Bảng đơn Vị đo độ Dài, Cách Học đơn Vị đo độ Dài Nhanh, đơn Giản
Có thể bạn quan tâm
Đơn vị đo độ dài nói riêng và hệ thống các đơn vị đo lường nói chung rất quan trọng, con người đã sớm nhận ra điều đó khi bắt đầu xây dựng hay làm nên những công trình kiến trúc, hay tính toán nhiều thứ khác nữa trong cuộc sống. Thuở sơ khai tổ tiên loài người tìm ra những quy luật cũng như đại lượng phù hợp nhất để gọi tên và làm chuẩn mực, dễ dàng cho nhiều nghiên cứu, tính toán có ích và còn sử dụng mãi đến nay.
Nhưng hệ thống các đơn vị độ dài đó bao gồm những đơn vị nào, được sử dụng trên thế giới hay chỉ một vài nơi? Có tất cả những đơn vị đo độ dài nào trên thế giới? Chung ta cùng tìm hiểu qua bài viết sau:
Bảng đơn vị đo độ dài là gì?
Bảng đơn vị đo độ dài là một phần kiến thức cần ghi nhớ để có thể áp dụng các bài toán đo độ dài hay tiến hành đổi đơn vị độ dài nhanh nhất. Bao gồm những đơn vị đo độ dài cơ bản, phổ thông hiện nay.
Đơn vị đo độ dài là gì?
Đơn vị: là đại lượng dùng để đo, tính toán trong các lĩnh vực: toán, vật lí, hóa và các lĩnh vực trong đời sống.
Độ dài: là khoảng cách giữa hai điểm, từ điểm này sang điểm khác.
Đơn vị đo độ dài: là đại lượng dùng để đo khoảng cách giữa hai điểm, dựa vào đó để so sánh độ lớn giữa các độ dài khác nhau.
Một đơn vị đo chiều dài là một chiều dài chuẩn (thường không đổi theo thời gian) dùng để làm mốc so sánh về độ lớn cho mọi chiều dài khác.
Đơn vị đo lường quan trọng nhất là đơn vị đo chiều dài: 1 mét đã từng được định nghĩa là 1/10.000.000 của khoảng cách từ cực tới xích đạo.
Nhìn tổng thể cuộc sống này có rất nhiều thứ cần được đong đếm, đo lường kể cả trong thời xưa lẫn hiện nay. Đổi đơn vị đo là một kỹ năng làm toán rất quan trọng và thường gặp. Ngay từ khi mới tiếp xúc với con chữ, trẻ nhỏ đã được học đếm, học phân biệt dài, ngắn, học cách dùng thước. Nhắc tới toán đại lượng thì có lẽ ám ảnh nhất với học sinh là đổi đại lượng. Đây nhìn có vẻ dễ nhưng là phần rất dễ mắc lỗi của học sinh vì ghi sai đơn vị, đổi nhầm các đại lượng đo với nhau.
Bảng đơn vị đo độ dài toán học
Những lưu ý khi học bảng đơn vị đo độ dài
Học và nhớ các đơn vị đo độ dài cần có những kinh nghiệm và cách ghi nhớ vắn tắt nhất có thể, vì rất dễ nhầm lẫn khi chúng ta tiến hành đổi từ đơn vị này sang đơn vị khác. Sau đây chúng ta sẽ học bảng đơn vị đo độ dài này một cách nhanh và dễ hiểu nhất.
Cách đọc và nhớ kí hiệu viết tắt của đơn vị đo độ dài
Giới thiệu về các đơn vị đo độ dài từ lớn đến bé như sau:
Đơn vị đo độ dài lớn nhất của bảng đơn vị đo độ dài là Ki-lô-mét (km).
Ki-lô-mét là đơn vị đo độ dài. Viết tắt là km.
Đơn vị liền sau Ki-lô-mét (km) là Héc-tô-mét (hm).
Héc-tô-mét là đơn vị đo độ dài. Viết tắt là hm.
Đơn vị liền sau Héc-tô-mét (hm) là Đề-ca-mét (dam)
Đề-ca-mét là đơn vị đo độ dài. Viết tắt là dam.
Đơn vị liền sau Đề-ca-mét (dam) là Mét (m).
Mét là đơn vị đo độ dài. Viết tắt là m.
Đơn vị liền sau Mét (m) là Đề-xi-mét (dm).
Đề-xi-mét là đơn vị đo độ dài. Viết tắt là m.
