Bảng đơn Vị đo độ Dài Và Cách Học Thuộc đơn Giản, Nhanh Chóng

Đơn vị đo độ dài là kiến thức quan trọng trong bộ môn Toán học, giúp chúng ta đo lường, tính toán các khoảng cách và kích thước khác nhau. Trong bài viết này hãy cùng với chúng tôi tìm hiểu về đơn vị đo độ dài cũng như mẹo học thuộc bảng đơn vị đo độ dài lớp 3 một cách nhanh nhất nhé!

Nội dung bài viết

Toggle
  • Đơn vị đo độ dài là gì?
  • Bảng đơn vị đo độ dài toán lớp 3, 4
    • Bảng đơn vị đo độ dài tiêu chuẩn
    • Bảng đơn vị đo độ dài vuông (mét vuông)
    • Kiến thức về đơn vị đo độ dài trong chương trình toán tiểu học:
  • Cách đọc đơn vị đo độ dài chuẩn nhất
  • Cách học thuộc bảng đơn vị đo độ dài nhanh nhất
  • Mẹo đổi các đơn vị đo độ dài trong tích tắc
  • Các bài tập thực hành về đơn vị đo độ dài toán lớp 3, 4

Đơn vị đo độ dài là gì?

  • Đơn vị: là đại lượng dùng để đo, tính toán trong nhiều  lĩnh vực: toán, vật lí, hóa và các lĩnh vực khác trong đời sống.
  • Độ dài: là khoảng cách giữa hai điểm, tính từ điểm này sang điểm khác.

Như vậy, đơn vị đo độ dài là đại lượng dùng để đo khoảng cách giữa hai điểm, thông qua đó có thể so sánh độ lớn giữa các độ dài khác nhau. Một đơn vị đo chiều dài chính là một đơn vị chuẩn (thường không thay đổi theo thời gian), được dùng làm mốc so sánh về độ lớn cho mọi chiều dài khác.

Ví dụ: Quãng đường từ nhà đến trường dài 5 km thì 5 ở đây chính là độ dài còn km là đơn vị đo độ dài từ nhà tới trường.

Đơn vị đo độ dài được sử dụng phổ biến trong cuộc sống
Đơn vị đo độ dài được sử dụng phổ biến trong cuộc sống

Trong cuộc sống tùy vào từng trường hợp mà có rất nhiều thứ chúng ta cần phải đong đếm, đo lường để biết chính xác độ dài của chúng. Tuy nhiên, mỗi vật cần đo khác nhau thì đều sẽ có đại lượng đo lường phù hợp. Thông thường, trong đo độ dài thì chúng ta hay sử dụng các đơn vị quen thuộc như km, m, cm…

Có thể xác định đơn vị đo độ dài thành 3 loại như sau: đơn vị đo độ dài lớn hơn mét; mét và đơn vị đo độ dài nhỏ hơn mét. Cụ thể:

  • Các đơn vị lớn hơn mét là: ki-lô-mét (km), héc-tô-mét (hm) và đề-ca-mét (dam).
  • Các đơn vị nhỏ hơn mét là: đề-xi-mét (dm), xen-ti-mét (cm) và mi-li-mét (mm).

Bảng đơn vị đo độ dài toán lớp 3, 4

Bảng đơn vị đo độ dài chính là tổng hợp toàn bộ các đơn vị đo phổ biến hiện nay, được áp dụng trong những bài toán đo độ dài hoặc đổi đơn vị đo độ dài thông dụng. Cụ thể:

Bảng đơn vị đo độ dài tiêu chuẩn

Bảng đơn vị đo độ dài
Bảng đơn vị đo độ dài

Bảng đơn vị đo độ dài vuông (mét vuông)

Bảng đơn vị đo độ dài mét vuông
Bảng đơn vị đo độ dài mét vuông

Các con được học về bảng đơn vị đo độ dài trong chương trình toán lớp 3, lớp 4. Đối với toán lớp 5 bảng đơn vị đo độ dài là kiến thức tổng hợp và nâng cao hơn vì khi đó, các con đã ghi nhớ và thuần thục trong cách chuyển đổi đơn vị.

