Bảng Chọn Tiết Diện Dây Dẫn Theo Dòng điện

Hiện nay, đất nước ta ngày càng phát triển và theo xu hướng của thời đại mới, cùng với sự phát triển và đô thị hóa thì nhu cầu sống của con người về nhà ở ngày càng cao, dẫn đến việc đầu tư xây dựng mới và nâng cấp cơ sở hạ tầng cho nhà ở ngày cũng tăng cao đáng kể.

Song song với đó thì việc phát triển và cải tạo nâng cấp hệ thống điện trong các cơ sở hạ tầng hay cụ thể là trong các tòa nhà, hệ thống lớn, dân dụng là việc cần thiết để đáp ứng được nhu cầu thực tiễn của cuộc sống con người.

Bảng chọn tiết diện dây dẫn theo dòng điện

Trong bài viết này chúng ta sẽ đề cập đến vấn đề: Bảng chọn tiết diện dây dẫn phù hợp với dòng diện là như thế nào?

Trong hệ thống điện, việc “ tính toán tiết diện dây dẫn “ là điều tất yếu trong việc dẫn cáp bởi nếu chọn dây dẫn có tiết diện lớn quá sẽ gây lãng phí chi phí tiền đầu tư qua trình thi công sẽ bị ảnh hưởng đến kỹ mỹ của ngôi nhà hay việc dùng dây dẫn tiết diện nhỏ hơn yêu cầu thì sẽ xảy ra hiện tượng dây dẫn luôn ở trong tình trạng quả tải cho phép, dây dẫn bị nóng, nếu hiện tượng này kéo dài trong một thời gian dài sẽ làm cho dây dẫn giòn, cách điện bị nóng chảy gây đứt, gây chập cháy hệ thống dây dẫn làm mất khả năng an toàn khi sử dụng, làm tổn thất trên đường dây lớn.

Vì vậy, chúng ta phải lựa chọn dây cáp điện theo dòng diện bằng công thức sau (phương pháp này áp dụng khi cấp điện áp lớn hơn 1kv):

Công thức:

S = Itt/Jkt đơn vị: A/mm2

Trong đó:

- Itt là dòng điện tính toán lớn nhất của đường đay trong chế độ làm việc bình thường có tính đến tăng trưởng phụ tải theo quy hoạch, không kể đến dòng điện tăng do sự cố hệ thống hoặc phải cắt điện để sửa chữa bất kỳ phần tử nào trên lưới, Itt phụ thuộc vào công suất tải, cấp điện áp, số pha và chủ yếu tính toán dựa vào công suất trạm biến áp được chọn.

- Jkt là mật độ dòng điện kinh tế, và mật độ dòng điện này được tra theo bảng sau:

Vật dẫn điện

Mật độ dòng điện kinh tế (A/mm2)

Số giờ sử dụng phụ tải cực đại trong năm (h)

Trên 1000 đến 3000

Trên 3000 đến 5000

Trên 5000

Thanh và dây trần:

+ Đồng

+ Nhôm

2,5

1,3

2,1

1,1

1,8

1,0

Cáp cách điện giấy, dây bọc cao su, hoặc PVC:

+ Ruột đồng

+ Ruột nhôm

3,0

1,6

2,5

1,4

2,0

1,2

Cáp cách điện cao su hoặc nhựa tổng hợp:

+ Ruột đồng

+ Ruột nhôm

3,5

1,9

3,1

1,7

2,7

1,6

Lưu ý các nội dung cần chú ý khi dùng bảng trên:

- Mật độ dòng điện kinh tế (Jkt) sẽ được tăng thêm 40% trong các trường hợp: phụ tải cực đại xuất hiện vào ban đêm và dây cáp với dây bọc cách điện có tiết diện 16mm2.

- Mật độ dòng điện kinh tế (Jkt) ở đoạn đầu đường dây được tăng K1 lần nếu ĐDK tiết diện đồng nhất có n phụ tải rẻ nhánh dọc theo chiều dài và tăng K2 lần khi đường trục cáp ngầm co s nhiều phụ tải phân bố dọc đường chỉ nên chọn một loại tiết diện duy nhất, và khi chọn tiết diện dây dẫn cho nhiều hộ tiêu thụ cùng loại dự phòng lẫn nhau như bơm nước, chỉnh lưu,.. gồm n thiết bị, trong đó m thiết bị làm việc đồng thời, số thiết bị còn lại là dự phòng.

Với K1, K2 được xác định theo công thức như sau:

Bảng chọn tiết diện dây dẫn theo dòng điện

Trong đó:

I1, I2, … In là các dòng điện của từng đoạn đường dây.

L1, L2,… Ln là chiều dài từng đoạn đường dây.

L là chiều dài tàn bộ đường dây.

n : số lượng thiết bị.

m : số lượng thiết bị làm việc đồng thời.

Chúng ta nên chia đường dây thành 2 đoạn để lựa chọn 2 loại tiết diện khác nhau nếu ĐDK dài có nhiều phụ tải phân bố dọc đường dây.

Sau đó tiết diện tính toán được quy về tiết diện tiêu chuẩn gần nhất.

HOÀNG PHÁT LIGHTING

Từ khóa » Chọn Dây Dẫn Theo Mật độ Dòng điện