Bảng Chữ Cái Tiếng Nhật Chuẩn & đầy đủ Nhất - Đề án 2020

Ba bảng chữ cái tiếng Nhật đó là Hiragana (bảng chữ mềm), Katakana (bảng chữ cứng) và Kanji (Hán tự). Trong đó Hiragana và Katakana là những kí tự ngữ âm thuần túy tương tự như chữ cái tiếng Việt, được phát âm theo một quy tắc nhất định, mỗi chữ một cách đọc. Còn chữ Hán Kanji được tạo ra dựa trên chính chữ Hán của Trung Quốc và có nhiều cách đọc (âm Hán và âm Nhật) tùy từng ngữ cảnh khác nhau mà các bạn sẽ đọc khác nhau khác khá nhiều so với bảng chữ cái tiếng Việt (hệ Latin).

Bảng chữ cái Tiếng Nhật chuẩn & đầy đủ nhất
Bảng chữ cái Tiếng Nhật chuẩn & đầy đủ nhất

Bảng chữ cái Tiếng Nhật Katakana – bảng chữ cứng

Chữ cái Katakana được tạo thành từ các nét thẳng, nét cong và nét gấp khúc nên thường được gọi là bảng chữ cứng. Katakana thường được dùng để phiên âm những từ có nguồn gốc nước ngoài, viết tên các quốc gia, tên người hay địa điểm của nước ngoài, những từ ngữ trong khoa học – kỹ thuật, tên loài động vật, thực vật, tên sản vật, tên các công ty… Ngoài ra Katakana còn dùng để nhấn mạnh từ trong câu.

Đây là bảng chữ cứng và dùng để phiên âm các từ mượn nước ngoài như tên quốc gia, địa danh, tên công ty. Bảng Katakana cũng là bảng chữ quan trọng của người Nhật và nó cũng chứa các ký tự âm cơ bản, mỗi chữ cũng có một cách đọc. Người Nhật Bản cũng thường dùng bảng này để viết tên các loài động – thực vật và những từ ngữ về khoa học kỹ thuật. Ngoài ra, bảng Katakana cũng được sử dụng khi muốn nhấn mạnh thêm cho câu.

Lưu ý: Tuy có cách viết và cách sử dụng khác nhau nhưng cách phát âm bảng chữ cái tiếng Nhật và sử dụng Dakuten hoàn toàn giống nhau. Việc này sẽ là một lợi thế rất lớn cho người học tiếng Nhật.

Bảng chữ cái Tiếng Nhật Hiragana – bảng chữ mềm

Chữ cái Hiragana được tạo nên từ những đường nét mềm dẻo, uốn lượn nên được gọi là bảng chữ mềm. Chữ Hiragana được dùng làm chức năng ngữ pháp, còn chữ Hán thể hiện ý nghĩa của câu. Các bạn có thể hiểu Hiragana được sử dụng để biểu thị mối quan hệ, chức năng trong câu của các chữ Hán, tất cả các trợ động từ trong tiếng Nhật đều là Hiragana. Nếu chỉ dùng Hiragana mà không có chữ Kanji thì sẽ rất khó hiểu ý nghĩa của câu.

Đây là loại chữ đầu tiên được chính phủ Nhật Bản dạy cho trẻ em Tiểu học và là loại chữ mềm, được sử dụng nhiều nhất trong giao tiếp. Bảng chữ này ra đời để khắc phục sự phức tạp trong cách ghép chữ và chia động từ ở chữ Kanji. Các chữ cái trong bảng chữ cái Hiragana có ký tự âm đơn giản và chỉ có một cách đọc duy nhất. Do vậy, Hiragana được sử dụng để làm chức năng ngữ pháp trong câu, biểu thị mối quan hệ và các chức năng trong câu của chữ Hán.

Bảng chữ cái này gồm 47 chữ, chia thành 5 hàng tương ứng với 5 nguyên âm a, e, u, o, i. ẽ. Một lợi thế rất lớn đó là khi bạn không cần thuộc bảng chữ Kanji bạn vẫn có thể sử dụng bảng chữ này để giao tiếp bằng tiếng Nhật bình thường.

Bảng chữ cái tiếng Nhật Kanji – Hán tự

Bảng chữ cái Kanji được hình thành và bắt nguồn từ trung quốc từ khoảng thế kỷ thứ 5. Kanji chính là hệ thống chữ hán được du nhập vào nhật bản và biến đổi đi thành hệ thống chữ Kanji bây giờ.

Khi mới du nhập vào nhật bản, chữ hán nhận được sự chấp thuận của nhiều người, và đặc biệt là các nhà sư , và nó được sử dụng rộng rãi.

Khi hệ thống chữ viết tiếng Nhật trưởng thành và mở rộng, kanji được dùng để viết một số phần trong câu, như danh từ, tính từ và động từ, còn chữ Hiragana được dùng để viết đuôi của các động từ, từ chỉ có ở tiếng Nhật và từ khó đọc hay nhớ bằng Kanji.

