Bảng đơn Vị đo Diện Tích đất Của Việt Nam - Vgbc

Trong cuộc sống hàng ngày, bất kỳ ai trong chúng ta đều có khi cần phải sử dụng tới các đơn vị đo diện tích đất ở Việt Nam, đặc biệt là nông dân và những người buôn bán bất động sản… Chính vì thế, chúng ta cần phải nắm được thông tin về đơn vị đo diện tích đất của Việt Nam.

 Bảng đơn vị đo diện tích đất của Việt Nam

Mục Lục

Đơn vị đo diện tích đất nông nghiệp

Mẫu là một đơn vị đo được người Việt Nam sử dụng rất phổ biến trong nông nghiệp. 1 mẫu bằng 1 sào bắc bộ. Tùy từng vùng miền là diện tích của 1 mẫu sẽ có sự khác nhau. Trong nội dung bài viết này, chúng ta sẽ đề cập đến 1 mẫu của Việt Nam.

Theo Nghị định 86/2012/ND-CP có hướng dẫn rất cụ thể về Luật đo lường như sau:

  • 1 Mẫu Bắc Bộ = 10 sào Bắc Bộ = 3.600 m2
  • 1 Mẫu Trung Bộ = 10 sào Trung Bộ = 4999,5 m2
  • 1 Mẫu Nam Bộ = 10 công Nam Bộ = 12.960 m2
  • 1 công đất Nam Bộ bằng 1296 m2 nên 1 mẫu Nam Bộ bằng 10 công và bằng 12.960 m2
  • 1 sào Bắc Bộ = 15 thước = 360 m2
  • 1 sào Trung Bộ = 15 thước = 499,95 m2
  • 1 thước Bắc Bộ = 24 m2
  • 1 thước Trung Bộ = 33,33 m2

Không ít người vẫn có suy nghĩ rằng 1 mẫu Nam Bộ có diện tích bằng 10.000 m2. Tuy nhiên, theo đúng quy định thì 1 mẫu Nam Bộ có diện tích chính xác là 12.960 m2.

Theo đơn vị đo chuẩn Quốc tế thì 1 ha sẽ tương đương với 10.000 m2. Nên chúng ta có thể quy đổi đơn vị đo diện tích đất như sau:

  • 1 mẫu Bắc Bộ = 0.36 ha
  • 1 mẫu Trung Bộ = 0.49995 ha
  • 1 mẫu Nam Bộ = 1.296 ha

>>> Tìm hiểu thêm về ký hiệu và các đơn vị đo chiều dài của Mỹ

Bảng đơn vị đo diện tích đất của Việt Nam

Làm thế nào để đổi đơn vị đo diện tích một cách dễ dàng?

Cũng giống như đơn vị đo độ dài, để các em học sinh tránh gặp phải những sai sót thì giáo viên có thể hướng dẫn học sinh cách lập bảng đổi đơn vị đo ra nháp. Với cách làm này thì giáo viên cần phải lưu ý cho học sinh về quan hệ của các đơn vị đo.

2 đơn vị đo liền nhau sẽ hơn kém nhau khoảng 100 lần nên khi tiến hành đổi đơn vị đo từ lớn sang nhỏ thì với mỗi đơn vị đo liền kề nhau sẽ phải thêm vào 2 chữ số 0 ở đằng sau (đối với số tự nhiên) hoặc dịch chuyển vị trí của dấu phẩy sang phải mỗi đơn vị đo 2 chữ số.

>>Click tìm hiểu thêm: Dặm là gì? Một dặm bằng bao nhiêu m, km? Để tránh bị sai lầm về ước lượng độ dài mà đa số mọi người hay mắc phải hiện nay.

Ví dụ 1: Đổi 1,25 km2 sang m2

Đầu bài km2 hm2 dam2 m2
1,25 km2 0 1 2 5 0 0 0 0

Kết quả của ví dụ này là: 1.250.000 m2

Ví dụ 2: Đổi số đo 125 m2 sang hm2

Đầu bài hm2 dam2 m2
125 m2 0 0 0 1 2 5

Kết quả thu được sau khi đổi: 0,0125 hm2

Những lưu ý quan trọng khi lập bảng đổi đơn vị đo diện tích

Khi đổi đơn vị đo diện tích theo phương pháp lập bảng để quy đổi thì các em học sinh cần phải lưu ý những vấn đề quan trọng sau đây:

  • Các em học sinh có thể lập cả bảng đơn vị đo diện tích hoặc tùy theo đơn vị đo lớn nhất và nhỏ nhất trong bài tập là gì để lựa chọn số cột dọc phù hợp nhất.
  • Phải viết đúng cột giá trị của đơn vị theo đề bài
  • Tùy theo từng yêu cầu cụ thể của đề bài yêu cầu đổi đơn vị đo độ dài nào thì phải đánh dấu phẩy sau 2 chữ số của đơn vị đo đó hoặc chọn giá trị phù hợp nhất với đơn vị cần đổi.
  • Trong bảng phân tích mỗi đơn vị phải có đủ cả 2 chữ số. Nếu ở đơn vị tương ứng nào chỉ có 1 chữ số hoặc không có chữ số nào thì chúng ta sẽ điền chữ số 0 vào các chỗ trống.

Hy vọng rằng bài viết trên đây đã giúp cho các bạn hiểu thêm về đơn vị đo diện tích đất của Việt Nam cùng với những quy ước chung về đo lường, cách đổi đơn vị đo và những lưu ý quan trọng khi đổi đơn vị đo. Với những thông tin trong bài viết trên, chắc chắn các bạn sẽ tiến hành đổi đơn vị đo diện tích một cách đơn giản và dễ dàng.

Facebook Comments Box 5/5 - (1 bình chọn)

Từ khóa » đơn Vị Tính Sào