cân nặng chuẩn từ 0 – 23 tháng

THÁNG NỮ NAM
Cân nặng Chiều cao Cân nặng Chiều cao
0 tháng 3,2 kg 49,1 cm 3,3 kg 47,9 cm
1 tháng 4,2 kg 53,7 cm 4,5 kg 52,7 cm
2 tháng 5,1 kg 57,1 cm 5,6 kg 56,4 cm
3 tháng 5,8 kg 59,8 cm 6,4 kg 59,3 cm
4 tháng 6,4 kg 62,1 cm 7 kg 61,7 cm
5 tháng 6,9 kg 64 cm 7,5 kg 63,7 cm
6 tháng 7,3 kg 65,7 cm 7,9 kg 65,4 cm
7 tháng 7,6 kg 67,3 cm 8,3 kg 66,9 cm
8 tháng 7,9 kg 68,7 cm 8,6 kg 68,3 cm
9 tháng 8,2 kg 70,1 cm 8,9 kg 69,6 cm
10 tháng 8,5 kg 71,5 cm 9,2 kg 70,9 cm
11 tháng 8,7 kg 72,8 cm 9,4 kg 72,1 cm
12 tháng 8,9 kg 74 cm 9,6 kg 73,3 cm
13 tháng 9,5 kg 75,1 cm 9,9 kg 76,9 cm
14 tháng 9,7 kg 76,4 cm 10,1 kg 77,9 cm
15 tháng 9,9 kg 77,7 cm 10,3 kg 79,2 cm
16 tháng 10,2 kg 78,4 cm 10,5 kg 80,2 cm
17 tháng 10,4 kg 79,7 cm 10,7 kg 81,2 cm
18 tháng 10,6 kg 80,7 cm 10,9 kg 82,2 cm
19 tháng 10,8 kg 81,7 cm 11,2 kg 83,3 cm
20 tháng 11 kg 82,8 cm 11,3 kg 84 cm
21 tháng 11,3 kg 83,5 cm 11,5 kg 85 cm
22 tháng 11,5 kg 84,8 cm 11,7 kg 86,1 cm
23 tháng 11,7 kg 85,1 cm 11,9 kg 86,8 cm

Bảng chiều cao cân nặng chuẩn từ 2 – 20 tuổi

TUỔI NỮ NAM
Cân nặng Chiều cao Cân nặng Chiều cao
2 tuổi 12 kg 85,5 cm 12,5 kg 86,8 cm
3 tuổi 14,2 kg 94 cm 14 kg 95,2 cm
4 tuổi 15,4 kg 100,3 cm 16,3 kg 102,3 cm
5 tuổi 17,9 kg 107,9 cm 18,4 kg 109,2 cm
6 tuổi 19,9 kg 115,5 cm 20,6 kg 115,5 cm
7 tuổi 22,4 kg 121,1 cm 22,9 kg 121,9 cm
8 tuổi 25,8 kg 128,2 cm 25,6 kg 128 cm
9 tuổi 28,1 kg 133,3 cm 28,6 kg 133,3 cm
10 tuổi 31,9 kg 138,4 cm 32 kg 138,4 cm
11 tuổi 36,9 kg 144 cm 35,6 kg 143,5 cm
12 tuổi 41,5 kg 149,8 cm 39,9 kg 149,1 cm
13 tuổi 45,8 kg 156,7 cm 45,3 kg 156,2 cm
14 tuổi 47,6 kg 158,7 cm 50,8 kg 163,8 cm
15 tuổi 52,1 kg 159,7 cm 56 kg 170,1 cm
16 tuổi 53,5 kg 162,5 cm 60,8 kg 173,4 cm
17 tuổi 54,4 kg 162,5 cm 64,4 kg 175,2 cm
18 tuổi 56,7 kg 163 cm 66,9 kg 175,7 cm
19 tuổi 57,1 kg 163 cm 68,9 kg 176,5 cm
20 tuổi 58 kg 163,3 cm 70,3 kg 177 cm

Một vài lưu ý khi đo chiều cao và cân nặng của bé

Một vài lưu ý khi mẹ đo cân nặng của bé

👉 Con không mang trên người các loại quần áo, phụ kiện nặng như giày dép, balo…

👉 Trừ đi lượng quần áo của con (200 – 400 gram)

👉 Cân lúc con đã đi tiểu hoặc chưa ăn uống gì

👉 Theo dõi cân nặng của con mỗi tháng một lần và đối chiếu với bảng chiều cao cân nặng chuẩn của trẻ em để có hướng cải thiện.