Chữ Hán (chữ Kanji) được viết theo thứ tự sau: trái viết trước, phải viết sau, phía trên trước, ở dưới sau, ngang trước, sổ sau.

 Bảng chữ cái tiếng Nhật Kanji - Hán tự
Bảng chữ cái tiếng Nhật Kanji – Hán tự

Để có thể học tốt hơn Bảng chữ cái tiếng Nhật Kanji chúng ta cần kết hợp cả 3 phương pháp là: luyện viết chữ, luyện liên tưởng mặt chữ và luyện cách đọc. Nhưng với đặc thù của chữ Kanji bản chất của nó đã có rất nhiều nét, có thể ở giai đoạn đầu bạn mới học, bạn sẽ cảm thấy thật khó khăn, dễ nản vì vậy bạn cần tập cho mình tính kiên trì, ôn luyện Kanji thường xuyên và lặp đi lặp lại nó hằng ngày. Có như vậy bạn mới có thể tăng tốc và rút ngắn thời gian ghi nhớ nhiều chữ Hán hơn.

Bảng chữ cái tiếng Nhật Kanji - Hán tự
Bảng chữ cái tiếng Nhật Kanji – Hán tự

Một số mẹo học bảng chữ cái tiếng Nhật hiệu quả

Ghi nhớ chữ cái bằng hình ảnh

Theo quy luật về trí nhớ của con người thì những hình ảnh có màu sắc sống động, gần gũi, quen thuộc với cuộc sống hàng ngày sẽ có khả năng được lưu giữ  vào bộ não nhanh hơn những từ ngữ xa lạ. Vì vậy, việc mã hóa những chữ cái thông thường trong 3 bảng chữ cái thành những hình ảnh thú vị là một biện pháp rất tốt và hoàn hảo để việc tiếp thu kiến thức được nhanh hơn và đạt kết quả cao hơn.

Ví dụ như khi học chữ あ – a. Đừng học theo kiểu cố bắt buộc não mình phải nhớ đây là chữ “a”  và bắt chước viết theo đúng mẫu chữ. Bạn sẽ thấy nguyên âm này có cách viết rất giống hình cái “ăng ten” quen thuộc ngày xưa.. Chữ này cũng bắt đầu bằng chữ “ă” trong tiếng Việt (đọc gần giống chữ “a”). Như vậy, khi nhắc đến chữ “a” hãy hình dung ngay ra cái “ăng ten” và học những chữ cái khác bằng cách học tương tự như thế.

Viết càng nhiều càng tốt

Có một số người nghĩ rằng việc luyện viết là không cần thiết và mất thời gian vì hầu hết việc giao tiếp là thông qua máy tính, việc gõ bàn phím. Nhưng DEAN2020 khuyên các bạn nếu mới học thì không nên lười viết, việc luyện viết nhiều trên giấy sẽ giúp chúng ta ghi nhớ các nét chữ theo trình tự một cách tốt hơn.

Thay vì việc chỉ học thông qua một giác quan hoặc một phương pháp, việc kết hợp nhiều loại giác quan khác nhau và phối hợp nhiều cách học sẽ đem đến hiệu quả học tốt nhất cho bạn. Hãy kết hợp vừa nghe, vừa đọc đặc biệt là cách viết và cách phát âm của bảng chữ cái tiếng Nhật để các kỹ năng của mình được thành thục và phát triển tốt hơn.

Học linh hoạt và luyện tập thường xuyên

Bạn hãy nhớ rằng, việc luyện tập và lặp lại kiến thức thường xuyên sẽ gợi nhớ cho bạn những gì đã được học. Giúp bạn tăng cường những dấu vết về những kiến thức đó trong vỏ não, nó sẽ in sâu trong tâm trí bạn và trở thành vùng trí nhớ dài hạn. Hãy học bất cứ khi nào bạn có thể như học qua các phương tiện truyền thông, học khi đợi xe, trước khi đi ngủ, khi đi tập thể dục… Bạn càng cố gắng nhớ một điều gì đó thì các xung thần kinh trên vỏ não càng được kích thích và gây ấn tượng với tâm trí nên bạn sẽ ghi nhớ được lâu hơn.

Xem thêm:
  • Áo Dài Truyền Thống Việt Nam- Cấu tạo và lịch sử áo dài truyền thống
  • Những bài thơ hay về mùa hè gợi nhớ những ký ức tuổi học trò
  • Tổng hợp các bài văn nghị luận về tác phẩm Thề Nguyền (trích Truyện Kiều) – Nguyễn Du
  • 299+ Caption Hay Về Đồ Ăn vui vẻ và hài hước nhất
  • 5 Lợi Ích Của Máy Chạy Bộ Tại Nhà

Từ khóa » Các Bảng Chữ Cái Tiếng Nhật