Bảng Chiều Cao Cân Nặng Của Trẻ Trên 10 Tuổi Chính Xác Nhất 2022

Bảng chiều cao cân nặng của trẻ trên 10 tuổi là căn cứ quan trọng giúp bố mẹ theo dõi được tình trạng thể chất của trẻ. Từ bảng này, bố mẹ sẽ có những điều chỉnh phù hợp về chế độ dinh dưỡng, rèn luyện thân thể để giúp trẻ phát triển một cách toàn diện nhất. Hãy cùng Dầu tràm Tiên Ông theo dõi bài viết dưới đây để tìm hiểu một cách chi tiết và chính xác nhất.

Bang chieu cao can nang cua tre tren 10 tuoi

Nội dung chính

  • I. Bảng chiều cao cân nặng cho trẻ trên 10 tuổi
  • II. Hướng dẫn chi tiết cách đo chiều cao và cân nặng của trẻ
    • 1. Đo chiều cao
    • 2. Đo cân nặng
  • III. Cách tính chỉ số BMI – chỉ số chiều cao cân nặng chuẩn
  • IV. Cân nặng chiều cao có phải là “thước đo” duy nhất của trẻ em khỏe mạnh?
  • V. Một số yếu tố ảnh hưởng đến chiều cao của trẻ
    • 1. Gen di truyền
    • 2. Sự chăm sóc của bố mẹ
    • 3. Sức khỏe của mẹ trong thời kỳ mang thai
    • 4. Dinh dưỡng và môi trường
    • 5. Bệnh lý
    • 6. Vận động
  • VI. Làm thế nào để biết chiều cao của trẻ còn phát triển hay không?
  • VII. Một số cách giúp trẻ cải thiện chiều cao
    • 1. Chế độ dinh dưỡng
    • 2. Vận động, thể thao
    • 3. Ngủ sớm 
    • 4. Tránh xa các chất kích thích
    • 5. Kiểm soát cân nặng
    • 6. Tiếp xúc với ánh nắng mặt trời
    • 7. Hạn chế nước ngọt có gas
    • 8. Không ăn đồ ngọt, thức ăn nhiều dầu mỡ
    • 9. Không mặc đồ quá chật
    • 10. Không ăn quá mặn
  • VIII. Một số lưu ý khi đo chiều cao và cân nặng của trẻ
  • IX. Các câu hỏi liên quan đến chiều cao cân nặng của trẻ trên 10 tuổi
    • 1. Tiêu chuẩn bảng chiều cao cân nặng của trẻ dựa trên cơ sở nào?
    • 2. Bảng chiều cao cân nặng của trẻ em Việt Nam có khác gì hay không?
    • 3. Chu kỳ kiểm tra cân nặng, chiều cao của trẻ 
    • 4. Tại sao bé gái thường tăng trưởng chậm hơn bé trai?

I. Bảng chiều cao cân nặng cho trẻ trên 10 tuổi

Theo các bác sĩ, các chuyên gia dinh dưỡng, khi trẻ trong độ tuổi từ 10 – 18, bố mẹ cần theo dõi chỉ số cân nặng và chiều cao của con thường xuyên nhằm:

  • Nắm bắt tình trạng phát triển để điều chỉnh chế độ dinh dưỡng, rèn luyện sức khỏe của trẻ cho phù hợp
  • Phát hiện sớm những bất thường trong quá trình phát triển của trẻ, từ đó tham khảo ý kiến bác sĩ, các chuyên gia dinh dưỡng để thay đổi chế độ chăm sóc trẻ phù hợp

Dưới đây là bảng chỉ số chiều cao cân nặng chuẩn theo khuyến nghị của Tổ chức y tế thế giới WTO:

Bang chieu cao can nang cua tre tren 10 tuoi

Theo bảng chiều cao cân nặng trẻ trên 10 tuổi phía trên, có thể thấy giai đoạn từ trẻ từ 13 – 18 là độ tuổi phát triển nhanh về thể chất. Bên cạnh đó, sự phát triển của hai giới nam – nữ cũng có sự khác biệt.