Mẹ cần làm gì khi đo chiều cao của bé?

👉 Yêu cầu con bỏ giày dép, mũ khi đo chiều cao

👉Đo vào buổi sáng khi con vừa thức dậy để đảm bảo mức độ chính xác

👉 Trẻ sơ sinh dưới 3 tuổi nên đo chiều dài cơ thể ở tư thế nằm ngửa

👉 Kết quả chiều cao ở trẻ em có sự chênh lệch ít nhiều ở từng độ tuổi, các bé trai sẽ có chiều cao nhỉnh hơn một chút so với bé gái cùng tuổi.

👉 Luôn so sánh kết quả của con so với mức chuẩn trên bảng chiều cao cân nặng trẻ em để xác định tình hình cơ thể của con.

Làm thế nào để trẻ đạt chiều cao cân nặng chuẩn?

Áp dụng chế độ dinh dưỡng khoa học

Dinh dưỡng rất quan trọng với cả chiều cao và cân nặng. Trẻ muốn tăng chiều cao cần bổ sung đầy đủ các nhóm chất: Tinh bột, đạm, chất béo, vitamin và khoáng chất. Trong đó, xương cần nhiều canxi, collagen (type 2 là chủ yếu), vitamin D, K, magie, photpho, kẽm, sắt… để phát triển.

Để có mức cân nặng phù hợp với chiều cao, cha mẹ cần cân bằng dinh dưỡng bằng những cách như:

👉 Bổ sung nhiều chất xơ trong chế độ ăn.

👉 Giảm lượng chất béo nạp vào cơ thể (hạn chế đồ ăn ngọt, thực phẩm chế biến sẵn, nước ngọt có ga…)

👉 Ăn nhiều trái cây và rau củ để bổ sung thêm vitamin.

Thường xuyên tập thể dục, thể thao

Vận động là hình thức rèn luyện thân thể tốt nhất. Ngoài tác dụng nâng cao sức khỏe tổng thể, trẻ thường xuyên tập thể dục hoặc chơi thể thao sẽ nhanh chóng phát triển chiều cao. Thói quen vận động còn kích thích cơ thể sản sinh hormone tăng trưởng một cách tự nhiên, cải thiện giấc ngủ và cũng tăng cường khả năng hấp thụ dinh dưỡng.

Ngoài hỗ trợ xương phát triển, việc tập luyện còn giúp trẻ điều chỉnh cân nặng bằng cách loại bỏ lượng mỡ thừa, đồng thời săn chắc cơ bắp để cân đối vóc dáng. Các bài tập kéo giãn xương, yoga, nhảy dây, chạy bộ, tập xà đơn… hay bộ môn thể thao bơi lội, cầu lông, bóng chuyền, bóng rổ… sẽ giúp trẻ chăm sóc thể chất tốt hơn.

tap-the-duc-giup-tre-tang-chieu-cao-nhanh

30 – 45 phút là thời gian tập luyện lý tưởng mỗi ngày của trẻ

Điều chỉnh tư thế đúng chuẩn

Tư thế đứng, ngồi hay nằm hằng ngày ảnh hưởng đến sức khỏe xương khớp, đặc biệt là cột sống. Tư thế chuẩn không chỉ giúp trẻ trông cao hơn bình thường mà còn duy trì sự chắc khỏe ở hệ xương. Do đó, trẻ cần được duy trì các tư thế chính xác để tạo điều kiện tăng trưởng thuận lợi.

Uống đủ nước mỗi ngày

Nước đóng vai trò như chất truyền dẫn, tham gia vào hầu hết quá trình vận chuyển chất trong cơ thể. Nước được xem như chất bôi trơn, giúp khớp hoạt động linh hoạt. Lượng nước bạn tiêu thụ ảnh hưởng đến mức độ hoạt động của xương bởi xương khỏe mạnh chứa khoảng 31% nước (gần 1/3 cấu trúc xương).

Nhiều nghiên cứu cho thấy rằng uống nhiều nước hơn có thể có lợi cho việc giảm cân cũng như duy trì mức cân nặng lý tưởng. Uống nước làm tăng lượng calo đốt cháy, đồng thời tăng tỷ lệ trao đổi chất. Như vậy, nước giúp cơ thể chuyển hóa năng lượng toàn diện hơn, các chất bổ sung đến cơ quan đích và cũng tăng cường đào thải độc tố.

