Bằng Chứng Về Chủ Quyền Của Việt Nam đối Với Quần đảo Hoàng ...
Có thể bạn quan tâm
(Xây dựng) - Cho đến nay, có rất nhiều bằng chứng lịch sử mà Việt Nam thu thập đều thể hiện sự đúng đắn, chính đáng về chủ quyền trên hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa của Việt Nam, mặc dù do hoàn cảnh nhiều thư tịch cổ của Việt Nam đã bị thất lạc.
Các bản đồ Việt Nam thế kỷ XVII đã gọi hai quần đảo bằng cái tên Bãi Cát Vàng và ghi vào địa hạt huyện Bình Sơn, phủ Quảng Ngãi. Nhiều tài liệu cổ như Toàn Tập Thiên Nam Tứ chí Lộ Đồ Thư (thế kỷ XVII), Phủ Biên Tạp Lục (1776), Đại Nam Thực Lục Tiền Biên và Chính Biên (1844 - 1848), Đại Nam Nhất Thống Chí (1865-1875), các Châu bản nhà Nguyễn (1802-1945)... đều nói về hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa như là Bãi Cát Vàng vạn dặm trên Biển Đông.
Nhiều sách cổ, bản đồ cổ của nước ngoài cũng thể hiện các quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa thuộc chủ quyền Việt Nam. Việc tuyên bố và xác lập chủ quyền của Việt Nam trên hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa vào năm 1816 khi vua Gia Long sai quân lính ra quần đảo Hoàng Sa cắm cờ Việt Nam và tuyên bố chủ quyền.
Trong thời kỳ Pháp thuộc, Pháp nhân danh Việt Nam thực thi chủ quyền và quản lý quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa. Pháp đã cử kỹ sư công trình Gauthier ra quần đảo Hoàng Sa nghiên cứu vị trí xây dựng đèn biển. Đèn biển trên đảo Hoàng Sa thuộc quần đảo Hoàng Sa đã được khởi công xây dựng từ năm 1937 và hoàn thành năm 1938.
Sự kiện quan trọng vào năm 1951, tại Hội nghị San Francisco (Hoa Kỳ) có một đề nghị bổ sung bản dự thảo Hòa ước yêu cầu trao trả cho Trung Quốc hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa. Tại Hội nghị này, có rất nhiều phiếu đã bác bỏ đề nghị này và khi đó Ngoại trưởng Trần Văn Hữu dẫn đầu phái đoàn Chính phủ Quốc gia Việt Nam đã tuyên bố khẳng định chủ quyền lâu đời của người Việt Nam đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa và tuyên bố đó đã không gặp sự phản đối của nước nào.
Năm 1956 Pháp chuyển giao lãnh thổ miền Nam Việt Nam cho Chính quyền Việt Nam Cộng Hòa và chính quyền này đã cho quân ra tiếp quản, tổ chức hai quần đảo về mặt hành chính (lập ở mỗi quần đảo một xã thuộc một huyện ở đất liền), xây các bia chủ quyền, duy trì các trạm khí tượng.
Lợi dụng tình hình khi Pháp rút khỏi Đông Dương theo Hiệp định Genève năm 1954, Trung Quốc lúc này đã bí mật chiếm đóng trái phép nhóm đảo phía đông của quần đảo Hoàng Sa vào năm 1956. Chính quyền Việt Nam Cộng Hòa đã kịch liệt phản đối. Năm 1959 quân Trung Quốc giả làm ngư dân đổ bộ lên nhóm đảo phía tây quần đảo Hoàng Sa. Quân đội Việt Nam Cộng Hòa đã phát hiện ngăn chặn và bắt giữ gần 100 ngư dân Trung Quốc.
Đối với quần đảo phía tây của quần đảo Hoàng Sa, chính quyền Việt Nam Cộng Hòa tiếp tục quản lý cho đến năm 1974. Năm 1974, Trung Quốc lúc này lại dùng không quân, hải quân chiếm luôn phần phía tây của quần đảo Hoàng Sa. Năm 1975, chính quyền Việt Nam Cộng Hòa sụp đổ, Hải quân Việt Nam tiếp quản đầy đủ các đảo do quân đội Việt Nam Cộng Hòa cai quản trên Biển Đông. Nhà nước Việt Nam thống nhất sau đó tiếp tục khẳng định chủ quyền của người Việt Nam trên các quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa.
Cho đến năm 1988 cũng chưa có bất kỳ dấu hiệu ào của Trung Quốc ở quần đảo Trường Sa. Ngày 14-3-1988, Trung Quân bắt đầu dùng vũ lực chiếm đóng trái phép một số đảo thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam. Việt Nam có đầy đủ chứng cứ lịch sử và cơ sở pháp lý để khẳng định chủ quyền lâu đời và liên tục của mình đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa.
Gần đây, bộ “Hồ sơ đèn biển ở miền Trung Việt Nam” viết bằng tiếng Pháp về hệ thống đèn biển ở miền Trung Việt Nam, trong đó có đèn biển trên đảo Hoàng Sa thuộc quần đảo Hoàng Sa do ông Nguyễn Thái Phong đã hiến tặng cho chỉnh phủ. Sự kiện này đã được truyền hình Thông Tấn xã Việt Nam làm phóng sự.
