Bảng Chữ Cái Tiếng Nhật Hiragana, Katakana, Kanji, Romaji Và Cách ...
Có thể bạn quan tâm
Không phải tự nhiên mà tiếng Nhật được xếp vào TOP 10 ngôn ngữ khó học nhất hành tinh. Bởi tiếng Nhật có đến 4 bảng chữ cái, đó là bảng chữ cái tiếng Nhật Kanji, Hiragana, Katakana và hệ thống chữ cái Latinh là chữ Romaji. Nhưng bạn đừng vội hoang mang, dưới đây Thanh Giang sẽ hướng dẫn bạn cách học bốn bảng chữ cái tiếng Nhật này theo cách đơn giản nhất.
1. Tổng quan về bảng chữ cái tiếng Nhật
Trước khi tìm hiểu về cách học bảng chữ cái tiếng Nhật, bạn cần tìm hiểu và hiểu đúng về bảng chữ này. Vậy bảng chữ cái tiếng Nhật là gì? Tiếng Nhật có mấy bảng chữ cái?
Trong các văn bản hay cuộc sống hàng ngày, người Nhật dùng 4 loại chữ viết, gồm Hiragana, Katakana, Kanji và chữ cái Romaji (Latinh).
- Chữ Hiragana là loại chữ mềm, thông dụng nhất. Đây là loại chữ đầu tiên được người Nhật dạy cho trẻ em
- Chữ Katakana được sử dụng để phiên âm các từ ngoại lai, được du nhập từ nước ngoài, tên khoa học, tên riêng của người nước ngoài…
- Chữ Hán Kanji được sử dụng rất phổ biến, chiếm đến 70%.
- Chữ Latinh, hay còn gọi là chữ Romaji là chữ dùng để phiên âm cho người nước ngoài.
Vì thế, khi học tiếng Nhật, người học cần phải nắm được cả 4 loại chữ viết này. Đây cũng là yếu tố gây nhiều khó khăn cho người nước ngoài khi tìm hiểu và học loại ngôn ngữ này. Tiếng Nhật, vì thế,tiếng Nhật được lựa chọn là một trong 10 ngôn ngữ khó học nhất thế giới.
2. Bảng chữ cái tiếng Nhật Hiragana
2.1 Bảng chữ cái tiếng Nhật Hiragana là gì?
Hiragana là loại chữ đầu tiên được chính phủ Nhật Bản dạy cho trẻ em Tiểu học và là loại chữ mềm, được sử dụng nhiều nhất trong giao tiếp. Bảng chữ này ra đời để khắc phục sự phức tạp trong cách ghép chữ và chia động từ ở chữ Kanji. Các chữ cái trong bảng chữ Hiragana có ký tự âm đơn giản và chỉ có một cách đọc duy nhất. Do vậy, Hiragana được sử dụng để làm chức năng ngữ pháp trong câu, biểu thị mối quan hệ và các chức năng trong câu của chữ Hán.
Bảng chữ cái Hiragana gồm 47 chữ, chia thành 5 hàng tương ứng với 5 nguyên âm a, e, u, o, i. ẽ. Một lợi thế rất lớn đó là khi bạn không cần thuộc bảng chữ Kanji bạn vẫn có thể sử dụng bảng chữ này để giao tiếp bằng tiếng Nhật bình thường.
2.2 Hướng dẫn học bảng chữ cái Hiragana chỉ với 4 bước đơn giản
Bước 1: Học 46 chữ cái Hiragana cơ bản
Bảng chữ cái Hiragana được tạo thành bởi các nét uốn lượn và mềm mại nên còn có cách gọi khác là bảng chữ mềm. Về phát âm, các âm trong tiếng Nhật được xây dựng nên từ 5 nguyên âm cơ bản: a, i, u, e, o và một âm mũi /n/.
