Bảng Đơn Vị Đo Độ Dài Và Cách Học Thuộc Nhanh Nhất Cho Trẻ

Sau đây Might Math sẽ giới thiệu cho bạn đầy đủ và chi tiết nhất về bảng đơn vị đo độ dài phổ biến hiện nay để giúp các bé dễ dàng học môn Toán hơn. Đặc biệt là với các bé ở tầm 3-4 tuổi thì khả năng ghi nhớ các đơn vị đo lường còn chưa thành thạo, rất dễ nhầm lẫn các đơn vị đo với nhau vì kí hiệu của chúng khá giống nhau. Đừng lo lắng chúng tôi sẽ chia sẻ cho trẻ một số mẹo học thuộc bảng đơn vị đo độ dài nhanh chóng và đơn giản nhất để bé có thể dễ dàng đổi đơn vị đo lường trong nháy mắt.

1. Đơn vị đo độ dài là gì?

Đơn vị đo độ dài hiểu đơn giản nhất đó là đại lượng dùng để đo khoảng cách giữa 2 điểm với nhau, thông qua đó bạn có thể so sánh độ dài với các độ dài khác nhau.

BẢNG ĐƠN VỊ ĐO ĐỘ DÀI

Lớn Hơn Mét

Mét

Bé Hơn Mét

Km

Hm

dam

m

dm

cm

mm

1 Km

1 Hm

1 dam

1 m

1 dm

1 cm

1 mm

= 10 hm

= 10 dam

= 10 m

= 10 dm

= 10 cm

= 10 mm

 

= 1000 m

= 100 m

 

= 100 cm

= 100 mm

   
     

= 1000mm

     

Một đơn vị đo chiều dài sẽ là đơn vị chuẩn không thay đổi theo thời gian được dùng để làm cột mốc so sánh về độ lớn cho mọi chiều dài khác.

2. Bảng đơn vị đo độ dài

Bảng đơn vị đo độ dài là tổng hợp toàn bộ các đơn vị đo phổ biến hiện nay được áp dụng trong các bài toán đo độ dài, đổi đơn vị đo độ dài thông dụng hiện nay,  bao gồm nhiều đơn vị đo khác nhau như: bảng đổi đơn vị km, bảng đổi đơn vị m,….

>> Xem Thêm: Bảng Đơn Vị Đo Thể Tích

3 Cách đọc và thuộc nhanh bảng đơn vị đo độ dài cho bé

Để đọc và có thể ghi nhớ các đơn vị đo độ dài sẽ cần phải có những mẹ đọc và học thuộc nhanh chóng giúp bé dễ dàng nhớ kiến thức để có thể đổi từ đơn vị sang đơn vị khác dễ dàng.

 

3.1 Cách đọc đơn vị đo độ dài

Hãy sắp xếp các đơn vị đo theo đúng thứ tự từ lớn đến bé để trẻ dễ dàng đọc được nhanh chóng.

  • Đơn vị đo độ dài lớn nhất là Kilômét (km).
  • Đơn vị liền sau Kilômét (km) là Héctômét (hm).
  • Đơn vị liền sau Héctômét (hm) là Đềcamét (dam)
  • Đơn vị liền sau Đềcamét (dam) là Mét (m).
  • Đơn vị liền sau Mét (m) là Đềximét (dm).
  • Đơn vị liền sau Đềximét (dm) là Centimét (cm)
  • Đơn vị liền sau Centimét (cm) là Milimét (mm)

Cuối cùng là thứ tự sắp xếp các đơn vị như sau: km > hm > dam > m > dm > cm > mm.

3.2 Cách học thuộc đơn vị đo độ dài nhanh nhất

Để học thuộc bảng dễ dàng bảng các đơn vị đo độ dài nhanh chóng, các bậc phụ huynh và các con có thể sử dụng 3 cách sau đây để ghi nhớ dễ nhất nhé.

Cách 1: Phổ nhạc cho cách đọc đơn vị đo độ dài

Biến các giai điệu vui nhộn của âm nhạc thành phương pháp học tập đo độ dài cho bé. Vừa giúp trẻ vui vẻ mà còn gia tăng sự tập trung, kích thích não ghi nhớ bài học thay vì học vẹt, học thuộc lòng.

Cách 2: Chơi các trò chơi

Hãy cho bé tham gia các trò chơi tìm án đúng chính xác bằng cách phụ huynh viết các con số độ dài theo thứ tự trong đó có cả đáp án đúng và sai. Sau đó con sẽ tìm ra phương án chính xác và sửa lại câu trả lời. Nếu bé đoán đúng hết sẽ được phần thưởng nhỏ. Đây được đánh giá là cách học đơn vị đo độ dài vừa chơi mà học mang đến cho trẻ không gian vui vẻ và thoải mái nhất. Tạo cho bé hứng thú học tập tốt hơn, gia tăng khả năng ghi nhớ kiến thức.

