Bảng Chữ Cái Tiếng Trung Phồn Thể - Hỏi Đáp

Bảng chữ cái tiếng Trung hay Phương án phát âm tiếng Hán, Bính âm Hán ngữ. Là cách thức sử dụng chữ cái Latinh để học phát âm tiếng trung các chữ cái tiếng Trung trong tiếng phổ thông Trung Quốc. 

Nội dung chính Show
  • 1. Cách phát âm trong tiếng Trung
  • 1.1. Nguyên âm
  • 1.2. Phụ âm
  • 2. Nét chữ tiếng Trung
  • Video liên quan

Học tiếng Trung đơn giản hơn với bảng chữ cái tiếng Trung

Bảng chữ cái tiếng Trung (giản thể: 汉语拼音方案, phồn thể: 漢語拼音方案, Hán Việt: Hán ngữ bính âm phương án, bính âm: pīnyīn), nói tắt là bính âm hoặc phanh âm. Bính âm được phê chuẩn năm 1958 và được thi hành năm 1979 tại Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa. Nó đã thay thế các hệ thống Latinh hóa cũ hơn như Wade-Giles (1859, sửa đổi năm 1912) và Hệ thống phiên âm Bưu điện, và thay thế hệ thống Chú âm trong việc dạy cách đọc chữ Hán tại Trung Hoa lục địa.

Cho tới nay, bảng chữ cái tiếng trung đã được sử dụng như một hệ thống chuyển tự La Tinh chữ Hán trong việc dạy và học tiếng Quan thoại tại Singapore, Malaysia, CHND Trung Hoa,Trung Hoa Dân Quốc, Hồng Kông, Ma Cao. Năm 1979, Tổ chức tiêu chuẩn hoá quốc tế (ISO) đã chọn bảng chữ cái tiếng trung làm hệ thống latinh hóa chuẩn cho Hán ngữ. Bảng chữ cái tiếng trung đã trở thành một công cụ hữu dụng trong việc học tiếng Trung Quốc.

Vào cuối thập niên 1990, Trung Hoa Dân quốc (Đài Loan) đã lập ra bảng những từ tiếng trung cơ bản thông dụng (通用拼音 tōngyòng pīnyīn) dựa trên bính âm và có một số khác biệt so với phiên âm Hán ngữ. Hệ thống chữ cái tiếng trung này được sử dụng chính thức tại Đài Loan. Từ ngày 1 tháng 1 năm 2009, bính âm Hán ngữ đã trở thành hệ chuyển tự La Tinh tiếng Trung tiêu chuẩn của Đài Loan

Bính âm sử dụng 26 chữ cái latinh. Trong đó chữ cái V chỉ dùng để phiên âm tiếng nước ngoài, tiếng dân tộc thiểu số và tiếng địa phương.

Có thể mô tả cụ thể hơn như sau:

Phiên âm Cách đọc tiếng Việt Ví dụ
b p ba ba ->bố
p p – nhưng bật hơi pà -> sợ
m m mama -> mẹ
f ph fàn -> cơm
d t dà -> to,lớn
t th – nhưng bật hơi tài tài ->bà(tôn trọng)
n n
l l
g c ge ge -> anh trai
k kh – nhưng bật hơi ke le -> cocacola
h h hé nèi -> Hà Nội
j ch jia -> nhà
q ch – nhưng bật hơi
x x xiao xiao -> tiểu tiểu
zh tr
ch tr – uốn lưỡi và bật hơi
sh s – uốn lưỡi
r r – uốn lưỡi(cũng có thể phát thành d)
z ch
c ch – âm đầu lưỡi, bật hơi
s x
i i
an an
en ân
ang ang
eng âng
er ơ…r… uốn lưỡi
yi y
wu u
yu u…y… kéo dài
a
o
e
ê
ai ai
ei ây
ao ao
ou âu

Trong quá trình học tiếng Trung, người học tiếng Trung phải nắm được bảng chữ cái tiếng trungthì mới phát triển được quá trình học tiếng Trung.

Tự hào là công dịch thuật và Phiên dịch tiếng Trung số 1 tại Việt Nam bao gồm: Dịch thuật công chứng tiếng Trung, phiên dịch tiếng Trung cho hội thảo hội nghị. Ngoải ra chúng tôi còn cung cấp: dịch vụ hợp pháp hóa lãnh sự tiếng Trung, dịch thuật hồ sơ visa đi Trung Quốc, dịch hồ sơ thầu, dịch thuật hợp đồng tiếng Trung

Bảng chữ cái tiếng Trung là tập hợp các chữ cái Latinh. Để thể hiện cách phát âm của chữ Hán.