Ghi nhớ mặt chữ. Hãy liên tưởng hình dáng các chữ cái thành các sự vật xung quanh mình để dễ nhớ hơn. Kết hợp vừa nhìn chữ cái, vừa nghe audio phát âm của chữ và nhại lại theo. Hãy nghe và nhắc lại thật nhiều lần cho đến khi bạn phát âm giống hệt như audio.
Chỉ tay vào chữ cái và tự đọc to. Đồng thời, kết hợp với việc kiểm tra xem bạn đã nhớ đúng cách đọc chữ cái chưa thì cần kiểm tra cả cách phát âm của bạn có chuẩn không. Cách dễ nhất là tự ghi âm lại phần mình đọc và so sánh nó với bản audio.
Tập viết từng chữ cái đúng thứ tự các nét. Viết đi viết lại nhiều lần để mặt chữ in sâu vào tâm trí bạn.
Sau khi học thuộc, bạn cũng cần ôn lại thường xuyên bằng Flashcard. Bạn có thể tự tạo các tấm thẻ nhỏ, một mặt ghi chữ cái Hiragana, mặt còn lại ghi cách đọc của chữ cái đó. Mang bộ Flashcard này theo bên mình và ôn tập bất cứ khi nào rảnh rỗi là cách tuyệt vời để nhớ lâu hơn.
Bước 2: Học âm đục, âm bán đục và âm ghép
>>> Âm đục, âm bán đục
Từ những chữ cái cơ bản, người Nhật đã mở rộng bảng chữ cái của mình bằng cách thêm dấu vào một số hàng. Cụ thể:
Âm đục: Thêm dấu「〃」(gọi là tenten) vào phía trên bên phải các chữ cái hàng KA, SA, TA và HA.
Âm bán đục: Thêm dấu「○」(gọi là maru) vào phía trên bên phải các chữ cái của hàng HA.
>>> Âm ghép
Các chữ cái thuộc cột I (trừ い) đi kèm với các chữ や、ゆ、よ được viết nhỏ lại sẽ tạo thành âm ghép.
Bước 3: Học âm ngắt và trường âm
>>> Âm ngắt
Âm ngắt là các âm khi phát âm sẽ có khoảng ngắt, được biểu thị bằng chữ 「つ」được viết nhỏ lại thành 「っ」. Khi đó, ta sẽ gấp đôi phụ âm đằng sau nó.
Ví dụ:
いっかい:/ikkai/
いっぷん:/ippun/
いっしょに:/isshoni/
きって:/kitte/
>>> Trường âm
Trường âm là những nguyên âm được phát âm kéo dài ra, có độ dài gấp đôi các nguyên âm [あ] [い] [う] [え] [お] bình thường.
Các nguyên tắc trường âm:
- Hàng A có trường âm là あ. Vd: おかあさん
- Hàng I có trường âm là い. Vd: おじいさん
- Hàng U có trường âm là う. Vd: ゆうびんきょく
- Hàng E có trường âm là え hoặc い (đa số là い). Vd: とけい, おねえさん
- Hàng O có trường âm là お hoặc う (đa số là う). Ví dụ: おおきい, おとうさん
Bước 4 : Luyện tập
Sau khi đã học tất tần tật về bảng chữ cái Hiragana, bạn cần tổng hợp và ôn luyện lại những gì đã học.
3. Bảng chữ cái tiếng Nhật Katakana
3.1 Bảng chữ cái Katakana là gì?
Bảng Katakana cũng là bảng chữ quan trọng của người Nhật và nó cũng chứa các ký tự âm cơ bản, mỗi chữ cũng có một cách đọc. Người Nhật Bản cũng thường dùng bảng này để viết tên các loài động - thực vật và những từ ngữ về khoa học kỹ thuật. Ngoài ra, bảng Katakana cũng được sử dụng khi muốn nhấn mạnh thêm cho câu.