Cách 3: Học ở trong cuộc sống hàng ngày

Cách học thuộc đơn vị đo độ dài nhanh nhất

Bậc phụ huynh có thể hỏi bé về độ dài các độ vật trong gia đình mình và từ đó hướng con chuyển đổi các đơn vị độ dài đó sang đơn vị đo lường được học. Phương pháp này sẽ mang lại sự hứng thú, tăng hiệu quả và giúp con ghi nhớ tốt hơn.

>> Xem Thêm: Cách Tính Diện Tích Xung Quanh Của Hình Lập Phương

4. 2 mẹo quy đổi nhanh các đơn vị đo độ dài

Để có thể đổi nhanh các đơn vị đo độ dài với nhau nhanh chóng, chúng ta có thể áp dụng một số mẹo sau để tính toán dễ dàng hơn nhé. Đặc biệt bạn cần lưu ý là trong bảng đơn vị đo độ dài thì mỗi đơn vị gấp nhau 10 lần đơn vị liền sau và mỗi đơn vị bằng 1/10 đơn vị liền trước.

 Bên cạnh đó bạn sẽ áp dụng thêm 2 mẹo sau để chuyển đổi đơn vị đo độ dài nhanh chóng và dễ dàng hơn.

Mẹo 1: Khi đổi đơn vị lớn hơn sang đơn vị bé hơn liền kề nhau thì bạn chỉ cần nhân số đó với 10 là được.

Ví dụ 1:

2m = 2 x10 = 20dm

2dm = 2 x 10= 20 cm

2m = 2 x 10 x 10 = 200cm

Từ đó có thể thấy dễ dàng rằng 2m = 20dm = 200cm

Ví dụ 2:

1km = 1 x 10= 10hm

1hm = 1 x 10 = 10 dam

1km= 1 x10 x 10 = 100dam

Từ đó sẽ thấy 1km = 10hm = 100dam

Mẹo 2: Khi đổi từ đơn vị bé hơn sang đơn vị lớn hơn liền kề ta chỉ cần chia số đó cho 10 là được.

Ví dụ: 100cm = 100 / 10 = 10 dm

5. Một số bài tập quy đổi đơn vị đo độ dài cho bé

Dưới đây chúng tôi sẽ giới thiệu cho bé một số bài tập thực hành quy đổi đơn vị đo độ dài thường gặp và phổ biến nhất hiện nay. Cha mẹ có thể tham khảo để áp dụng cho bé vận dụng làm tại nhà.

Bài 1: Đổi đơn vị đo độ dài

Điền số thích hợp vào chỗ trống dưới đây

5m 2cm = ………. cm

2m 7dm = ………. dm

4dm5cm=………. cm

6m2dm= ………. cm

Đáp án:

5m 2cm = 500cm + 2 cm = 502cm

2m 7dm = 20dm + 7dm= 27dm

4dm5cm= 40cm + 5 cm= 45 cm

6m2dm= 600cm+ 20cm= 620cm

Bài 2: Thực hiện phép tính toán đơn vị đo độ dài

Tính các phép toán sau

10dam + 6dam = ……………….

29hm – 23 hm = ……………….

11km × 4 = ……………….

9dam + 2dam = ……………….

27mm / 3 = ……………….

Đáp án:

10 dam + 6dam = 16dam

29hm – 23 hm = 6 dam

11km × 4 = 44km

9dam + 2dam = 11 dam

27mm / 3 = 9mm

Bài 3: So sánh các đơn vị đo

Hãy điền các dấu “>, <, =” vào chỗ chấm:

5m 3cm…….8m

7m 3cm…….7 m

4m 3cm…….430cm

8m 3cm…….803cm

Đáp án:

5m 3cm < 6m (vì 530cm<600cm)

7m 3cm > 7 m (vì 730cm>700cm)

4m 3cm = 430cm (vì 430cm=430cm)

8m 3cm > 803cm (830cm>803cm)

Trên đây là toàn bộ thông tin đầy đủ về bảng đơn vị đo độ dài và cách học thuộc nhanh nhất giúp trẻ dễ dàng nắm được kiến thức về cách đo, cách tính các đơn vị khối lượng, thể tích hay gặp ở các chương trình toán học tiểu học. Các bậc phụ huynh cũng có thể vận dụng các phương học trên để vận dụng vào các đơn vị đo lường khác giúp con có những giờ học vui vẻ và hiệu quả nhất.

Từ khóa » đơn Vị đo độ Dài Cm