Bằng Cử Nhân Là Gì? Hệ Thống Văn Bằng Theo Luật Giáo Dục Việt Nam?

Mục lục bài viết

  • 1 1. Bằng cử nhân là gì?
  • 2 2. Một số điều cần biết về bằng cử nhân hiện nay:
  • 3 3. Hệ thống văn bằng theo Luật giáo dục Việt Nam:
  • 4 4. Một số quy định liên quan đến văn bằng theo Luật giáo dục Việt Nam:

1. Bằng cử nhân là gì?

Bằng cử nhân là một cấp học sau trung học, thông thường nó yêu cầu bốn năm toàn thời gian học để hoàn thành Bằng cử nhân. Trong bốn năm đó, bạn sẽ hoàn thành các khoản tín dụng trong học kỳ 120 hoặc chỉ xoay quanh các khóa học đại học 40. Nếu trường đại học của bạn sử dụng một nền tảng quý thay vì hệ thống học kỳ, bạn sẽ muốn hoàn thành ít nhất tín dụng quý 180 để kiếm được công nhận chương trình cử nhân.

Bằng cử nhân là một chương trình đại học sau trung học. Về mặt lịch sử, thuật ngữ “bằng đại học” có nghĩa là bằng cử nhân hoặc bằng bốn năm thông thường. Chúng cũng đôi khi được gọi là bằng tú tài. Các trường cao đẳng nghệ thuật tự do được công nhận trong khu vực cấp phần lớn bằng cử nhân trong Hoa Kỳ

Các lớp nghệ thuật tự do là cần thiết cho tất cả các loại bằng cử nhân. Nói chung, hơn năm mươi phần trăm bằng cử nhân được làm từ giáo dục phổ thông hoặc các lớp nghệ thuật tự do trong các lĩnh vực như tiếng Anh, tư duy phản biện, tâm lý học, toán học và lịch sử.

Thông thường chỉ có 30 đến 36 tín chỉ – 10 đến 12 lớp – có thể sẽ sớm có trong lĩnh vực nghiên cứu chính của bạn.

Bằng cử nhân vẫn là tiêu chuẩn để đầu vào nhiều nghề nghiệp chuyên nghiệp vì kiếm được nó có thể là tấm vé cho một sự nghiệp hứa hẹn hơn.

Như vậy, bằng cử nhân có vai trò rất quan trọng đối với cuộc sống của mỗi người. Bằng cử nhân chính là cơ hội để có cơ hội việc làm cao hơn so với những cá nhân chỉ tốt nghiệp trung học hoặc trung học phổ thông.

Bằng cử nhân tiếng Anh là License

Những thuật ngữ pháp lý liên quan dịch sang tiếng Anh:

Bằng cử nhân License
Giáo dục Education
Hệ thống System
Pháp luật Law

2. Một số điều cần biết về bằng cử nhân hiện nay:

Hiện nay có 2 loại bằng cử nhân được sử dụng chủ yếu là Bachelor of Art (BA) và Bachelor of Science (B.S). Trong đó Bachelor of Science (B.S) sẽ dành cho những sinh viên theo học những chương trình đào tạo chuyên sâu liên quan đến ngành học của họ. Ngoài ra, với một số ngành thiên về nghệ thuật thì lại sử dụng Bachelor of Fine Arts (BFA).

Để nhận được bằng cử nhân sẽ có những yêu cầu, điều kiện riêng. Ngoài việc phải hoàn thành chương trình học thì với mỗi trường sẽ có những quy định riêng. Ví dụ như sinh viên phải có chứng chỉ tin học, tiếng Anh phù hợp với ngành học của mình. Một số loại bằng cử nhân thông dụng có thể kể đến như: cử nhân luật, cử nhân kinh tế, cử nhân điều dưỡng,…

  • Một số thuận lợi khi sở hữu bằng cử nhân

Sau 12 năm đèn sách, bản thân mỗi người chúng ta đều hy vọng sẽ thi đỗ vào một trường đại học mà mình mong muốn.  Bởi đây sẽ là tiền để để bạn hiện thực hóa ước mơ của mình cũng như có một tương lai tốt đẹp hơn. Không phải ngẫu nhiên mà việc theo học đại học lại là ước muốn của rất nhiều bạn học sinh cũng như người thân của họ. Lý do là bởi, sau khi học xong đại học, cầm trong tay tấm bằng cử nhân bạn sẽ có nhiều cơ hội hơn so với những người học cao đẳng, trung cấp. Cụ thể:

Thứ nhất: môi trường này bạn sẽ được học những kiến thức chuyên sâu phục vụ cho ngành nghề tương lai của bạn. Hơn nữa trong quá trình học, thầy cô cũng sẽ có những định hướng về mục tiêu sau này cho các bạn, về tính chất công việc mà bạn sẽ làm. Đó chính là nền tảng để bạn phục vụ cho công việc sau này của mình. Sau khi tốt nghiệp, cầm bằng cử nhân trong tay bạn sẽ dễ dàng xin việc hơn, các nhà tuyển dụng cũng coi trọng bạn hơn.

Thứ hai: Khi xin việc có bằng cử nhân bạn có thể dễ dàng thỏa thuận mức lương mà mình mong muốn, khả năng thăng tiến của bạn cũng dễ dàng hơn. Ví dụ nếu bạn có bằng cử nhân kinh tế, ngoài việc xin vào môi trường nhà nước thì cũng có rất nhiều công ty tư nhân đang chào đón bạn. Nếu bạn có bằng cấp thì chỉ sau một thời gian làm nhân viên bạn hoàn toàn có thể đảm nhiệm những vị trí cao hơn.

Thứ ba: khi bạn đã học xong chương trình cử nhân bạn hoàn toàn có thể học lên những bậc học chuyên sâu hoặc những cấp học cao hơn như thạc sĩ, tiến sĩ. Ví dụ bạn học ngành y và sau khi tốt nghiệp, bạn có thể học chuyên sâu hơn để trở thành bác sĩ chuyên khoa. Điều này đặc biệt quan trọng đối với công việc của bạn, cho dù bạn đang hướng đến làm việc ở môi trường nhà nước hay tư nhân.

3. Hệ thống văn bằng theo Luật giáo dục Việt Nam:

Hiện nay, theo quy định của Luật giáo dục Việt Nam thì văn bằng của hệ thống giáo dục quốc dân gồm:

  • Bằng tốt nghiệp trung học cơ sở;

Để được cấp bằng tốt nghiệp trung học cơ sở thì bắt buộc phải thực hiện giáo dục trung học cơ sở trong 04 năm học, từ lớp sáu đến hết lớp chín. Học sinh vào học lớp sáu phải hoàn thành chương trình tiểu học. Tuổi của học sinh vào học lớp sáu là 11 tuổi và được tính theo năm;

  • Bằng tốt nghiệp trung học phổ thông;

Giáo dục trung học phổ thông được thực hiện trong 03 năm học, từ lớp mười đến hết lớp mười hai. Học sinh vào học lớp mười phải có bằng tốt nghiệp trung học cơ sở. Tuổi của học sinh vào học lớp mười là 15 tuổi và được tính theo năm

  • Bằng tốt nghiệp trung cấp;
  • Bằng tốt nghiệp cao đẳng;
  • Bằng cử nhân;
  • Bằng thạc sĩ;
  • Bằng tiến sĩ;
  • Văn bằng trình độ tương đương.

4. Một số quy định liên quan đến văn bằng theo Luật giáo dục Việt Nam:

Thứ nhất, thẩm quyền cấp văn bằng

  • Bằng tốt nghiệp trung học cơ sở do trưởng phòng giáo dục và đào tạo cấp;
  • Bằng tốt nghiệp trung học phổ thông do giám đốc sở giáo dục và đào tạo cấp;
  • Bằng tốt nghiệp trung cấp sư phạm, bằng tốt nghiệp cao đẳng sư phạm do người đứng đầu cơ sở đào tạo giáo viên hoặc người đứng đầu cơ sở giáo dục đại học có ngành đào tạo giáo viên cấp;
  • Văn bằng giáo dục đại học do giám đốc đại học, hiệu trưởng trường đại học, giám đốc học viện, viện trưởng viện nghiên cứu khoa học được phép đào tạo và cấp văn bằng ở trình độ tương ứng cấp;
  • Giám đốc đại học cấp văn bằng giáo dục đại học cho người học của các đơn vị đào tạo, nghiên cứu trực thuộc (trừ các trường đại học thành viên).

Lưu ý: Giám đốc sở giáo dục và đào tạo, thủ trưởng cơ sở giáo dục cấp chứng chỉ cho người học theo quy định.