Chữ Katakana chứa những nét thẳng - nét cong - nét gấp khúc giống như các nét trong chữ Hán, là kiểu chữ đơn giản nhất trong 3 bảng chữ cái tiếng Nhật. Nếu Hiragana là bảng chữ mềm thì Katakana là bảng chữ cứng , được sử dụng để phiên âm các từ mượn nước ngoài như tên quốc gia, địa danh, tên công ty.
3.2 Học bảng chữ cái tiếng Nhật Katakana với 3 bước đơn giản
Bước 1: Học 46 chữ cái Katakana cơ bản
Như cách học của 46 chữ mềm cơ bản, bạn cũng học từng hàng ngang theo thứ tự như sau:
>>> Ghi nhớ mặt chữ bằng cách liên tưởng hình dáng chữ cái thành các sự vật xung quanh mình.
Ví dụ: Học hàng đầu tiên – Hàng A gồm các chữ cái ア、イ、ウ、エ、オ
>>> Kết hợp vừa nhìn chữ cái, vừa nghe audio phát âm của chữ và nhại lại theo.
>>> Chỉ tay vào chữ cái và tự đọc to. Ghi âm lại phần mình đọc và so sánh với bản audio để kiểm tra cách phát âm.
>>> Tập viết từng chữ cái đúng thứ tự các nét. Sau khi nhớ hết các mặt chữ, bạn cần ôn tập lại và tham khảo các ví dụ để nhớ lâu hơn.
Bước 2: Học âm đục, âm bán đục, âm ngắt, âm ghép và trường âm
Các quy tắc âm đục, âm bán đục, âm ngắt và âm ghép trong bảng chữ cái Katakana giống với bảng chữ cái Hiragana, chỉ khác nhau mặt chữ. Cụ thể:
>>> Âm đục, âm bán đục: Kí hiệu bằng cách thêm dấu “ (tenten) và ○ (maru).
Ví dụ: ガ (ga) ジ (ji) ポ (po)
>>> Âm ngắt: Chữ ツ được viết nhỏ lại thành ッ.
Ví dụ: チケット (chiketto) ロマンチック (romanchikku)
>>>Âm ghép: Các chữ cái thuộc cột I (trừ い) đi kèm với các chữ ヤ ユ ヨ được viết nhỏ lại.
Ví dụ: シャ (sha) ピュ (pyu)
Tuy nhiên, đối với quy tắc trường âm thì có sự khác biệt. Trường âm được biểu thị bằng dấu gạch ngang ー khi viết, và được phát âm kéo dài 2 âm tiết.
Bước 3: Luyện tập
4. Bảng chữ cái tiếng Nhật Kanji
4.1 Chữ Kanji và nguồn gốc hình thành
Chữ Kanji là một trong bốn hệ chữ của Tiếng Nhật với một số lượng rất lớn các từ vựng. Đây là chữ tượng hình, có gốc mượn từ chữ Hán hoặc do người Nhật sáng tạo ra. Chữ Kanji hầu hết được tạo thành từ hai phần: Phần bộ và phần âm. Phần bộ là phần chỉ ý nghĩa của chữ, phần âm là chỉ âm đọc gần đúng của chữ.
Hiện nay, trong từ điển chữ Hán có khoảng 5 vạn chữ Kanji. Tuy nhiên với những người học tiếng Nhật chỉ cần biết khoảng 2000 chữ Kanji thông dụng là đã đủ để giao tiếp và làm việc một cách chuyên nghiệp. Những chữ cái Kanji mà bạn cần học là những chữ được sử dụng rộng rãi trong đời sống và sinh hoạt hàng ngày, trong cả công việc, học tập và giao tiếp thông thường.
4.2 Cách học Kanji như thế nào?
Chữ Hán được cấu tạo từ hai phần chính: phần bộ (ý nghĩa của chữ) và phần âm (cách đọc, cách phát âm).