Kiến thức về đơn vị đo độ dài trong chương trình toán tiểu học:

Đây là thống kê và nhắc lại các nội dung kiến thức về bảng đơn vị đo lường ở các khối lớp tiểu học để phụ huynh và học sinh tiện tra cứu:

  • Bảng đơn vị đo độ dài lớp 2: làm quen với đơn vị đo độ dài là đề-xi-mét (dm) và xen-ti-mét (cm), cách đổi 2 đơn vị này trong phạm vi 100
  • Bảng đơn vị đo độ dài lớp 3: gồm đầy đủ bảng đơn vị đo độ dài gồm 7 đơn vị: km, hm, dam, m, dm, cm, mm, cách đổi các đơn vị
  • Bảng đơn vị đo độ dài lớp 4: làm quen với bảng đơn vị đo diện tích gồm 2 đơn vị: km2 (ki-lô-mét vuông), m2(mét vuông)
  • Bảng đơn vị đo độ dài lớp 5: Toán lớp 5, bảng đơn vị đo độ dài diện tích được bổ sung thêm 5 đơn vị:  hm2, dam2, dm2, cm2, mm2. Tổng hợp các bảng đơn vị đo lường và luyện tập cách đổi xuôi, ngược các loại đơn vị đo.

Trong bài viết này, chúng ta tập trung vào kiến thức về bảng đơn vị đo độ dài toán lớp 3.

Cách đọc đơn vị đo độ dài chuẩn nhất

Học và ghi nhớ các đơn vị đo độ dài cần có những kinh nghiệm và cách ghi nhớ logic nhất có thể, bởi rất dễ nhầm lẫn khi ta tiến hành đổi từ đơn vị này sang đơn vị khác. Đây là mẹo học các đơn vị đo độ dài một cách nhanh chóng, đơn giản và dễ hiểu nhất.

Sắp xếp các đơn vị đo độ dài từ lớn đến bé như sau:

  • Đơn vị đo độ dài lớn nhất là Ki-lô-mét (km).
  • Đơn vị liền sau Ki-lô-mét (km) là Héc-tô-mét (hm).
  • Đơn vị liền sau Héc-tô-mét (hm) là Đề-ca-mét (dam)
  • Đơn vị liền sau Đề-ca-mét (dam) là Mét (m).
  • Đơn vị liền sau Mét (m) là Đề-xi-mét (dm).
  • Đơn vị liền sau Đề-xi-mét (dm) là xen-ti-mét (cm)
  • Đơn vị liền sau Xen-ti-mét (cm) là Mi-li-mét (mm)

Ta được thứ tự các đơn vị như sau: km > hm > dam > m > dm > cm > mm

Xem thêm:
  • Lbs là gì? 1 Lbs bằng bao nhiêu kilogam?
  • Bảng đơn vị đo diện tích và cách quy đổi giữa các đơn vị

Cách học thuộc bảng đơn vị đo độ dài nhanh nhất

Để học thuộc bảng các đơn vị đo độ dài nhanh nhất, các bậc phụ huynh và các bé có thể sử dụng các phương pháp dưới đây:

Phương pháp 1: Phổ nhạc cho cách đọc đơn vị đo độ dài ở phía trên. Khi có giai điệu, khả năng các con ghi nhớ sẽ tăng nhanh gấp 20 lần việc học vẹt, học chay.