Các bé gái thường có sự tăng trưởng chiều cao và cân nặng khá chậm. Trung bình mỗi năm cân nặng tăng từ 4 – 5kg trong giai đoạn 10 – 15 tuổi; giai đoạn 15 – 18 mỗi năm tăng khoảng 1kg . Trong khi đó, chiều cao sẽ có xu hướng tăng nhanh trong giai đoạn từ 10 – 14 tuổi, mỗi năm tăng khoảng 4 – 5cm; từ 14 – 18 tuổi tăng khoảng 1 – 2cm mỗi năm. Đến 17 – 18 tuổi chiều cao sẽ chững lại và đa số các bé gái không thể cao thêm nữa.

Các bé trai có sự phát triển cân nặng và chiều cao nhanh hơn các bé gái. Cân nặng tăng đều qua hằng năm, mỗi năm tăng khoảng 4 – 6kg. Chỉ số chiều cao cũng tăng đều, từ năm 10 – 14 tuổi, mỗi năm tăng 5 – 7cm; giai đoạn 14 – 18 tuổi tăng khoảng 2 – 3cm.

Nhìn chung, sự tăng trưởng chiều cao và cân nặng của trẻ từ 1 – 18 tuổi không giống nhau qua mỗi năm. Do đó, cha mẹ cần theo dõi chi tiết, ghi lại và đối chiếu giữa các năm để nắm được toàn diện sự phát triển của trẻ.

II. Hướng dẫn chi tiết cách đo chiều cao và cân nặng của trẻ

Mỗi giai đoạn phát triển của trẻ, bạn nên đo chiều cao và cân nặng một cách chi tiết và đối chiếu với bảng chiều cao cân nặng của trẻ trên 10 tuổi. Sau đây là hưóng dẫn cách đo chiều cao và cân nặng cho trẻ mà bạn có thể áp dụng:

1. Đo chiều cao

Sử dụng thước thước dây, thước gỗ hoặc nếu dùng loại thước rời thì cần cố định thước vào tường. Vạch số 0 của thước để sát với sàn nhà. 

Trẻ cần bỏ giầy dép, mũ nón để có kết quả đo chuẩn xác nhất. Khi đo, bố mẹ điều chỉnh con đứng thẳng, các bộ phân đầu, vai, mông, chân…. áp sát tường, hai tay để xuôi hai bên và mắt nhìn thẳng. Sử dụng thước áp sát đỉnh đầu, vuông góc với thước đo và ghi lại chỉ số chiều cao của trẻ.

2. Đo cân nặng

Trước khi đo cân nặng, bạn cần cho trẻ cởi áo khoác, giầy dép, không mang những vật có trọng lượng nặng để kết quả cân nặng được chuẩn nhất. Bên cạnh đó, bạn có thể để bé đi vệ sinh trước khi cân và nên chọn cân điện tử để có độ chính xác cao hơn, tránh sai kết quả đo.

III. Cách tính chỉ số BMI – chỉ số chiều cao cân nặng chuẩn

Bang chieu cao can nang cua tre tren 10 tuoi

Ngoài bảng chiều cao cân nặng thì bạn có thể sử dụng chỉ số BMI để theo dõi sự phát triển của trẻ. Chỉ số BMI áp dụng cho cả nam lẫn nữ và đây là căn cứ quan trọng giúp đánh giá cân nặng, chiều cao của trẻ có phù hợp hay chưa để có những điều chỉnh phù hợp.

Công thức tính: BMI = số cân nặng (kg) / chiều cao (mét). Cách nhận biết chỉ số BMI của cơ thể là:

  • BMI < 18.5 : Người gầy
  • BMI = 18,5 – 24.9: Bình thường
  • BMI = 25: Thừa cân
  • BMI = 25 – 29.9: Tiền béo phì
  • BMI = 30 – 34.9: Béo phì cấp độ I
  • BMI = 35 – 39.9: Béo phì cấp độ II
  • BMI = 40: Béo phì cấp độ III

IV. Cân nặng chiều cao có phải là “thước đo” duy nhất của trẻ em khỏe mạnh?

Bang chieu cao can nang cua tre tren 10 tuoi

Mặc dù việc theo dõi chiều cao và cân nặng của trên 10 tuổi rất quan trọng nhưng hai chỉ số này lại không phải là “thước đo” duy nhất để đánh giá tình trạng triển của trẻ. 