>>> Bộ thủ chữ Hán
Mỗi từ trong bảng chữ cái Kanji đều được cấu tạo từ 1 hoặc nhiều bộ thủ khác nhau. Trong tiếng Nhật có tới 214 bộ thủ nhưng nếu không phải là những người nghiên cứu về Kanji và bạn chỉ học nó với mục đích thông thường thì bạn chỉ cần nắm rõ được 50 bộ thủ thông dụng nhất. Một số bộ thủ trong tiếng Hán khi đứng một mình cũng có nghĩa, nhưng một số bộ khác cần được kết hợp với nhau để tạo thành một từ có ý nghĩa.
Mỗi bộ có một vị trí đứng nhất định, chẳng hạn bộ nhân (イ ) thường đứng bên phải (イ trong chữ 住 (trú)), bộ dao (刂) thường đứng bên phải ( 剖 (chữ “phẫu” trong giải phẫu có bộ dao bên phải),…
>>> Phần âm
Cạnh phần bộ là phần âm của các chữ Kanji. Khi đọc phần âm người ta thường căn cứ vào phát âm chuẩn dựa trên âm đọc của người Hoa. Khi chuyển những âm này sang âm Việt, cách đọc không còn chính xác nữa. Dẫu vậy chúng ta vẫn có một số quy tắc nhận biết phần âm trong một vài trường hợp.
4.3 Các bộ thủ, chữ Kanji thường gặp
Dưới đây là những bộ thủ chữ Kanji thường gặp:
4.4 Cách nhớ mặt chữ Kanji
Mỗi chữ Kanji đều được cấu tạo từ nhiều bộ phận và nhiều chữ đơn giản. Vậy nên để có thể hiểu và nhớ từng thành phần của chữ nhanh và lâu hơn, bạn hãy liên tưởng đến những hình ảnh.
Ví dụ: Chữ 男 (nam) gồm bộ điền cộng với lục, nó có ý nghĩa là người làm việc trên đồng ruộng.
Để nhớ được cách viết các chữ Hán, bạn nên tách ra thành nhiều bộ phận nhỏ, như đã nói, chữ Kanji được kết hợp từ nhiều bộ phận có ý nghĩa liên kết với nhau, từ những ý nghĩa đơn lẻ của bộ chúng ta sẽ được nghĩa của chữ Hán. Điều đặc biệt là mỗi bộ trong tiếng Hán đều có thể liên tưởng thành những hình ảnh cụ thể mang ý nghĩa của nó.
4.5 Cách viết chữ Kanji
- Khi viết chữ Kanji, bạn lưu ý một số quy tắc sau:
- Nét trên tới nét dưới, nét trái tới nét phải
- Các nét ngang viết trước, các nét dọc viết sau
- Các nét sổ thẳng và nét xiên ngang được viết sau cùng
- Nét xiên trái (nét phẩy) viết trước các nét xiên phải (nét mác)
- Viết phần giữa trước đối với các chữ kanji đối xứng
- Phần bao quanh bên ngoài viết trước, phần bên trong viết sau
- Đối với phần bao quanh, viết nét sổ dọc bên trái trước
- Đối với phần bao quanh, nét dưới đáy được viết sau cùng
- Các nét chấm nhỏ sẽ được viết sau cùng
5. Bảng chữ cái Romaji tiếng Nhật
Đây là bảng chữ cái được đánh giá là phù hợp nhất để dạy cho người nước ngoài khi muốn làm quen với tiếng Nhật. Bảng chữ cái Romaji sử dụng hệ thống chữ Latinh để phiên âm tiếng Nhật.
Với việc học Romaji thì những người nước ngoài dù không giỏi tiếng Nhật vẫn có thể giao tiếp và nói tên người, đồ vật một cách dễ dàng
5.1 Nguồn gốc của bảng chữ cái Romaji
Bắt đầu từ thế kỷ 16 khi nước Nhật mở cửa giao thương với bên ngoài thì những nhà truyền đạo Kito người Bồ Đào Nha đã nghĩ ra cách sử dụng hệ thống chữ latinh để hiểu được các ký tự tiếng Nhật, tuy nhiên chỉ sử dụng trong phạm vi truyền giáo đối với các học giả.