 âm nhạc tăng sự tập trung, kích thích não ghi nhớ nhanh gấp 20 lần bình thường
âm nhạc tăng sự tập trung, kích thích não ghi nhớ nhanh gấp 20 lần bình thường

Phương pháp 2: Chơi trò chơi: Tìm đáp án đúng. Các bậc phụ huynh viết 3 cặp đơn vị đo độ dài theo thứ tự đúng và sai, các con sẽ tìm ra đâu là phương án chính xác và sửa lại các trường hợp sai cho đúng. Với trò chơi này, các con sẽ có cảm giác mình đang được chơi, không bị căng thẳng, khi đó hứng thú hơn với việc học tập, khả năng ghi nhớ cũng tăng.

Học mà chơi - Chơi mà học
Học mà chơi – Chơi mà học

Phương pháp 3: Trong các sinh hoạt thường ngày, các bậc phụ huynh có thể hỏi các bé về độ dài các vật dụng quen thuộc trong gia đình và hướng các con chuyển đổi độ dài đó sang các đơn vị đo lường đã được học. Đây cũng là phương pháp tăng hứng thú cho các con mà nhiều gia đình đang áp dụng.

Ứng dụng kiến thức vào đời sống thực tế giúp khắc sâu kiến thức
Ứng dụng kiến thức vào đời sống thực tế giúp khắc sâu kiến thức

Mẹo đổi các đơn vị đo độ dài trong tích tắc

Khi đổi đơn vị đo độ dài từ đơn vị lớn hơn sang đơn vị bé hơn liền kề thì chúng ta chỉ cần nhân số đó với 10.

Ví dụ:

  • 1 km = 10 hm = 100 dam
  • 2 m = 20 dm = 200 cm

Khi đổi đơn vị đo độ dài từ đơn vị nhỏ hơn sang đơn vị lớn hơn liền kề thì chúng ta chỉ cần chia số đó cho 10.

Ví dụ:

  • 50 cm = 5 dm
  • 200 da = 20 hm
Cách quy đổi đơn vị đo độ dài
Cách quy đổi đơn vị đo độ dài

Tóm lại: Mỗi đơn vị đo độ dài liền kề nhau thì sẽ gấp hoặc là kém nhau 10 lần. Ví dụ:

  • Khi đổi từ 2 km sang m thì phải nhân số đó với 3 lần số 10 (2 x 10 x 10 x 10 = 2000). Như vậy: 2 km = 2 x 1000 = 2000 m.
  • Khi đổi từ 500 cm sang m thì phải chia 500 với 2 lần số 10 (10 x 10 = 100). Như vậy: 500 cm = 500 : 100 = 5 m.

Các bài tập thực hành về đơn vị đo độ dài toán lớp 3, 4

Sau đây là một số dạng toán về bảng đơn vị đo độ dài lớp 3, 4 thường gặp trong SGK, các đề thi. Phụ huynh có thể tham khảo để hướng dẫn con học hoặc cho con luyện tập theo từng dạng. 

Đây cũng là cách tốt nhất giúp trẻ củng cố lại kiến thức, nâng cao kỹ năng làm toán lớp 3, 4 về bảng đơn vị đo độ dài được tốt hơn.

Dạng 1: Đổi đơn vị đo độ dài

Dạng toán này yêu cầu các bạn học sinh phải thực hiện theo 4 bước như sau:

Bước 1: Đọc đề và hiểu rõ những gì đề bài yêu cầu

Bước 2: Nhớ lại kiến thức về bảng đơn vị đo độ dài

Bước 3: Thực hiện phép tính để quy đổi đơn vị đo

Bước 4: Kiểm tra lại và điền kết quả

Ví dụ: Yêu cầu đổi các đơn vị sau ra mét.

  1. a) 1km = ?
  2. b) 5hm = ?
  3. c) 2 dam = ?

→ Đáp án: 

  1. a) 1000 m
  2. b) 500 m
  3. c) 20 m

Dạng 2: Điền số thích hợp vào chỗ trống

Ví dụ: Cho những phép tính cộng độ dài sau đây, yêu cầu điền vào chỗ trống.

