Bảng đo đường Huyết Tiết Lộ Sức Khỏe Của Bạn Như Thế Nào? - YouMed
Có thể bạn quan tâm
Nội dung bài viết
- Sơ lược về chỉ số đường huyết trong bảng đo
- Bảng đo đường huyết chuẩn xác
- Bảng đo đường huyết cùng những cảnh báo sức khỏe
- Những tác động có thể thay đổi chỉ số đường huyết
- Lời khuyên từ bác sĩ
Bảng đo đường huyết tiện lợi và hữu dụng cho mọi người, đặc biệt là người bệnh tiểu đường. Dẫu vậy, bảng chỉ số này vẫn có những mức khiến ta khó nhớ và áp dụng. Vậy nên trong bài viết sau đây, ThS.BS Vũ Thành Đô sẽ giúp bạn hiểu nhiều hơn về bảng đo đường huyết. Đồng thời cung cấp cho bạn những giải pháp điều chỉnh đường huyết sao cho phù hợp.
Sơ lược về chỉ số đường huyết trong bảng đo
Chỉ số đường huyết là chỉ số chuyển hóa carbohydrate trong cơ thể. Những thực phẩm sau khi được ăn, sẽ chuyển hóa dưới dạng glucose, còn gọi là đường huyết. Để theo dõi đường huyết chính xác, chuyên gia y tế sẽ xét nghiệm HbA1c.
Chỉ số HbA1c
Theo nghiên cứu, chỉ số này sẽ cho biết mức đường huyết trung bình trong 3 tháng. qua. Chỉ số này có khá nhiều cách gọi tên. Như là xét nghiệm Hemoglobin A1c, xét nghiệm hemoglobin glycated, xét nghiệm glycohemoglobin. Dù cho gọi tên như thế nào thì bản chất đây vẫn là tỷ lệ hồng cầu có huyết sắc tố gắn glucose.
Máu hay còn có bản chất là hemoglobin. Bản chất chúng là một loại protein giàu chất sắt. Có vai trò vận chuyển oxy từ phổi đến các cơ quan khác. Khi glucose đi vào máu, chúng sẽ liên kết với hemoglobin. Càng có nhiều glucose thì sẽ càng có nhiều hemoglobin liên kết. Do hồng cầu có đời sống trung bình là 120 ngày, nên xét nghiệm này sẽ cho ta chỉ số đường huyết trong 3 tháng gần đây.
Chỉ số đo đường huyết trung bình (EAG) trong bảng đo
Có nhiều cách thể hiện đơn vị đo của HbA1c. Các đơn vị đo đường huyết đã được thông qua bởi 4 tổ chức uy tín trên thế giới. Đó là Hiệp hội Đái tháo đường Mỹ (ADA), Liên đoàn Quốc tế về Hóa học lâm sàng và xét nghiệm Y khoa (IFCC), Tổ chức Nghiên cứu về Đái tháo đường Châu Âu (EASD) và liên đoàn Đái tháo đường Quốc tế. 3 đơn vị tính được thông qua là:
- Tính theo tỷ lệ phần trăm.
- Tính theo đơn vị IFCC (mmol/mol), ngày nay ít sử dụng.
- Tính theo ước lượng glucose máu trung bình (eAG) theo đơn vị là mg/dL và mmol/L.
Bảng đo đường huyết chuẩn xác
Nhằm giúp đọc giả có cái nhìn trực quan hơn về chỉ số này, ThS.BS Vũ Thành Đô sẽ liệt kê các chỉ số đo đường huyết trong bảng sau:
HbA1c | Chỉ số đo đường huyết trung bình (EAG) | ||
Mức lý tưởng | <5,7% | < 117 mg/dL | 6,5 mmol/L |
Tiền đái tháo đường | 5,7-6,4% | 117 – 137 mg/dL | 6,5 – 7,6 mmol/L |
Đái tháo đường | >6,4% | > 137 mg/dL | > 7,6 mmol/L |
Nguy cơ mắc biến chứng tăng dần | 6,5% | 140 mg/dL | 7,8 mmol/L |
7,0% | 154 mg/dL | 8,6 mmol/L | |
7,5% | 169 mg/dL | 9,4 mmol/L | |
8,0% | 183 mg/dL | 10,1 mmol/L | |
8,5% | 197 mg/dL | 10,9 mmol/L | |
9,0% | 212 mg/dL | 11,8 mmol/L | |
9,5% | 226 mg/dL | 12,6 mmol/L | |
10,0% | 240 mg/dL | 13,4 mmol/L |
Bảng đo đường huyết cùng những cảnh báo sức khỏe
Những chỉ số về đường huyết giúp chúng ta phần nào kiểm soát đường huyết chặt chẽ. Song song đó, điều này giúp tránh được những nguy cơ bệnh lý khó điều trị và kiểm soát. Những mốc chỉ số đường huyết trong bảng sau sẽ phần nào hướng dẫn bạn có giải pháp cụ thể:
Mức đường huyết đo lúc đói | Cảnh báo sức khỏe |
Dưới 50 mg/dL | Cần bổ sung đồ ngọt ngay đồng thời đến trung tâm y tế gần nhất |
70 – 90 mg/dL | Cần bổ sung đường nếu có biển hiện thực thể của hạ đường huyết. Nếu tình trạng không hồi phục, cần đến bệnh viện ngay. |
90 – 120 mg/dL | Mức đường huyết bình thường |
120 – 137 mg/dL | Cần đến khám và ngăn chặn nguy cơ bệnh lý đái tháo đường |
160 – 240 mg/dL | Cần cải thiện đường huyết ngay bằng cách thay đổi lối sống, ăn uống. Và kết hợp sinh hoạt và điều trị thuốc. |
240 – 300 mg/dL | Kiểm soát chặt chẽ bữa ăn và điều chỉnh lại thuốc đái tháo đường phù hợp |
Trên 300 mg/dL | Cần đến bệnh viện ngay. Tránh tình trạng hôn mê do đường huyết cao. |
Trong đó, chỉ số đường huyết đói là khi bạn đã nhịn ăn ít nhất 8 tiếng.
