Bảng Chuyển Đổi Đơn Vị Đo Áp Suất | Bar, Kpa, Mpa, Psi, MmHg ...

Nội dung bài viết

  • 1 1. Áp suất là gì ?
  • 2 2. Các đơn vị đo áp suất được sử dụng phổ biến hiện nay
  • 3 3. Bảng chuyển đổi giữa các đơn vị đo áp suất
      • 3.0.1 Các đơn vị đo áp suất được sử dụng phổ biến

Chúng ta đã quá quen thuộc với các đồng hồ đo áp suất hay các cảm biến áp suất. Yếu tố quan trọng nhất để chọn các thiết bị đó chính là xác định được range áp suất cần đo. Thông thường, đơn vị áp suất được sử dụng là bar. Tuy nhiên trong một số trường hợp lại dùng đơn vị là psi, Mpa… Vậy các đơn vị đo áp suất này có ý nghĩa gì ? Và chúng có mối liên hệ nào với nhau không ? Hãy cùng đọc qua bài viết này để hiểu rõ hơn nhé.

Bảng chuyển đổi đơn vị đo áp suất

Hiện nay, các đồng hồ đo áp suất được sử dụng rất phổ biến. Mỗi hãng sản xuất có kiểu dáng thiết kế riêng và chọn cho riêng mình một đơn vị đo áp suất. Như hình trên, chúng ta có thể thấy 2 đơn vị đo áp suất được sử dụng là: psi và kg/cm2. Trên thực tế, các đơn vị đo áp suất rất đa dạng như: bar, Mpa, Kpa, mmHg, psi, mbar,…. Việc chọn đơn vị đo nào phụ thuộc rất nhiều vào ứng dụng mà họ muốn đo áp suất. Vậy áp suất là gì ? Tại sao lại có sự khác nhau giữa các đơn vị đo ? Để trả lời được những câu hỏi đó điều đầu tiên chúng ta cần tiềm hiểu chính là khái niệm áp suất.

1. Áp suất là gì ?

Bảng chuyển đổi đơn vị đo áp suất phổ biến

Áp suất là một đại lượng vật lý được định nghĩa là lực trên một đơn vị diện tích tác dụng theo chiều vuông góc với bề mặt của vật thể. Nói một cách đơn giản hơn thì áp suất chính là độ lớn của lực tác động lên một bề mặt diện tích theo phương vuông góc. Vì thế đơn vị của áp suất là N/m² hay còn gọi là Pa (Pascal). Để hiểu rõ hơn về các loại áp suất và cách đo áp suất như thế nào thì các bạn có thể xem qua bài viết giới thiệu về nguyên lý hoạt động của cảm biến áp suất.

2. Các đơn vị đo áp suất được sử dụng phổ biến hiện nay

Có nhiều phương pháp để đo áp suất nhưng thông dụng nhất vẫn là sử dụng đồng hồ và cảm biến. Đối với đồng hồ thì việc chọn đơn vị đo cho nó sẽ phụ thuộc vào ứng dụng thực tế. Tuy nhiên một số đơn vị đo áp suất được sử dụng phổ biến nhất hiện nay có thể kể đến như: bar, Kpa, Mpa, mbar, psi, mmHg, mmH2O…

Bảng chuyển đổi đơn vị đo áp suất phổ biến hiện nay

Thông thường, trên mỗi đồng hồ đo áp suất chỉ có duy nhất một đơn vị là: bar, psi, Mpa…. Tuy nhiên, trong một số trường hợp chúng ta hoàn toàn có thể chọn loại đồng hồ hiển thị cùng lúc 2 đơn vị đo khác nhau như: bar & psi; kg/cm2 & Mpa…..

Đối với cảm biến áp suất thì hoàn toàn khác. Nó có nhiệm vụ là quy đổi từ giá trị áp suất sang giá trị điện (4-20mA hoặc 0-10V). Vì thế chúng ta không thể chọn cho nó đơn vị đo theo ý muốn. Mà chúng ta chỉ chọn range đo cho nó thấp hơn range đo thực tế. Để làm được điều này chúng ta cần nắm được mối liên hệ giữa các đơn vị đo áp suất. Bởi vì khi nắm được mối liên hệ này thì chúng ta hoàn toàn có thể chọn loại cảm biến áp suất bất kỳ mà không cần phụ thuộc vào đơn vị của nó.

3. Bảng chuyển đổi giữa các đơn vị đo áp suất

Trên thực tế hiện nay, các đơn vị đo áp suất rất đa dạng. Vì thế, trong bài viết này tôi chỉ đề cập đến các đơn vị đo thông dụng nhất. Các bạn muốn hiểu rõ hơn thì có thể tham khảo ở những bài viết sau.

Đơn vị áp suất mà được sử dụng phổ biến nhất là bar. Vì thế tôi sẽ chọn đơn vị này làm chuẩn và quy đổi từ đơn vị này sang các đơn vị đo khác.

  • 1 bar = 1000 mbar
  • 1 bar = 0.1 Mpa
  • 1 bar = 100 Kpa
  • 1 bar = 1.02 kg/cm²
  • 1 bar = 10197.16 kg/m²
  • 1 bar = 100000 Pa
  • 1 bar = 0.99 atm
  • 1 bar = 0.0145 Ksi
  • 1 bar = 14.5 psi
  • 1 bar = 10.19 mH2O
  • 1 bar = 750 mmHg
  • 1 bar = 401.5 inH2O
  • 1 bar = 750 Torr

Các đơn vị đo áp suất thông dụng

Các đơn vị đo áp suất được sử dụng phổ biến

Trên thực tế, có thể sử dụng đơn vị khác để làm chuẩn. Và dựa vào bảng quy đổi trên chúng ta hoàn toàn có thể chuyển đổi dễ dàng giữa các don vi do ap suat voi nhau. Ví dụ bạn muốn mua đồng hồ áp suất đo 0-10 Mpa. Dựa vào bảng trên chúng ta có thể hoàn toàn đổi ra bar là 0-100 bar và chọn đồng hồ tương ứng.

Hy vọng với những chia sẻ trên sẽ giúp cho các bạn hiểu rõ hơn về các đơn vị đo áp suất và quy tắc chuyển đổi qua lại giữa các đơn vị đo. Từ đó giúp ích cho các bạn trong học tập hoặc công việc sau này. Mọi thắc mắc hoặc đóng góp ý kiến các bạn vui lòng comment bên dưới hoặc liên hệ:

⇒⇒⇒⇒⇒⇒⇒⇒⇒⇒Bộ chia tín hiệu 4-20mA Z170REG-1⇐⇐⇐⇐⇐⇐⇐⇐⇐⇐

Công ty TNHH Kỹ thuật Tự động Hưng Phát

Sale manager

Kỹ Sư Cơ Điện

0972 56 05 06 – Mr. Thành

Mail: thanh.nguyen@huphaco.vn

Website:  www.vandieukhien.vn

Đ/C: Rosita Khang Điền; Phường Phú Hữu, Q9, TP.HCM

Từ khóa » Cách Quy đổi Kw Sang Mpa