Đơn vị liền sau Đề-xi-mét (dm) là xen-ti-mét (cm)
Xen-xi-mét là đơn vị đo độ dài. Viết tắt là cm.
Đơn vị liền sau Xen-ti-mét (cm) là Mi-li-mét (mm)
Mi-ni-mét là đơn vị đo độ dài. Viết tắt là mm.
Cách ghi nhớ bảng đơn vị đo độ dài nhanh nhất
Mỗi đơn vị gấp 10 lần đơn vị liền sau; Mỗi đơn vị bằng 1/10 đơn vị liền trước.
Hướng dẫn cách đổi đơn vị đo chiều dài chính xác
Khi đổi từ đơn vị lớn hơn sang đơn vị bé hơn liền kề, thì nhân số đó với 10.
Ví dụ: 1 m = 1 x 10 = 10 dm
1 m = 1 x 100 = 100 cm
Ta có: 1 m = 10 dm = 100 cm
Hay ví dụ: 1 km = 10 hm = 100 dam
Khi đổi từ đơn vị bé hơn sang đơn vị lớn hơn liền kề, thì chia số đó cho 10.
Ví dụ: 50cm = 50 : 10 = 5 dm
Khi đổi đơn vị độ dài thì thừa số, số chia không phải là số đo, tức là số 100 trong phép tính đổi 1 m = 1 x 100 = 100 cm và số 10 trong phép đổi 50 cm = 50 : 10 = 5 dm, không phải là số đo, nó không có đơn vị đo.
Đơn vị đo độ dài trong các hệ đo lường
Trong hệ đo lường quốc tế
Hai đơn vị liên tiếp hơn kém nhau 1000 lần, lớn hơn đơn vị Ki-lô-mét (Km).
Yô-ta-mét => Zê-ta-mét => Ê-xa-mét => Pêtamét => Tê-ra-mét => Gi-ga-mét => Mê-ga-mét => Ki-lô-mét
Hai đơn vị liên tiếp hơn kém nhau 10 lần, nhỏ hơn Km và lớn hơn Mét (m).
Héc-tô-mét => Đề-ca-mét => Mét => Đề-xi-mét => Xen-ti-mét => Mi-li-mét
Hai đơn vị liên tiếp hơn kém nhau 1000 lần, nhỏ hơn Mét (m).
Mi-crô-mét => Na-nô-mét => Pi-cô-mét => Fem-tô-mét
Trong thiên văn học
Đơn vị thiên văn (AU) ~ 149 gi-ga-mét
Năm ánh sáng ~ 9,46 pê-ta-mét
Phút ánh sáng ~ 18 gi-ga-mét
Giây ánh sáng ~ 300 mê-ga-mét
Parsec (pc) ~ 30,8 pêtamét
Kilôparsec (kpc)
Mêgaparsec (Mpc)
Trong vật lý
Ngoài hệ thống đo lường cơ bản là km, hm, dm, m,… chúng ta còn có những đơn vị khác như:
Độ dài Planck
Bán kính Bohr
Fermi (fm) = 1 femtômét)
Angstrom (Å) = 100 picômét
Micrôn = 1 micrômét
Trong hàng hải
Trong ngành hàng hải chúng ta sẽ nghe đến đơn vị là Hải lý, 1 Hải lý = 1852 mét.
Trong hệ đo lường Anh Mỹ
Người Mỹ đại lượng họ dùng là Feet hay Foot. Feet hay Foot đều có ý nghĩa tương đương nhau. Ký hiệu theo quy ước chung của đơn vị đo chiều dài này là Ft. Ngoài ra nó còn là một đơn vị đo chiều dài được một số nước ở châu Âu, châu Mỹ, các nước Anh, Mỹ sử dụng rất phổ biến. Tại Việt Nam thì hầu như chúng ta không sử dụng đơn vị đo này.