Sau đó đến khoảng năm 1867, một nhà truyền giáo người Mỹ (James Curtis Hepburn) đã sáng tạo ra hệ thống chuyển tự một đổi một từ Kanagana sang Romaji
6. Nguyên tắc học thuộc các bảng chữ cái tiếng Nhật
Để giúp các bạn học bảng chữ cái tiếng Nhật nhanh và nhớ lâu hơn, hỗ trợ cho việc đi du học Nhật Bản của các bạn sau này, hay thậm chí chỉ là học để hiểu thêm về văn hóa, đất nước và con người xứ sở Hoa Anh Đào. Thanh Giang xin chia sẻ một số nguyên tắc học bảng chữ cái tiếng Nhật. Cụ thể như sau:
6.1 Ghi nhớ bằng hình ảnh
Thông thường, những hình ảnh màu sắc, gần gũi với cuộc sống hàng ngày có khả năng được lưu giữ nhanh hơn những từ ngữ xa lạ thông thường. Đây là một trong những hiệu ứng ưu thế của hình ảnh. Cũng vì thế, việc mã hóa những chữ cái trong bảng chữ cái tiếng Nhật Hiragana trở thành hình ảnh thú vị sẽ giúp tăng hiệu quả ghi nhớ.
Chẳng hạn, あ (a) bạn có nhận thấy nguyên âm này rất giống chiếc “ăng ten” không. Như vậy, khi nhắc đến “ăng ten” bạn có thể nhớ đến cách viết và phát âm của あ.
6.2 Hãy viết thật nhiều
Có một số ý kiến cho rằng, việc luyện viết tiếng Nhật là không cần thiết bời hầu hết việc giao tiếp giữa người với người hiện nay phần nhiều thông qua máy tính.
Tuy nhiên, việc luyện viên trên giấy sẽ giúp bạn nhớ nét chữ một cách tốt hơn. Thay vì việc chỉ học thông qua một giác quan là thị giác thì việc kết hợp nhiều loại giác quan sẽ đem đến hiệu quả tốt hơn. Chính vì thế, bạn nên kết hợp nhìn, nói, nghe, viết để cảm nhận và ghi nhớ tốt hơn.
6.3 Hãy học mọi lúc mọi nơi
Sự chăm chỉ cũng là yếu tố “cần và đủ” để học các bảng chữ cái tiếng Nhật. Một chút kiên trì sẽ giúp bạn tốt lên mỗi ngày. Hãy học mọi lúc, mọi nơi, bất cứ khi nào bạn có thời gian rảnh rỗi:trong lúc nấu ăn, trong khi làm việc nhà, ngồi trên xe bus,…. Sự rèn luyện liên tục sẽ giúp tiếng Nhật trở nên gần gũi, thân thuộc hơn với chúng ta.
6.4 Hãy luyện tập
Luyện tập là một trong những cách ghi nhớ hiệu quả. Việc kết hợp với thực hành sẽ giúp bạn hiểu kỹ hơn bảng chữ cái tiếng Nhật. Điều này giúp ích rất nhiều cho bạn khi học tiếng.
Trên đây là hướng dẫn chi tiết cách học bảng chữ cái tiếng Nhật: Hiragana, Katakana và Kanji, Romaji. Áp dụng đúng phương pháp này sẽ giúp bạn học thuộc bảng chữ cái tiếng Nhật nhanh chóng và hiệu quả hơn. Chúc bạn thành công khi chinh phục bảng chữ cái tiếng Nhật.