Đối với trẻ còn trong giai đoạn phát triển, bạn có thể tính nhu cầu nước hằng ngày theo công thức: Số cân nặng (kg) x 0,03 lít nước. Ngoài nước lọc, mẹ có thể bổ sung thêm nước canh, nước trái cây… Thời điểm uống nước lý tưởng nhất bao gồm: Buổi sáng sau khi thức dậy, trước bữa ăn 30 phút, sau khi ăn 15 phút, trong và sau khi luyện tập, nửa buổi sáng, nửa buổi chiều…

Ngủ đúng giờ, đủ giấc

Khi trẻ rơi vào trạng thái ngủ sâu giấc, tuyến yên sẽ tiết ra lượng hormone tăng trưởng nhiều nhất trong ngày. Lúc này, cơ thể tiến hành đào thải độc tố, trao đổi chất mạnh mẽ, đặc biệt hơn 90% sự phát triển ở xương diễn ra khi bạn ngủ. Do đó, một giấc ngủ ngon là điều kiện thuận lợi để trẻ ăn uống ngon miệng, nâng cao hiệu suất tập luyện và sẵn sàng phát triển về thể chất.

Sử dụng các sản phẩm bổ sung

Xu hướng sử dụng các thực phẩm bổ sung nhằm mục đích cải thiện chiều cao hay cân nặng đang trở thành một thói quen tốt hằng ngày của nhiều gia đình. Cha mẹ có thể lựa chọn một loại sản phẩm bổ sung dưỡng chất đúng với mục đích, đảm bảo các tiêu chí:

👉 Thành phần tối ưu, đúng công dụng.

👉 Nguồn gốc, xuất xứ rõ ràng, có thể kiểm tra thông tin sản phẩm bằng mã vạch, QR

👉 Nhận được nhiều phản hồi tích cực thì người dùng.

👉 Được chứng nhận an toàn, chất lượng bởi các tổ chức uy tín.

san-pham-bo-sung-giup-tre-tang-chieu-cao

Trẻ có thể sử dụng viên uống bổ sung nhằm cải thiện chiều cao, cân nặng

Đánh giá viên uống tăng chiều cao NuBest Tall

Những thói quen cần tránh để giúp trẻ tăng chiều cao

Sử dụng chất kích thích

Trong rượu, bia, thuốc lá… chứa các chất độc hại khi vào cơ thể sẽ gây ra những phản ứng tiêu cực như biến đổi chất, tăng đào thải chất dinh dưỡng… Các loại chất kích thích này sẽ kìm hãm sự tăng trưởng chiều cao, trường hợp nặng có thể kéo theo các tình trạng bệnh lý nguy hiểm. Trẻ cần tránh xa nếu muốn tăng chiều cao hiệu quả.

Lười vận động

Trong cuộc sống hiện đại, trẻ dễ bị hấp dẫn bởi các trò chơi điện tử, tivi, điện thoại di động… Trẻ trở nên thụ động hơn, chân tay thiếu linh hoạt, xương bị đè nén và không có điều kiện tái tạo hay kéo dài. Một số biểu hiện khác của những trẻ này bao gồm: Hay cáu gắt, lầm lì, ít nói…

Trẻ lười vận động cũng khó hoạt bát trong cuộc sống thường ngày, mất tập trung trong học tập, dễ thừa cân, béo phì. Mẹ cần chú ý áp dụng chế độ tập luyện cho con, khuyến khích trẻ tham gia các hoạt động ngoài trời, không để con ngồi một chỗ quá lâu.

Thức khuya

Thói quen thức khuya có hại cho tinh thần và thể chất của trẻ. Trẻ dễ thức khuya bởi nhiều lý do như căng thẳng học tập, thường xuyên sử dụng điện thoại (nhất là trước giờ ngủ), ăn quá no… Thời gian ngủ không đảm bảo sẽ khiến trẻ ăn uống thất thường, không có năng lượng hoạt động, xương không có đủ điều kiện để phát triển.

Thường xuyên ăn vặt

Các món ăn vặt thường được trẻ yêu thích, tuy nhiên hàm lượng dinh dưỡng của các món ăn này không được đảm bảo. Thức ăn chế biến sẵn cũng không thể đảm bảo chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm. Trẻ thường xuyên ăn vặt dễ béo phì, rối loạn hệ tiêu hóa, ảnh hưởng tiêu cực đến các cơ quan khác của cơ thể…

Sai tư thế

Các tư thế sai có khả năng gây chèn ép xương khớp, cơ, dây thần kinh… kìm hãm khả năng phát triển. Trẻ liên tục thực hiện sai tư thế có thể bị cong vẹo cột sống, xương chậu đau nhức… Lúc này, xương không được nâng đỡ sẽ khó lòng kéo giãn để tăng trưởng chiều cao.

