Bảng đơn Vị đo độ Dài Và Cách Quy đổi đơn Vị Chính Xác Nhất

Ở lớp 3 các em học sinh sẽ được làm quen với các đơn vị đo độ dài, đây là một kiến thức khá mới mẻ. Tuy nhiên ở lứa tuổi này khả năng nhớ được hết tất cả các đơn vị đo độ dài là điều rất khó, bởi vì ký hiệu của chúng tương đối giống nhau. Bài viết này chính là để giúp các em học sinh cũng như các bậc phụ huynh hệ thống lại cũng như biết được cách học thuộc bảng đơn vị đo độ dài nhanh nhất. Hãy cùng theo dõi nhé.

Tìm hiểu về bảng đơn vị đo độ dài

Thế nào là đơn vị đo độ dài?

– Đơn vị là đại lượng dùng để so sánh, tính toán trong nhiều lĩnh vực như toán học, vật lý, hóa học… cũng như các lĩnh vực khác trong đời sống.

– Độ dài là khoảng cách tính từ một điểm đến điểm khác, chúng là tập hợp những điểm xếp liên tiếp với nhau.

– Đơn vị đo độ dài chính là đại lượng dùng để đo khoảng cách từ điểm này đến điểm kia, qua đó ta có thể so sánh độ lớn của các độ dài khác nhau.

Sẽ có một đơn vị đo độ dài chuẩn để làm mốc so sánh về độ lớn cho các đơn vị đo độ dài khác.

Đơn vị đo lường quan trọng nhất là đơn vị đo chiều dài: 1 mét đã từng được định nghĩa là 1/10.000.000 của khoảng cách từ cực tới xích đạo.

Bảng đơn vị đo độ dài là gì?

Bảng đơn vị đo độ dài là kiến thức cơ bản cần biết để có thể thực hiện các bài toán đo độ dài cũng như là đổi đơn vị đo độ dài nhanh nhất. Bảng sẽ gồm những đơn vị đo độ dài phổ thông nhất được nhiều người sử dụng.

 Km  Hm  Dam  M  Dm  Cm  mm
 1  10  100  1.000  10.000  100.000  1.000.000
 1/10  1  10  100  1.000  10.000  100.000
 1/100  1/10  1  10  100  1.000  10.000
 1/1.000  1/100  1/10  1  10  100  1.000
 1/10.000  1/1.000  1/100  1/10  1  10  100
 1/100.000  1/10.000  1/1.000  1/100  1/10  1  10

Cụ thể chi tiết hơn:

Lớn hơn Mét Mét Nhỏ hơn Mét
 km  hm  dam  m  dm cm  mm 
 1km =10hm =1000m  1hm =10dam =100m  1dam =10m  1m =10dm =100cm =1000mm  1dm =10cn =100mm  1cm =10mm  1mm

Cách ghi nhớ bảng đơn vị đo độ dài nhanh nhất

Để có thể ghi nhớ bảng các đơn vị đo độ dài nhanh nhất, các bậc phụ huynh và học sinh có thể tham khảo những phương pháp dưới đây:

Phương pháp 1: Đọc các đơn vị đo độ dài theo giai điệu. Khi ngân nga theo bài hát, khả năng các em học sinh ghi nhớ sẽ nhanh hơn rất nhiều (hiệu quả gấp 20 lần) so với việc học vẹt.

Phổ nhạc cho bảng đơn vị đo độ dài

Phương pháp 2: Chơi trò chơi trí nhớ, tìm đáp án đúng. Các phụ huynh viết 3 cặp đơn vị đo độ dài, sau đó học sinh sẽ tìm ra đâu là phương án chính xác và sửa lại các trường hợp viết sai cho đúng. Khi tham gia trò chơi này, các em sẽ có cảm giác mình đang được chơi chứ không phải học, không bị căng thẳng, hứng thú hơn với việc học tập, nâng cao khả năng ghi nhớ.

Phương pháp 3: Trong các sinh hoạt thường ngày, phụ huynh có thể hỏi các em về độ dài các vật dụng quen thuộc trong gia đình . Và hãy gợi ý cho con chuyển đổi độ dài đó sang các đơn vị đo độ dài đã được học. Hiện nay nhiều gia đình đang áp dụng phương pháp này khá thành công.