Nếu trẻ hơi thiếu cân, thừa cân, thiếu chiều cao một chút thì cũng không thể kết luận trẻ kém phát triển hoặc béo phì. Do vậy, bạn nên kết hợp đánh giá chiều cao, cân nặng với một số chỉ số khác như: chỉ số BMI, chỉ số vận động…để có kết quả toàn diện và chính xác nhất.

Theo tổ chức y tế thế giới WTO, bạn có thể đánh giá sự phát triển của trẻ ở một số khía cạnh khác như: phát triển vận động, phát triển toàn diện, cân đối và yếu tố di truyền. 

V. Một số yếu tố ảnh hưởng đến chiều cao của trẻ

Bang chieu cao can nang cua tre tren 10 tuoi

Hiểu biết về những yếu tố ảnh hưởng đến chiều cao của trẻ giúp cha mẹ có phương pháp nuôi con tốt nhất, có thể tác động vào một số yếu tố để bé phát triển cao lớn, nặng cân hơn.

1. Gen di truyền

Gen di truyền ảnh hưởng khoảng 23% chiều cao của trẻ, còn lại do nhiều yếu tố khác chi phối. Đây là yếu tố không thể thay đổi được, không thể tác động đến gen để làm tăng chiều cao của trẻ.

2. Sự chăm sóc của bố mẹ

Sự quan tâm, chăm sóc của bố mẹ, ông bà, người giữ trẻ có tác động lớn đến cả tinh thần lẫn thể chất của trẻ. Theo một số nghiên cứu, trẻ có được chăm sóc tốt từ bố mẹ sẽ phát triển chiều cao nhanh hơn.

3. Sức khỏe của mẹ trong thời kỳ mang thai

Trong quá trình mang thai, dinh dưỡng và sức khỏe của mẹ ảnh hưởng trực tiếp đến sự phá triển của thai nhi. Nếu người mẹ cung cấp đủ các dưỡng chất quan trọng cho con thì khi con sinh sẽ phát triển khỏe mạnh hơn. Ngược lại, trẻ sinh thiếu tháng hoặc không đủ dinh dưỡng sẽ ảnh hưởng đến sự phát triển chiều cao sau này.

4. Dinh dưỡng và môi trường

Để trẻ đạt được chiều cao như mong muốn, bạn nên cho trẻ ăn uống đủ chất, lành mạnh và không ăn những đồ ăn có hại. Dinh dưỡng sẽ tác động đến mật độ xương, kích thích tăng trưởng chiều cao. Bên cạnh đó, bạn cũng cần chú ý đến các yếu tố khác như: khí hậu, môi trường sống để thể chất của trẻ phát triển khỏe mạnh nhất.

5. Bệnh lý

Các bệnh lý ở trẻ hoặc tiền sử từng phẫu thuật sẽ ảnh hưởng đến chiều cao của trẻ. Trẻ mắc các bệnh lý mãn tính sẽ làm chậm quá trình phát triển của trẻ, chiều cao tăng so với bạn bè cùng trang lứa.

6. Vận động

Các trò chơi vận động như đá cầu, đá bóng, bơi lội…rất có lợi cho việc phát triển thể chất của trẻ. Vận động giúp hệ cơ xương khớp phát triển, chiều cao của trẻ được cải thiện.

VI. Làm thế nào để biết chiều cao của trẻ còn phát triển hay không?

Việc trẻ có thể cao thêm nữa hay không phụ thuộc vào độ tuổi của xương. Nếu tuổi lớn hơn tuổi xương thì điều đó cho thấy trẻ chậm phát triển còn nếu tuổi nhỏ hơn tuổi xương thì cho thấy trẻ phát triển sớm.