3m 2dm = …….. dm

3m 2cm = ………. cm

3m 4dm = …….. dm

3m 4cm =  ………. cm

4m 7dm = ………. dm

4m 7cm = ………. cm

→ Đáp án: 

3m 2dm = 32dm

3m 2cm = 300cm + 2cm= 302 cm

3m 4dm = 30dm + 4dm = 34dm

3m 4cm = 300cm + 4cm = 304cm

4m 7dm = 40dm + 7dm = 47dm

4m 7cm = 400m + 7 cm = 407cm

Ví dụ: Tính và điền kết của đúng vào chỗ chấm

8dam + 5 dam = ……………….

57hm – 25hm = ……………….

12km  × 4 = ……………….

8dam + 5 dam = ……………….

27mm : 3 = ……………….

→ Đáp án: 

8dam + 5 dam = 13 dam

57hm – 25hm =  32dam

12km  × 4 = 48km

8dam + 5 dam =  13dam

27mm : 3 = 9mm

Ví dụ: Điền dấu >, <, = vào chỗ chấm :

6m 3cm  ….  7m

6m 3cm  ….   6m

6m 3cm  ….  630cm

6m 3cm  ….  603cm

→ Đáp án: 

6m 3cm  <  7m (vì 603cm <700cm)

6m 3cm  >   6m (vì 603cm >600cm)

6m 3cm  <  630cm (vì 603cm<630cm)

6m 3cm  =  603cm (vì 603cm=603cm)

Dạng 3: Bài toán rút về đơn vị

Ví dụ: Tùng di chuyển 4 km hết khoảng thời gian là 240 phút. Hỏi Tùng di chuyển 3 km sẽ hết bao nhiêu thời gian?

→ Đáp án:

1 km Tùng di chuyển trong số phút là: 240/4 = 60 phút.

Vậy, 3 km Tùng di chuyển trong số phút là: 60 x 3 = 180 phút.

Ví dụ: Một tấm vải dài 6m, người ta lấy ra 4dm để may túi. Hỏi tấm vải còn lại bao nhiêu đề-xi-mét(dm)?

→  Đáp án: 

Ta đổi: 6m = 60dm.

Như vậy tấm vải còn lại số đề-xi-mét (dm) là: 60 – 4=54 (dm).

Vậy tấm vải còn 54dm vải.

Dạng 4: So sánh phép tính với đơn vị đo độ dài

Đầu tiên các bạn vẫn thực hiện phép tính giống như bình thường. Sau đó, tiến hành so sánh xem kết quả cuối cùng với nhau.

Ví dụ: Trong 2 tiếng đồng hồ, Long di chuyển được 10 km. Cũng trong thời gian đó, Quyền di chuyển được 5 km. Hỏi trong một giờ ai là người di chuyển được nhiều hơn?

→ Đáp án: 

Trong một giờ Long di chuyển được số km là: 10/2 = 5 (km)

Trong một giờ Quyền di chuyển được số km là: 5/2 = 2.5 (km)

Như vậy trong một giờ Long di chuyển được nhiều hơn Quyền.

Trên đây là toàn bộ thông tin đầy đủ về các đơn vị đo độ dài mà các bé được trong trong chương trình tiểu học, tập trung chủ yếu ở chương trình toán lớp 3.

Bên cạnh kiến thức về các đơn vị đo độ dài, các con còn học thêm nhiều kiến thức khác về đơn vị đo thời gian, đơn vị đo khối lượng, đơn vị đo thể tích ở chương trình toán lớp 3,4,5. Các bậc phụ huynh có thể vận dụng các phương pháp học hiệu quả từ bài viết này tương tự cho các đơn vị đo lường khác. Chúc quý vị phụ huynh và các bé có những giờ học vui vẻ và hiệu quả.

Xem thêm:
  • Độ C là gì? Cách chuyển đổi từ độ C sang độ F, độ K và ngược lại
  • MPa là gì? Quy đổi MPa sang các đơn vị áp suất Pa, bar, kg/cm2

Từ khóa » đại Lượng Km