Chúng ta có như sau:
1 feet = 0.3048 meters (m )
1 feet = 30.48 centimeters
1 feet = 304.8 millimeters
1 feet = 12 inches (inch )
Inch = 25.4 milimét
Foot = 0.3048 mét
Yard = 0.9144 mét
Dặm Anh = 1609 mét
Trong hệ đo lường cổ của Việt Nam
Ngoài các đơn vị đo độ dài phổ thông, theo quy ước của thế giới thì Việt Nam còn dùng hệ thống đo lường truyền thống: mẫu, dặm, sào, li, phân, thước, tấc. Khi tính diện tích lúa, rừng, vườn thì người dân mỗi vùng sẽ dùng đơn vị truyền thống để ước lượng. Nó hầu như là được dùng phổ biến trong nhân dân. Khi nghe hỏi” Mùa này Anh làm bao nhiêu lúa?” Chúng ta sẽ nghe câu: “3 sào”, “4 sào”,… hay “1 mẫu”,… mà ít khi nói là bao nhiêu mét hay gì. Các đơn vị này có truyền thống lâu đời được nhiều người biết và dùng.
Dặm, Mẫu, Lý, Sải,….
Thước ~ 1/3 mét
Tấc = 1/10 thước
Li = 1/10 phân
Bài tập áp dụng đơn vị đo độ dài và ứng dụng thực hành đo độ dài
Bài tập ví dụ:
Bài 1: đổi các đơn vị sau ra mét (m)
1 km = ?; 14 km = ?; 10 hm = ?; 2 dam = ?
Áp dụng bảng đo độ dài ta có:
1 km = 1000 m
14 km = 14000 m
10 hm = 1000 m
2 dam = 20 m
Bài 2: Đổi các đơn vị sau:
5000 m = ?; 100 dm = ?; 100 cm = ?; 10 mm = ?
Áp dụng bảng đo độ dài ta có kết quả:
5000 m = 5 km
100 dm = 10 m
100 cm = 1 m
10 mm = 1 cm
Bài 3: Đoạn thẳng AB dài 100 cm, CD dài 50 cm. Hỏi độ dài hai đoạn thẳng dài bao nhiêu m?
Giải: Đổi AB 100 cm = 1 m
Đổi CD 50 cm = 0,5 m
Ta có tổng hai đoạn là 1 + 0,5 = 1,5 m
Đó là những bài toán cơ bản với đơn vị tính theo hệ thống đo lường trên thế giới. Ngoài ra tại Việt Nam hiện nay, các đơn vị đo chiều dài được sử dụng phổ biến là: m, dm, cm, mm, inch. Đây đều là các đơn vị đo chiều dài theo quy ước chung của quốc tế, nằm trong hệ đơn vị (SI) Quốc tế. Dụng cụ đo độ dài là thước dây, thước thẳng.
Đơn vị đo độ dài là một kiến thức cơ bản nhất của chúng ta, hệ đo lường nói chúng và đơn vị đo độ dài nói riêng là quan trọng, thiết yếu cần cho cuộc sống. Bạn muốn xây dựng một căn nhà không thể không biết đến cần xây dựng bao nhiêu mét, hay cao bao nhiêu mét, bạn muốn đo một sợi dây không thể không biết sợi dây nào dài hay ngắn hơn,… tất cả bạn đều phải nhìn và so sánh kích thước của bất kì vật dụng nào.
Biết và có thể đổi từ đơn vị này qua đơn vị khác là cần thiết và đòi hỏi sự ghi nhớ vì rất dễ nhầm lẫn.
Từ khóa » Chiều Dài Của Cm
-
Bảng đơn Vị đo độ Dài Và Cách Thức Quy đổi Nhanh Chóng, Chính Xác
-
Danh Sách Các đơn Vị đo độ Dài Và Cách Quy đổi Chính Xác Nhất
-
Tổng Hợp Tất Cả Các Đơn Vị Đo Chiều Dài Phổ Biến Trong Toán Học
-
Giới Thiệu Về Các đơn Vị đo độ Dài Và Bảng đơn Vị đo độ Dài - Isocert
-
Đơn Vị đo Chiều Dài – Wikipedia Tiếng Việt
-
Chiều Dài – Wikipedia Tiếng Việt
-
Chuyển đổi Chiều Dài
-
Bảng đơn Vị đo độ Dài Và Cách đổi đơn Vị đo độ Dài Chính Xác 100%
-
Top 14 Chiều Dài Của Cm
-
Ký Hiệu Và Các đơn Vị đo Chiều Dài Của Mỹ - Vgbc
-
Bài 1 : Đơn Vị đo độ Dài | Vật Lý Phổ Thông (SGK
-
Cách để Đo Chiều Dài X Chiều Rộng X Chiều Cao Của Kiện Hàng
-
Đơn Vị đo độ Dài Là Gì? Tìm Hiểu Cách đo Và Bảng đơn Vị đo độ Dài