Bạn có thể thấy rõ sự tăng trưởng và phát triển của trẻ qua bài kiểm tra tuổi xương: nếu sụn biểu mô chưa đóng thì có hy vọng tăng trưởng; nếu sụn biểu bì đã đóng thì chiều cao gần như sẽ không còn phát triển nữa. Thông thường sau 20 tuổi, chiều cao gần như không phát triển nữa

VII. Một số cách giúp trẻ cải thiện chiều cao

Bang chieu cao can nang cua tre tren 10 tuoi

Chiều cao là yếu tố có thể can thiệp được nếu cha mẹ theo dõi bảng chiều cao cân nặng của trẻ. Do đó, nếu nhận thấy trẻ kém phát triển hơn so với bạn thì cha mẹ có thể tác động bằng những cách sau đây:

1. Chế độ dinh dưỡng

Một chế độ dinh dưỡng hợp lý cho trẻ cần bổ sung đủ lượng chất đạm, canxi và các loại sữa giúp tăng trưởng chiều cao.

Bổ sung lượng đạm cần thiết: Đạm giúp phát triển thể chất và chiều cao, có trong một số thực phẩm như: thịt lợn, các loại đậu, cá…. Đồ ăn nhiều đạm nên chiếm 14 – 15% khẩu phần ăn trẻ nạp vào cơ thể mỗi ngày.

Canxi: Cung cấp đủ canxi giúp tăng mật độ xương, giúp xương chắc khỏe và tránh các bệnh xương khớp sau này. Mỗi ngày bé cần khoảng 1000 -1200mg canxi.

Các loại sữa tăng chiều cao: Đây là nguồn chưa một lượng lớn canxi, vitamin D và các khoáng chất có lợi cho xương, thúc đẩy phát triển chiều cao. 

2. Vận động, thể thao

Rèn luyện thể thao kích thích cơ thể sản sinh nhiều hormon tăng trưởng, thúc đẩy chiều cao ở trẻ. Tuy nhiên, bạn cần chọn cho trẻ chế độ vận động phù hợp, tránh vận động quá sức để không gây chấn thương. Bạn có thể chọn một số môn thể thao có lợi cho chiều cao như: bơi lội, chạy, bóng rổ, bóng chuyền, nhảy dây…

3. Ngủ sớm 

Ngủ sớm giúp quá trình sản sinh hormon tăng trưởng của cơ thể không bị gián đoạn. Ngược lại nếu thức khuya, quá trình này sẽ bị cản trở và chiều cao tăng trưởng chậm hơn.

4. Tránh xa các chất kích thích

Rượu, bia, thuốc lá…và các chất kích thích gây hại cho sức khỏe và cấu trúc xương, khiến chiều cao của trẻ tăng trưởng chậm. Do đó, trẻ cần tránh xa những chất này để thể chất phát triển một cách toàn diện nhất.

5. Kiểm soát cân nặng

Khi trưởng thành, trẻ béo phì sẽ có chiều cao thấp hơn so với những trẻ không bị thừa cân. Bởi vậy, bạn nên kiểm soát cơ thể, cân nặng của trẻ một cách nghiêm ngặt để tránh tình trạng thừa cân mất kiểm soát.

6. Tiếp xúc với ánh nắng mặt trời

Ánh nắng mặt trời cung cấp một lượng lớn vitamin D là chất cần thiết để cơ thể hấp thu canxi. Mỗi ngày, trẻ nên dành 10 – 15 phút vào sáng sớm trước 8h sáng để tiếp xúc với ánh nắng, giúp cơ thể cao lớn hơn.

7. Hạn chế nước ngọt có gas

Uống nước ngọt có gas có thể gây béo phì và gây loãng xương. Một số chất có trong nước ngọt có gas ảnh hưởng đến các khoáng chất trong cơ thể, thêm vào đó là chúng chứa nhiều phốt pho cản trở hấp thụ canxi dẫn đến tình trạng loãng xương và chiều cao chậm phát triển.

8. Không ăn đồ ngọt, thức ăn nhiều dầu mỡ

Đồ ngọt và thức ăn nhiều dầu mỡ dễ gây béo phì, ảnh hưởng đến việc phát triển chiều cao. Bên cạnh đó, các loại đồ ăn, thức uống chứa nhiều đường còn tác động xấu đến quá trình sản sinh hormon tăng tưởng, làm chiều cao phát triển chậm.

9. Không mặc đồ quá chật

Mặc quần áo chật cản trở quá trình lưu thông máu, làm trẻ ngủ không sâu giấc, khiến quá trình sản sinh ra hormon tăng trưởng của cơ thể bị gián đoạn, ảnh hưởng đến sự phát triển chiều cao.