Bộ “Hồ sơ đèn biển ở miền Trung Việt Nam” có bìa có đóng dấu tiếng Pháp màu đỏ và chữ ký, gồm 36 trang kể cả trang bìa. Nội dung trong tài liệu này là các tờ khai theo mẫu thông số kỹ thuật của 33 phao tiêu và đèn biển thuộc 10 khu vực ở miền Trung Việt Nam. Trong đó, tại trang ghi số 306 là lý lịch và thông số kỹ thuật của đèn biển trên đảo Hoàng Sa được viết tay bằng mực tím, có bản đồ và sơ đồ minh hoạ. Kèm theo đó có một sơ đồ chỉ rõ vị trí xây dựng đèn biển ở đảo Hoàng Sa và một bản đồ quần đảo Hoàng Sa, bên cạnh có hình vẽ thiết kế thể hiện hình dáng và chiều cao đèn biển Hoàng Sa.
Như vậy, bộ tài liệu Hồ sơ chi tiết về đèn biển tại Hoàng Sa này là tài liệu quan trọng khẳng định việc Pháp đã tiến hành xây dựng và quản lý đèn biển tại Hoàng Sa. Đây là một bằng chứng xác thực nữa khẳng định chủ quyền của Việt Nam đối với 2 quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa.
Ngoài ra, quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa trên bản đồ Việt Nam còn được thể hiện trong rất nhiều tài liệu, hình ảnh khác cũng khẳng định chủ quyền của Việt Nam đối với hai quần đảo này, bao gồm những hình ảnh sau đây (nguồn ảnh: Thành An – www.laodong.com.vn)
Bia chủ quyền biển đảo Hoàng Sa năm 1938
Bia chủ quyền Việt Nam trên đảo Trường Sa năm 1960
Cột mốc chủ quyền ở Trường Sa bây giờ.
Toàn cảnh các cơ sở hành chính và kỹ thuật trên đảo Hoàng Sa năm 1938
Sinh viên Việt kiều Pháp biểu tình phản đối Trung Quốc xâm lược Hoàng Sa - Việt Nam.
Tiến quân giải phóng đảo Sơn Ca, ngày 25/4/1975.
Binh lính người Việt và gia đình đào giếng lấy nước sinh hoạt tại quần đảo Trường Sa năm 1938.
Chiến sỹ đặc công Hải quân kéo cờ trên đảo Song Tử Tây, hòn đảo đầu tiên trên quần đảo Trường Sa được giải phóng, ngày 14/4/1975.
Những viên gạch dùng để xây dựng các công trình trên đảo đều được in hình Quốc huy khẳng định chủ quyền Việt Nam.
Bì thư gửi có tem Đội Hoàng Sa. Điều này khẳng định rằng, từ những thế kỷ trước ông cha ta đã nỗ lực quản lý, nghiên cứu, khai thác, làm chủ hai quần đảo và vùng biển thiêng liêng của Tổ quốc.
Bản đồ 55, Đại Nam Nhất thống toàn đồ (đời Minh Mạng 1820 -1841)
Tờ công vụ của triều đình thời vua Thành Thái (1889) về huy động các tàu thuyền đi biển do tộc họ Lê ở huyện Bình Sơn gìn giữ suốt nhiều năm qua.
Các chiến sĩ tuần tra canh giữ Trường Sa sau năm 1975.
Tóm lại, có thể nói Việt Nam có đầy đủ bằng chứng xác thực về chủ quyền hợp pháp đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa. Thời gian gầy đây, trước sự khiêu khích không thiện chí của Trung Quốc đã làm dấy lên làn sóng sôi sục trong cộng đồng người Việt Nam nói riêng và quốc tế nói chung. Là người Việt Nam, chúng ta quyết không nhân nhượng và quyết giữ đến cùng những gì thuộc về “tài sản chân lý” của người Việt Nam.
Từ khóa » Gạch Xây đảo Trường Sa
-
Những Viên Gạch Xây đảo Trường Sa... - Thành đoàn Hà Nội
-
Viên Gạch Xây đảo Trường Sa Có Thể Bạn... - TRÍ TUỆ TỎA SÁNG
-
NHỮNG VIÊN GẠCH XÂY ĐẢO TRƯỜNG SA - VIỆT NAM NGÀY NAY
-
Mỗi Viên Gạch Xây Dựng Trường Sa đều Có In Rõ Quốc Huy Nước ...
-
NHỮNG VIÊN GẠCH XÂY ĐẢO TRƯỜNG SA - YouTube
-
Điều đặc Biệt Của Những Viên Gạch Trên Trường Sa, Hoàng Sa
-
Những Viên Gạch Dùng để Xây Dựng Các Công Trình Trên đảo Trường ...
-
CÓ THỂ BẠN CHƯA BIẾT. Những Viên Gạch Dùng để Xây Dựng Các ...
-
GẠCH ĐỒNG TÂM DTD 40X40 TRƯỜNG SA 001 - Thiết Bị Vệ Sinh
-
Những Chuyến Tàu đặc Biệt - Tuổi Trẻ Online
-
Góp đá Xây Trường Sa: Lan Tỏa Sức Mạnh - Báo Tuổi Trẻ
-
Góp Một Viên Gạch Xây Dựng Khu Tưởng Niệm Chiến Sĩ Gạc Ma
-
Những Tấm Bia Tưởng Niệm ở Trường Sa - Báo Phụ Nữ