CLICK NGAY để được tư vấn và hỗ trợ MIỄN PHÍ
Chat trực tiếp cùng Thanh Giang
Link facebook: https://www.facebook.com/thanhgiang.jsc
>>> Link Zalo: https://zalo.me/0964502233
>>> Link fanpage
- DU HỌC THANH GIANG CONINCON.,Jsc: https://www.facebook.com/duhoc.thanhgiang.com.vn
- XKLĐ THANH GIANG CONINCON.,Jsc: https://www.facebook.com/xkldthanhgiangconincon
Bài viết cùng chủ đề học tiếng Nhật
- Dịch cảm ơn sang tiếng Nhật trong vòng một nốt nhạc!!!
- Học tiếng Nhật cơ bản dành cho người mới bắt đầu
- Bảng chữ cái tiếng Nhật Hiragana và cách ghi nhớ đơn giản nhất
- Tự học tiếng Nhật có khó không? Bật mí 5 tuyệt chiêu học tiếng Nhật dễ như ăn kẹo
- Xin lỗi tiếng Nhật được nói như thế nào? "Học" ngay 10 câu ĐƠN GIẢN nhất
- App học tiếng nhật HIỆU QUẢ nhất định phải biết trong thời đại 4.0
- Tên tiếng Nhật của bạn là gì? Dịch tên tiếng Việt sang tiếng Nhật như thế nào?
- 20+ lời tạm biệt tiếng Nhật THÔNG DỤNG nhất
- Cố lên tiếng Nhật và 10 cách nói thường gặp nhất
- JLPT là gì? 7 điều cần biết về kỳ thi năng lực tiếng Nhật theo quy định MỚI NHẤT
- TOP 7 cuốn sách học tiếng Nhật DỄ HIỂU cho người mới bắt đầu
- Học tiếng Nhật có khó không? Làm sao để vượt qua những giai đoạn chán nản nhất?
- Cách học tiếng Nhật hiệu quả, chia sẻ từ những "tấm chiếu cũ"
- Ngày trong tiếng Nhật và những quy tắc khi viết cần LƯU Ý
- Số trong tiếng Nhật được dùng như thế nào cho CHUẨN?
- Trường âm trong tiếng Nhật - TỔNG HỢP những điều cần biết
- 214 bộ thủ Kanji - những mẹo hay giúp bạn ghi nhớ NHANH và HIỆU QUẢ
- Có bao nhiêu âm ghép trong tiếng Nhật? - Học tiếng Nhật
- Những câu tiếng Nhật hay chạm đến cảm xúc của bất kỳ ai
- Trường Nhật ngữ là gì? 5 tiêu chí lựa chọn trường Nhật ngữ
- Xưng hô trong tiếng Nhật như thế nào mới CHUẨN? - Học tiếng Nhật
- Nên học tiếng Nhật hay tiếng Trung: Lựa chọn nào tốt hơn cho người Việt?
- Cách học từ vựng tiếng Nhật để HIỂU và NHỚ lâu nhất
- Phát âm bảng chữ cái tiếng Nhật sao cho CHUẨN?
- 20+ Lời chúc may mắn tiếng Nhật Ý NGHĨA nhất
- Phỏng vấn tiếng Nhật và những kinh nghiệm khi đi xin việc
- 2022 RỒI! Người Việt nên học tiếng Hàn hay tiếng Nhật?
- 100 Phó từ trong tiếng Nhật phổ biến và cách dùng CƠ BẢN
- Liên từ trong tiếng Nhật THƯỜNG GẶP và lưu ý khi sử dụng
- Học tiếng Nhật mất bao lâu để đi du học? Bí quyết học tiếng Nhật hiệu quả
- Tính từ tiếng Nhật: Cách chia tính từ đuôi i và tính từ đuôi na
- Cách dùng trợ từ trong tiếng Nhật sao cho chuẩn? - Học tiếng Nhật
- Học tiếng Nhật làm nghề gì? TOP 8 việc làm tiếng Nhật LƯƠNG CAO hiện nay
- Luyện nói tiếng Nhật trôi chảy cần "bỏ túi" những BÍ KÍP nào?