10. Không ăn quá mặn

Việc ăn mặn thúc đẩy cơ thể nạp thêm nước, sau đó là đào thải muối ra khỏi cơ thể, điều này khiến cho canxi bị đào thải ra ngoài, ảnh hưởng đến việc tăng chiều cao của trẻ.

VIII. Một số lưu ý khi đo chiều cao và cân nặng của trẻ

Bang chieu cao can nang cua tre tren 10 tuoi

  • Con không mang trên người các loại phụ kiện nặng như giày dép, balo…
  • Trừ đi khối lượng quần áo (200 – 400 gram)
  • Cân lúc con đã đi vệ sinh hoặc chưa ăn uống 
  • Theo dõi cân nặng của con mỗi tháng và đối chiếu với bảng chiều cao cân nặng chuẩn để có hướng cải thiện
  • Trẻ sơ sinh dưới 3 tuổi đo chiều dài cơ thể ở tư thế nằm ngửa
  • Kết quả chiều cao ở trẻ em có sự chênh lệch ở từng độ tuổi, các bé trai sẽ có chiều cao nhỉnh hơn so với bé gái cùng tuổi

IX. Các câu hỏi liên quan đến chiều cao cân nặng của trẻ trên 10 tuổi

1. Tiêu chuẩn bảng chiều cao cân nặng của trẻ dựa trên cơ sở nào?

Tiêu chuẩn này được xây dựng bởi các chuyên gia y tế dựa trên:

  • Chiều cao/cân nặng của trẻ theo độ tuổi
  • Cân nặng dựa vào chiều cao
  • Chỉ số BMI theo độ tuổi
  • Chu vi vòng đầu/cánh tay của trẻ sơ sinh
  • Tốc độ tăng chiều cao của trẻ dựa trên cân nặng
  • Giới tính của trẻ

2. Bảng chiều cao cân nặng của trẻ em Việt Nam có khác gì hay không?

Mỗi quốc gia đều có một bảng chiều cao cân nặng chuẩn cho trẻ em do tốc độ phát triển, thói quen ăn uống, hoạt động thể chất, đầu tư dinh dưỡng… khác nhau ở từng vùng lãnh thổ. Vì vậy, bảng chiều cao cân nặng của trẻ em Việt Nam được xây dựng dựa trên nghiên cứu phác đồ tăng trưởng phù hợp với người Việt.

3. Chu kỳ kiểm tra cân nặng, chiều cao của trẻ 

  • Trẻ từ dưới 6 tháng tuổi: 1 lần/tháng
  • Trẻ 6 – 12 tháng tuổi: 1 lần/2 tháng
  • Trẻ trên 1 tuổi: 1 lần/3 tháng

Với chu kỳ này, bạn có thể theo dõi thể chất của trẻ tốt hơn, kiểm chứng những thay đổi của con so với mức chuẩn chiều cao và cân nặng. Ngoài ra, đây cũng là thời gian hợp lý để xác định được mức độ hiệu quả của các phương pháp chăm sóc sức khỏe mà bạn đang áp dụng.

4. Tại sao bé gái thường tăng trưởng chậm hơn bé trai?

Giới tính là yếu tố ảnh hưởng đến khả năng phát triển thể chất của trẻ. Trong đó, các bé trai sẽ phát triển mạnh hơn, mức tăng lên nhiều hơn và thời gian dậy thì cũng có sự khác biệt. Do đó, việc bé gái tăng trưởng chậm hơn bé trai là điều bình thường và bạn có thể xem bảng chiều cao cân nặng trẻ theo giới tính và độ tuổi để hiểu hơn về vấn đề này.

Trên đây là bảng chiều cao cân nặng của trẻ trên 10 tuổi mà Dầu tràm Tiên Ông muốn chia sẻ đến bạn. Hy vọng các bậc cha mẹ sẽ biết thêm được nhiều thông tin hữu ích và có phương pháp nuôi con phù hợp nhất. 

Đánh giá

Từ khóa » Bảng Chiều Cao Cân Nặng Của Trẻ Trên 10 Tuổi