Bảng đơn Vị đo Khối Lượng Chi Tiết Và Cách Quy đổi đơn Vị - Time-daily

5/5 - (1 bình chọn)

Hẳn các bạn đã từng nghe tới các thuật ngữ như tấn, tạ, yến, kilogam… trong cuộc sống hằng ngày rồi đúng không nào? Đấy đều là những khái niệm để đo lường khối lượng, trọng lượng nặng nhẹ của một vật bất kì. Và những khái niệm này đã được học trong cấp học phổ thông. Để nắm được các đơn vị đo khối lượng thì hãy đến với kiến thức dưới đây nhé! Chúng tôi sẽ nhắc lại và cập nhập cho ban về bảng đơn vị đo khối lượng chi tiết và cách quy đổi đơn vị đó một cách chính xác nhất.

don-vi-do-khoi-luong

Contents

Khái niệm về đơn vị đo khối lượng

  • Đơn vị là gì?

Đơn vị là một đại lượng dùng để đo lường. Thường được sử dụng nhiều trong các môn học như toán học, hóa học, vật lý….và cả áp dụng cả trong cuộc sống hằng ngày xung quanh chúng ta.

Ví dụ: Đơn vị đo khối lượng như tấn, tạ, kilogam.. Đơn vị đo chiều dài như mét, cm, mm… Đơn vị thể tích mét khối, lít, decilit, centilit…

  • Khối lượng là gì?

Khối lượng là lượng chất chứa trong vật mà ta có thể cân đo đong đếm được. Thường để tính khối lượng của một vật thì sẽ được đo bằng cân. 

  • Đơn vị đo khối lượng là gì?

Đơn vị đo khối lượng chính là đơn vị dùng để miêu tả, tính toán, cân ra một vật cụ thể nào đó. Nhờ vậy mà chúng ta có thể biết rõ trọng lượng, cân nặng của vật đó là bao nhiêu  và đơn vị đo khối lượng sẽ làm nhiệm vụ miêu tả cho ta hiểu được điều đó.

Ví dụ: 

Trọng lượng cân nặng của cơ thể con người là 45kg (kilogam). Ta dùng đơn vị đo khối lượng là kilogam để miêu ta cân nặng.

Trọng lượng của một tảng đá lớn là 1 tấn. Ta dùng đơn vị đo khối lượng là “tấn” để miêu tả trọng lượng của tảng đá đó.

cac-don-vi-do-khoi-luong

Các đơn vị đo khối lượng

Các đơn vị đo khối lượng thông dụng hiện nay thường thấy là Tấn, tạ, yến, kilogam, hectogam, decagam, gam. Cụ thể là: 

  • Đơn vị đo khối lượng Tấn – Viết là “Tấn” và ghi sau số khối lượng.
  • Đơn vị đo khối lượng Tạ – Viết là “Tạ” và ghi sau số khối lượng.
  • Đơn vị đo khối lượng Yến – Viết là “Yến” và ghi sau số khối lượng.
  • Đơn vị đo khối lượng Kilogam – Viết kí hiệu là “kg” và ghi sau số khối lượng. Đơn vị này còn được gọi là “cân” (theo cách gọi của người Việt). Tức 1 kg = 1 cân.
  • Đơn vị đo khối lượng Hectogam – Viết kí hiệu là “hg và ghi sau số khối lượng.
  • Đơn vị đo khối lượng Decagam – Viết kí hiệu  là “dag” và ghi sau số khối lượng.
  • Đơn vị đo khối lượng Gam – Viết kí hiệu là “g” và ghi sau số khối lượng.

Trong đó: Tấn, tạ, Yến là các đơn vị đo khối lượng lớn hơn Kg (kilogam), còn hectogam, decagam, gam là các đơn vị đo khối lượng nhỏ hơn kg.

Ngoài ra còn có một số đơn vị tính khối lượng khác như: Pound, ounce, Carat. Trong đó:

  • 1 pound = 0.45359237 kilograms = 453.59237 grams
  • 1 ounce =0.0283495231 kilograms = 28.3495231 grams
  • 1 carat = 0.0002 kilograms = 0.2 grams (Thường được dùng đo trọng lượng của đá quý, kim cương)

Bảng đơn vị đo khối lượng

Để có thể giải được các dạng bài tập về việc đổi các đơn vị đo khối lượng thì các bạn có thể áp dụng theo bảng đo khối lượng như sau:

Bảng đơn vị đo khối lượng 
Đơn vị lớn hơn kilogam Kilogam Đơn vị nhỏ hơn kilogam
Tấn Tạ Yến Kg hg dag g
1 tấn 1 tạ 1 yến 1 kg 1 hg 1 dag 1 g
= 10 tạ = 10 yến = 10 kg = 10 hg = 10 dag = 10 g  
= 1000 kg = 100 kg = 10000g = 1000 kg = 100 g  

Trong đó các đơn vị đo khối lượng được sắp xếp theo thứ tự từ lớn đến bé là:  Tấn – tạ – yến – kg- hg – dag – g

Cách quy đổi các đơn vị đo khối lượng

Để có thể chuyển đổi các đơn vị đo khối lượng một cách nhanh chóng và chính xác nhất thì các bạn cần nắm các quy tắc như sau:

  • Mỗi đơn vị đo sẽ lớn gấp 10 lần so với đơn vị đứng liền kề sau nó. 

Ví dụ: 1kg = 10hg, 1 tạ = 10 yến, 1 tấn = 10 tạ = 100 yến =1000kg

  • Đơn vị bé hơn sẽ bằng 1/10 đơn vị đứng liền kề trước nó.

Ví dụ: 1 tạ = 1/10 tấn, 1 yến = 1/10 ta, 1kg= 1/10 yến.

  • Khi đổi từ đơn vị đo lớn sang đơn vị đo nhỏ liền kề thì chỉ cần nhân số đó với 10

Ví dụ: 3kg = bao nhiêu hg? => Lời giải: 3kg = 3×10=30hg

  • Khi đổi từ đơn vị đo nhỏ sang đơn vị đo lớn liền kề thì chỉ cần chia số đó với 10

Ví dụ: 20 yến = bao nhiêu tạ? => Lời giải: 20 yến = 20/10 =2 tạ

bang-don-vi-do-khoi-luong

Lưu ý khi chuyển đổi các đơn vị đo khối lượng

  • Khi đổi các đơn vị với nhau thì cần nhớ vị trí sắp xếp thứ tự của chúng để tránh việc bị nhầm lẫn các đơn vị liền kề trước và sau.
  • Khi đổi đơn vị nếu ra kết quả có thừa số quá dài thì có thể viết rút gọn tối thiểu 3 số sau dấu phẩy của thừa số đó.
  • Nên dùng máy tính để dễ dàng chuyển đổi chính xác và tránh sai số.

Kết luận

Trên đây chúng tôi đã giới thiệu cho bạn về các đơn vị đo khối lượng thường được sử dụng trong học tập và cuộc sống quanh chúng ta. Hãy dựa vào bảng đơn vị đo khối lượng để có thể giải được các bài tập được tốt nhất nhé. Chúc các bạn có thêm nhiều kiến thức bổ ích cho bản thân.

Từ khóa » Don Vi Tinh Kg