Bài viết hôm nay, mình sẽ giúp các bạn phát âm được tiếng Trung một cách dễ nhất. Một số thuật ngữ bạn cần biết:

  • Phiên âm (pinyin): Cách phát âm
  • Vận mẫu: nguyên âm
  • Thanh mẫu: phụ âm
  • Thanh điệu: dấu

Ví dụ: Chữ Nhân (người) được viết là và đọc là rén. Vậy rén là cách phát âm, còn 人 là cách viết.

Chú ý: Bảng chữ cái tiếng Trung Quốc gồm: Cách phát âm của nét chữ Hán

Tiếng việt thì cách viết và cách đọc là một. Vì từ nhỏ chúng ta đã được làm quen với các ký tự Latinh. Còn trong tiếng Trung, cách viết và cách đọc hoàn toàn khác nhau. Chúng ta phải học thật kỹ, mới có thể vận dụng tốt được.

1. Cách phát âm trong tiếng Trung

Cách phát âm tiếng Trung bằng hệ thống chữ La Tinh. Gồm: Nguyên âm, Phụ âm và dấu.

1.1. Nguyên âm

Trong tiếng trong gồm 35 vận mẫu (nguyên âm). Nguyên âm thì tiếng việt có: a, e, o, i, an, em… Còn tiếng Trung sẽ hơi khác, có những nguyên âm là: a, o, e, i, u, ü, ai, ao, an, ang, ou, ong, ei, en, eng, er, ia, iao, ian, iang, ie, iu, in, ing, iong, ua, uai, uan, uang, uo, ui, un, üe, üan, ün.

Để xem cách đọc từng nguyên âm. Bạn xem tại đây: Vận mẫu tiếng Trung

1.2. Phụ âm

Thanh mẫu (phụ âm) trong tiếng Trung gồm có 23 ký tự. Tiếng việt thì có b, c, d, g, h, ch, tr… Còn tiếng Trung gồm: b, p, m, f, d, t, n, l, g, k, h, j, q, x.

Để xem cách đọc từng phụ âm. Bạn xem tại đây: Thanh mẫu tiếng Trung

1.3. Dấu

Thanh điệu trong tiếng Trung giống với dấu trong tiếng Việt. Nếu tiếng việt có các dấu: Huyền ( ` ), Sắc ( ´ ), Ngã ( ~ ), Nặng ( . ), Hỏi ( ? ). Thì trong tiếng Trung chỉ có 4 dấu đó là thanh ngang ( – ), thanh sắc ( ´  ), thanh hỏi ( v ) và thanh huyền ( ` ).

Để xem cách đọc từng dấu. Bạn xem tại đây: Thanh điệu tiếng Trung

Vậy là xong phần cách đọc tiếng Trung. Tiếp theo ta sang phần các nét chữ trong bảng chữ cái Trung Quốc. Hay, cách viết bảng chữ cái tiếng trung.

2. Nét chữ tiếng Trung

Trong tiếng Việt, ta cần phải luyện viết từng chữ cái một. Tiếng Trung cũng như vậy, nhưng có phần phức tạp hơn. Tiếng Trung gồm 8 nét cơ bản, đó là: Ngang, sổ, chấm, hất, phẩy, mác, gập và móc.

Để viết được chữ Hán bạn cần phải học Các nét cơ bản, sau đó học Bộ thủ. Các nét cơ bản thì ở trên, còn bộ thủ là gì?

Bộ thủ là tập hợp 1 hay nhiều nét cơ bản phía trên. Một chữ Hán thì lại bao gồm 1 hay nhiều bộ.

Ví dụ: Chữ vô (không) được viết là 无 gồm 1 bộ thủ cùng tên (无). Bộ thủ này gồm 4 nét.

Như vậy, khi học biết được các nét thì bạn cần phải học: Bộ Thủ

Trên đây là bảng chữ cái trong tiếng Trung theo chuẩn (tiếng Trung phổ thông). Còn nếu bạn nào cần bảng chữ cái tiếng Đài Loan thì xem ở đây: Bảng chú âm tiếng Đài Loan

TỔNG HỢP LẠI

  • Bảng chữ cái tiếng Trung: Học Cách đọc (cách phát âm) + Cách viết
  • Cách đọc: Học vận mẫu (nguyên âm) + Học thanh mẫu (phụ âm) + Học thanh điệu (dấu)
  • Cách viết: Học nét chữ + Học bộ thủ + Học các chữ cơ bản

Từ khóa » Bảng Chữ Cái Tiếng Trung Phồn Thể