Thứ hai, điều kiện cấp văn bằng

  • Văn bằng của hệ thống giáo dục quốc dân được cấp cho người học sau khi tốt nghiệp cấp học hoặc sau khi hoàn thành chương trình đào tạo, đạt chuẩn đầu ra của trình độ đào tạo theo quy định và hoàn thành nghĩa vụ, trách nhiệm của người học.
  • Chứng chỉ của hệ thống giáo dục quốc dân được cấp cho người học để xác nhận kết quả học tập sau khi được đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ học vấn, nghề nghiệp hoặc cấp cho người dự thi lấy chứng chỉ theo quy định của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo.

Thứ ba, thời hạn cấp văn bằng

– Người có thẩm quyền quy định tại khoản 1 Điều 15 của Quy chế này có trách nhiệm cấp văn bằng cho người học trong thời hạn sau:

+ 75 ngày kể từ ngày có quyết định công nhận tốt nghiệp trung học cơ sở, trung học phổ thông;

+ 30 ngày kể từ ngày có quyết định công nhận tốt nghiệp trung cấp sư phạm, cao đẳng sư phạm, đại học;

+ 30 ngày kể từ ngày có quyết định công nhận tốt nghiệp và cấp bằng thạc sĩ;

+ 30 ngày kể từ ngày có quyết định công nhận học vị tiến sĩ và cấp bằng tiến sĩ.

– Người có thẩm quyền quy định tại khoản 2 Điều 15 của Quy chế này có trách nhiệm cấp chứng chỉ cho người học chậm nhất là 30 ngày kể từ ngày kết thúc khóa đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ học vấn, nghề nghiệp hoặc dự thi lấy chứng chỉ.

– Trong thời gian chờ cấp văn bằng, người học đủ điều kiện cấp bằng tốt nghiệp được cơ sở giáo dục nơi đã theo học cấp giấy chứng nhận tốt nghiệp tạm thời. Giám đốc sở giáo dục và đào tạo quy định mẫu giấy chứng nhận tốt nghiệp tạm thời cho người đủ điều kiện cấp bằng tốt nghiệp trung học cơ sở, bằng tốt nghiệp trung học phổ thông trên địa bàn; người đứng đầu cơ sở đào tạo giáo viên, cơ sở giáo dục đại học quy định mẫu giấy chứng nhận tốt nghiệp tạm thời cho người đủ điều kiện cấp bằng tốt nghiệp trung cấp sư phạm, bằng tốt nghiệp cao đắng sư phạm và văn

Thứ tư, thẩm quyền quyết định chỉnh sửa nội dung văn bằng

Người có thẩm quyền quyết định chỉnh sửa nội dung văn bằng, chứng chỉ là thủ trưởng cơ quan đã cấp văn bằng, chứng chỉ và đang quản lý sổ gốc cấp văn bằng, chứng chỉ. Trường hợp cơ quan có thẩm quyền cấp văn bằng, chứng chỉ đã sáp nhập, chia, tách, giải thể thì người có thẩm quyền quyết định chỉnh sửa nội dung văn bằng, chứng chỉ là thủ trưởng cơ quan đang quản lý sổ gốc cấp văn bằng, chứng chỉ. Người được cấp văn bằng, chứng chỉ có quyền yêu cầu chỉnh sửa nội dung ghi trên văn bằng, chứng chỉ trong các trường hợp sau:

  • Được cơ quan có thẩm quyền quyết định thay đổi hoặc cải chính hộ tịch;
  • Được xác định lại dân tộc, xác định lại giới tính;
  • Được bổ sung hộ tịch, điều chỉnh hộ tịch;
  • Được đăng ký khai sinh quá hạn, đăng ký lại việc sinh.

Các văn bản pháp luật có liên quan đến bài viết:

  • Luật giáo dục 2019;
  • Thông tư 21/2019/TT-BGDĐT ban hành quy chế quản lý bằng tốt nghiệp trung học cơ sở, bằng tốt nghiệp trung học trung học phổ thông, bằng tốt nghiệp trung cấp sư phạm, bằng tốt nghiệp cao đẳng sư phạm, văn bằng giáo dục đại học và chứng chỉ của hệ thống giáo dục quốc dân.

Từ khóa » Trình độ Học Vấn Cử Nhân Là Gì