Dinh dưỡng thiếu cân bằng

Cuộc sống càng bận rộn, cha mẹ càng khó có thể chăm sóc dinh dưỡng cho con đầy đủ và khoa học. Sự thiếu cân bằng trong dinh dưỡng là một trong những tác nhân gây nên tình trạng thấp còi ở trẻ. Ví dụ, nếu chỉ bổ sung canxi mà thiếu collagen type 2 thì cấu trúc xương khó lòng vững chắc. Hoặc trường hợp bổ sung đủ canxi nhưng thiếu vitamin D thì cơ thể cũng khó hấp thụ, thậm chí có thể đào thải.

thuc-an-nhanh-anh-huong-xau-den-chieu-cao-cua-tre

Ăn nhiều thức ăn nhanh là thói quen không tốt cần điều chỉnh

Một số câu hỏi liên quan đến chiều cao cân nặng của trẻ

Tiêu chuẩn bảng chiều cao cân nặng của trẻ em dựa trên cơ sở nào?

Tiêu chuẩn này được xây dựng và tính toán bởi các chuyên gia y tế, dựa trên:

👉 Chiều cao/cân nặng của bé theo từng độ tuổi

👉 Cân nặng dựa vào chiều cao

👉 Chỉ số BMI theo từng độ tuổi

👉 Chu vi vòng đầu/cánh tay của trẻ sơ sinh

👉 Tốc độ tăng chiều cao của trẻ dựa trên mức cân nặng

👉 Giới tính của trẻ.

Đo chu vi vòng đầu để xác định bảng đo chiều cao cân nặng của trẻ sơ sinh

Đo chu vi vòng đầu để xác định bảng đo chiều cao cân nặng của trẻ sơ sinh

Bảng chiều cao cân nặng của trẻ em Việt Nam có gì khác?

Mỗi quốc gia đều có một loại bảng chiều cao cân nặng chuẩn của trẻ em khác nhau. Sở dĩ là do tốc độ phát triển, thói quen ăn uống, đầu tư dinh dưỡng, hoạt động thể chất… khác nhau ở từng khu vực, vùng lãnh thổ. Vì vậy, bảng chiều cao cân nặng của trẻ em Việt Nam cũng được xây dựng dựa trên tình hình phát triển chung của trẻ em, nghiên cứu phác đồ tăng trưởng phù hợp với người Việt.

Nên kiểm tra cân nặng, chiều cao của trẻ theo chu kỳ như thế nào?

👉 Trẻ từ dưới 6 tháng tuổi: Cân đo 1 lần/tháng

👉 Trẻ 6 – 12 tháng tuổi: Cân đo 1 lần/2 tháng

👉 Trẻ trên 1 tuổi: Cân đo 1 lần/3 tháng

Với chu kỳ này, cha mẹ có thể theo dõi thể chất của trẻ tốt hơn, đủ để kiểm chứng những thay đổi của con so với mức chuẩn bảng chiều cao và cân nặng của trẻ. Ngoài ra, đây cũng là thời gian hợp lý để xác định mức độ hiệu quả của các phương pháp chăm sóc sức khỏe đang áp dụng.

Tại sao bé gái tăng trưởng chậm hơn bé trai?

Giới tính là một trong những yếu tố ảnh hưởng đến khả năng phát triển thể chất của trẻ em và thanh thiếu niên. Qua đó, các bé trai sẽ phát triển mạnh mẽ hơn, mức tăng lên nhiều hơn các bé gái, thời gian dậy thì cũng có sự khác biệt. Do đó, việc các bé gái tăng trưởng chậm hơn bé trai là điều bình thường, cha mẹ xem bảng chiều cao cân nặng trẻ em theo giới tính và độ tuổi để hiểu hơn về vấn đề này.

Theo dõi bảng chiều cao cân nặng của trẻ em giúp cha mẹ kịp thời xác định tình trạng thể chất của con và có kế hoạch chăm sóc phù hợp. Hãy nhanh chóng áp dụng các phương pháp mà chúng tôi vừa chia sẻ, đồng thời tránh xa thói quen sinh hoạt thiếu lành mạnh để trẻ sớm đạt chiều cao tốt, cân nặng lý tưởng nhé.

📌📌📌 Tham Khảo Thêm: Top 18 loại thuốc tăng chiều cao tốt nhất hiện nay  sua-nubest-tall-6-trong-1

Từ khóa » Tiêu Chuẩn Cân Nặng Bé Gái 12 Tuổi