Những tác động có thể thay đổi chỉ số đường huyết
Chỉ số đường huyết có thể được xem như chỉ số năng lượng của các cơ quan. Cơ thể cần rất nhiều đường để duy trì hoạt động sống còn. Chính vì thế, những sinh hoạt thường ngày là yếu tố tác động trực tiếp lên chúng. Bao gồm:
Sự căng thẳng
Bạn có biết khi bạn căng thẳng, cơ thể sẽ tăng đường huyết. Những cơ quan sẽ tăng tiết các hormone và chất dinh dưỡng bao gồm tăng đường. Cơ chế này sẽ giải tỏa những căng thẳng. Nhưng nó không tốt về lâu dài.
Rối loạn giấc ngủ
Thiếu ngủ hay mất ngủ, ngủ chập chờn đều làm tăng đường huyết. Chất lượng giấc ngủ này giữ vai trò cốt lõi duy trì đường huyết của những bệnh nhân đái tháo đường. Hiện tượng lượng đường trong máu cao cũng có thể xuất phát từ rối loạn giấc ngủ. Vì thế nếu bạn có rối loạn đường huyết, cần nâng cao giấc ngủ hơn..
Nhiễm trùng
Tình trạng mắc bệnh cảm cúm hay những bệnh truyền nhiễm dễ khiến người ta hạ đường huyết. Bởi lẽ tình trạng mệt mỏi làm người bệnh chán ăn. Vì thế người bị thiếu dinh dưỡng dễ hạ đường huyết hơn.
Thuốc
Có nhiều loại thuốc điều trị bệnh làm tăng đường huyết. Dù không phải điều trị đái tháo đường nhưng chúng vẫn làm tăng đường trong máu. Một số thuốc lợi tiểu điều trị bệnh tăng huyết áp có cơ chế bài xuất kali khi tiểu. Cũng vì thế mà nó làm tăng lượng đường huyết. Ngoài ra còn có một số thuốc gây tăng đường như: thuốc an thần, thuốc kháng histamin, corticosteroid,…
Lời khuyên từ bác sĩ
Theo cập nhật mới nhất, xét nghiệm HbA1c là phương pháp đo đường huyết chính xác nhất. Mục tiêu HbA1c sẽ áp dụng cho từng cá nhân, phụ thuộc vào: tuổi tác, thể trạng, thai kỳ, thời gian mắc bệnh tiểu đường nếu đã được chẩn đoán, bệnh đồng mắc…Vì thế bác sĩ thường khuyên mức HbA1c dành cho những đối tượng cụ thể.
Mức HbA1c dưới 6,5% dành cho những đối tượng sau
- Dưới 40 tuổi.
- Đã từng mắc đái tháo đường thai kỳ.
- Đã từng mắc rối loạn dung nạp đường.
- Đái tháo đường đang dùng metformin.
Mức HbA1c là 7,0 – 8,5% dành cho những đối tượng sau
- Trên 60 tuổi.
- Đã và đang mắc bệnh đái tháo đường mạn tính.
- Mắc bệnh tiểu đường khó kiểm soát.
- Đã từng hạ đường huyết trước đây.
- Đã có biến chứng bệnh tiểu đường.
- Có bệnh mạn tính khác đi kèm.
Bảng đo đường huyết nêu trên giúp bạn tiện lợi và dễ đo lường chỉ số của bản thân. Bạn có thể đối chiếu chỉ số của mình với bảng từ đó đề ra cho bản thân giải pháp phù hợp. Song song đó, bạn cần lưu ý những yếu tố tác động lượng đường trong máu. Tránh những tác động này và duy trì mức đường phù hợp theo từng nhóm đối tượng.
Từ khóa » đo đường Huyết
-
5 Sai Lầm Khi đo đường Huyết Tại Nhà
-
Đo đường Huyết Lúc Nào Chính Xác Nhất? - Vinmec
-
Chỉ Số đường Huyết Của Người Bình Thường Là Bao Nhiêu? - Vinmec
-
Chỉ Số đường Huyết Bao Nhiêu Là Chuẩn - Tư Vấn Chi Tiết Từ Bác Sĩ
-
Hướng Dẫn đo đường Huyết Tại Nhà Và đọc Kết Quả ... - Hello Bacsi
-
Hướng Dẫn Cách đo Chỉ Số đường Huyết Tại Nhà
-
Cách đo đường Huyết Tại Nhà Nhanh Chóng, Hiệu Quả, Chính Xác
-
Cách Tính Chỉ Số đường Huyết đơn Giản: Ai Cũng Có Thể Tính - YouMed
-
Những Sai Lầm Khi đo đường Huyết Tại Nhà - VnExpress Sức Khỏe
-
Có Nên đo đường Huyết Liên Tục Trong Ngày? - VnExpress Sức Khỏe
-
Chỉ Số đường Huyết Và Giới Hạn Bình Thường | BvNTP
-
Mua Online Máy Đo Đường Huyết Chất Lượng Giá Tốt
-
Top Máy Đo Đường Huyết Thử Tiểu Đường Tốt Nhất 2022
-
FreeStyle Libre – Hệ Thống đo Và Theo Dõi Glucose Liên Tục Không Sử ...