- Cách phát âm tiếng Nhật chuẩn như “người bản xứ”
- Bằng N3 tiếng Nhật JLPT là gì? Có thực sự quan trọng khi học tiếng Nhật
- Học N3 trong bao lâu? Kinh nghiệm ôn thi N3 hiệu quả
- Nên học tiếng Anh hay tiếng Nhật: lựa chọn nào SÁNG SUỐT hơn?
- 2022 rồi, Người trẻ Việt có nên học tiếng Nhật không?
- 80+ từ láy tiếng Nhật thông dụng nhất và bí quyết học sao cho DỄ HIỂU
- TỔNG HỢP đề thi N3 các năm gần đây và cấu trúc đề thi N3 cần nắm
- Biến âm tiếng Nhật là gì, HIỂU RÕ Các quy tắc sử dụng biến âm
- Tài liệu N2 JLPT MỚI CẬP NHẬT - Tài liệu ôn thi tiếng Nhật
- Trạng từ tiếng Nhật – 50 trạng từ thường có trong kỳ thi JLPT
- Trọng âm trong tiếng Nhật và BÍ KÍP nói tiếng Nhật tự nhiên hơn
- Những cấu trúc ngữ pháp tiếng Nhật THƯỜNG GẶP nhất
- Các loại chữ tiếng Nhật: Hiragana, Katakana, Kanji và Romaji
- Những điều cần biết khi học tiếng Nhật dành cho người mới bắt đầu
- Trong những năm tới học tiếng Nhật có dễ xin việc không?
- Học tiếng Nhật trong bao lâu có thể giao tiếp được?
- Tiếng Nhật giao tiếp CẤP TỐC và 5 quy tắc vàng cần nhớ để có thể chinh phục
- 20+ mẫu câu tiếng Nhật giao tiếp trong nhà hàng THÔNG DỤNG nhất
- 5 BÍ KÍP tiếng Nhật giao tiếp trong công việc CẦN NẮM
- Mẫu câu giao tiếp tiếng Nhật hàng ngày cho người mới bắt đầu
- Học nghe tiếng Nhật - 5 TUYỆT CHIÊU dành cho người mới
- 10 cách dùng của trợ từ ga trong tiếng Nhật が (GA)
Nguồn: https://duhoc.thanhgiang.com.vn
Từ khóa » Bảng Chữ Cái Hiragana Và Katakana
-
Hiragana - An-pha-bê | Cùng Nhau Học Tiếng Nhật - NHK
-
Học Bảng Chữ Cái Tiếng Nhật Hiragana - Hướng Dẫn Chi Tiết A-Z Cho ...
-
Bảng Chữ Cái Tiếng Nhật Hiragana Và Katakana
-
Bảng Chữ Cái Tiếng Nhật Là Gì? Hiragana, Katakana Và Kanji
-
Học 4 Bảng Chữ Cái Tiếng Nhật Nhanh Chóng, Dễ Hiểu
-
Cách Học Tiếng Nhật Nhanh | Bảng Chữ Cái Tiếng Nhật Full
-
4 Cách Học Thuộc Hiragana Và Katakana Siêu Nhanh - Dungmori
-
Học Bảng Chữ Cái Tiếng Nhật Hiragana, Katakana Trong 4H - YouTube
-
Bảng Chữ Cái Tiếng Nhật Hiragana Và Katakana Cho Người Mới Học
-
Bảng Chữ Cái Tiếng Nhật đầy đủ - Smiles
-
7 Bảng Chữ Cái Tiếng Nhật (Kanj, Hiragana, Katakana, Roma) Và ...
-
Sự Khác Biệt Giữa Katakana Và Hiragana - Strephonsays
-
Bảng Chữ Cái Tiếng Nhật Hiragana, Katakana, Kanji