Một vài mẹo chuyển đổi các đơn vị đo độ dài

Ta thấy trong bảng đơn vị đo độ dài: Mỗi đơn vị đứng trước gấp 10 lần đơn vị liền sau. Mỗi đơn vị liền sau thì sẽ bằng 1/10 đơn vị liền trước.

Cách đổi đơn vị đo độ dài
Cách đổi đơn vị đo độ dài

Vậy có thể áp dụng những quy tắc sau để chuyển đổi:

Quy tắc 1:  Khi đổi từ đơn vị lớn hơn sang đơn vị nhỏ hơn liền kề, thì nhân số đó với 10.

Ví dụ:

– 1 mét = 1 x 10 = 10 đề xi mét

– 1 mét = 1 x 100 = 100 xăng ti mét

Ta có: 1 mét = 10 đề xi mét = 100 xăng ti mét

Hay ví dụ khác: 1 ki lô mét= 10 héc tô mét = 100 đề ca mét

Xem thêm: Bảng đơn vị đo thời gian và mẹo quy đổi đơn vị thời gian dễ nhất

Quy tắc 2: Muốn đổi từ đơn vị bé (nhỏ hơn) sang đơn vị lớn hơn liền kề, thì chia số đó cho 10.

Ví dụ:

50 xăng ti mét = 50 : 10 = 5 đề xi mét

20 đề xi mét = 20 : 10 = 2 mét

80 đề ca mét = 80 : 10 = 8 héc tô mét

Bài tập ví dụ về đơn vị độ dài

Bài tập ứng dụng kiến thức về đơn vị đo độ dài lớp 3

Dạng 1: Điền số vào chỗ trống (theo mẫu):

Cách làm :

4m 3dm = 40dm + 3dm = 43dm

4m 3cm = 400cm + 3cm = 403cm

Mẫu :  4m 3dm = 43dm

4m 3cm = ………. cm

5m 8dm = ………. dm

5m 8cm = ………. cm

Đáp án:

4m 3cm = 400cm + 3cm= 403 cm

5m 8dm = 50dm + 8dm = 58dm

5m 8cm = 500m + 8cm = 508cm

Dạng 2: Tính tổng:

9 dam + 6 dam = ……

57 hm – 25 hm = ……

12 km  × 4 = ……

8 dam + 5 dam = ……

27 mm : 3 = ……

Đáp án:

9 dam + 6 dam = 15 dam

57 hm – 25 hm =  32 dam

12 km  × 4 = 48 km

8 dam + 5 dam =  13 dam

27 mm : 3 = 9 mm

Dạng 3: Điền dấu >, <, = vào chỗ trống:

6 m 3 cm  ….  7 m

6 m 3 cm  ….   6 m

6 m 3 cm  ….  630 cm

6 m 3 cm  ….  603 cm

Đáp án:

6 m 3 cm  <  7 m (vì 603 cm < 700 cm)

6 m 3 cm  >   6 m (vì 603 cm > 600 cm)

6 m 3 cm  <  630 cm (vì 603 cm < 630 cm)

6 m 3 cm  =  603 cm (vì 603 cm = 603 cm)

Trên đây là kiến thức về đơn vị đo độ dài mà các học sinh được học trong chương trình lớp 1. Những kiến thức về đơn vị đo độ dài rất quan trọng, thiết yếu đối với cuộc sống hàng ngày.

Bên cạnh kiến thức về các đơn vị đo độ dài, trong chương trình môn toán các em còn học thêm nhiều kiến thức khác về đơn vị đo thời gian, đơn vị đo khối lượng, đơn vị đo thể tích ở chương trình toán tiểu học. Các vị phụ huynh cũng có thể áp dụng các phương pháp học hiệu quả từ bài viết này cho các đơn vị đo lường khác. Chúc quý vị phụ huynh và các em học sinh có những giờ học vui vẻ và hiệu quả.

Từ khóa » Bảng Cm